Đền Garni
Đền Garni - ngôi đền lâu đời và được lưu giữ tốt nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc gây dựng đất nước Armenia. Ngôi đền nằm ở rìa của vách đá hình tam giác độc đáo và là một phần của pháo đài Garni. Ngôi đền Garni ở Armenia được xây dựng bởi Vua Armenian Trdates I vào thế kỷ I sau công nguyên để dành riêng cho Helios, vị thần mặt trời của La mã. Đền được xây dựng mang đậm nét kiến trúc Hy Lạp cổ đại - kiểu cột Doric. Trên bục cao, một tòa nhà hình chữ nhật xuất hiện, với 6 cột đá ở bên ngắn và 8 cột bên dài, bánh xe nước hình tam giác với phù điêu trang trí như đền Parthenon thu nhỏ. 24 cột đá tượng trưng cho 24 giờ trong ngày. Tuy nhiên, các cột đá bazan ở đây sẫm màu hơn các cột đá cẩm thạch trắng ở Hy Lạp. Năm 1679, một trận động đất đã phá hủy hoàn toàn ngôi đền La Mã cổ đại và nó nằm trong đống đổ nát cho đến khi xây dựng lại vào những năm 1970.
Ngôi đền nằm trong thành Garni bất khả xâm phạm với hẻm núi đá như một rào cản tự nhiên ở 3 bên và các bức tường với 14 tòa tháp vuông bảo vệ con đường duy nhất để vào pháo đài. Tường pháo đài được xây dựng bằng các khối đá bazan khổng lồ màu xanh, chiều dài tháp hơn 310m, chiều dày 2m. Nhiều du khách và các nhà khoa học đến đây đều bày tỏ sự ngưỡng mộ các kiến trúc sư cổ đại. Ngôi đền là một trong những kiến trúc cổ được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đền xây theo thức cột Ionia, đây là kiến trúc và biểu tượng nổi bật nhất của đất nước Armenia thời tiền Kitô giáo. Kiến trúc này có lẽ do vua Tiridates I xây dựng vào thế kỷ I để làm đền thờ cho thần mặt trời Mihr. Sau quá trình Kitô hoá Armenia vào đầu thế kỷ IV, nó trở thành nhà nghỉ hoàng gia cho Khosrovidukht, chị vua Tiridates III.