Đoạn văn nghị luận về lòng biết ơn (Bài số 8)

Lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng, đó không chỉ là truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, mà bản thân mỗi người phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn còn được thể hiện trong cuộc sống đời thường. Một lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Mang về những điểm mười, những lời khen để dành tặng cha mẹ là ta đã biết tỏ lòng biết ơn đến sự nuôi dưỡng giáo dục của cha mẹ thầy cô. Khi lớn lên, trưởng thành, bổn phận của con cái là phải biết chăm sóc cha mẹ lúc về già, ốm đau bệnh tật. Hay việc có thể trở thành những con người thành công, có công ăn việc làm ổn định là ta cũng cần biết ơn đến công sức truyền dạy của thầy cô. Thật vậy, ngay cả bát cơm ta ăn, chiếc áo ta mặc hàng ngày, ta cũng cần phải biết trân trọng, gìn giữ bởi công sức của những người làm ra đó thật sự rất vất vả, trải qua nhiều công đoạn mới làm nên được một sản phẩm hoàn chỉnh. Bởi vì tầm quan trọng của lòng biết ơn, giúp mọi người trở nên tốt đẹp hơn, biết cách chia sẻ giúp đỡ khi cần. Vì thế ông bà ta đã thông qua rất nhiều các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ để truyền tải, thúc đẩy tinh thần biết ơn mọi người như câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” / “con ơi ghi nhớ lời này / công cha nghĩa mẹ ơn thầy chớ quên”. Việc chúng ta biết tỏ lòng biết ơn giúp gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp, làm cho đất nước, con người có cuộc sống hạnh phúc, nhân ái hơn.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy