Giày Sen (Trung Quốc)
Giày sen là loại giày mà phụ nữ ở Trung Quốc thưở xưa hay đi bằng cách “buộc” chân trông giống như một nụ hoa sen. Những đôi giày này được thiết kế rất tinh tế, làm từ bông hoặc tơ tằm, và rất nhỏ xinh, có thể để vừa trong lòng bàn tay. Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Đó là có 1 con cáo ngụy trang thành hoàng hậu, muốn trở thành người nên con cáo này đã ngụy trang, giấu đôi chân của mình bằng cách bó chặt chân và đi giày. Tuy nhiên, giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về 1 cung phi Triệu Phi Yến của Hán Thành Đế. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim Liên Tam Thốn" (Gót Sen Ba Tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.
Giày sen xuất hiện vào thế kỉ thứ 10 tức thời đại cai trị của nhà Hán, đây là đôi giày nhằm thu gọn đôi chân của phụ nữ. Lúc bấy giờ người ta quan niệm rằng người phụ nữ đẹp phải có đôi chân nhỏ, chính vì vậy đôi giày Sen ra đời. Đôi giày này có dạng như một cái bát, dáng con và đế xuồng thường được làm bằng da để bó thật chặt bàn và gót chân. Giày Sen kiểu này có mặt nhiều ở phía Bắc Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh xưa. Còn ở vùng phía Nam như Quảng Đông thì giày này thường được làm bằng lụa đen hay vải cotton, đế bằng phẳng hơn. Đôi giày Sen này có kích cỡ rất nhỏ, hầu hết phụ nữ thời đại này đều phải bó xương chân lại mới có thể đeo vừa. tục lệ này khiến cho những người phụ nữ xưa có đôi chân nhỏ nhưng phải chịu rất nhiều đau đớn và khó khăn trong đi lại sinh hoạt. Rất may là đến nay, tục lệ này không còn nữa.