Top 5 Đôi giày truyền thống độc đáo nhất Thế giới
Giày là phụ kiện vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, xã hội ngày càng phát triển, ngành thời trang và công nghiệp sản xuất giày rộng mở, những đôi ... xem thêm...giày đã mang trong mình những kiểu dáng mới, được biến tấu vô cùng phong cách. Từ xa xưa, sự sáng tạo táo bạo của con người đã được thể hiện rõ nét qua những đôi giày có thiết kế "không đụng hàng" và đã trở thành biểu tượng cho nét văn hóa đặc sắc ở mỗi đất nước. Bạn đã biết về những đôi giày truyền thống nào? Hãy cùng Toplist tìm hiểu về những đôi giày truyền thống độc đáo nhất Thế giới qua bài viết dưới đây nhé! Mời bạn đọc cùng theo dõi.
-
Giày Sen (Trung Quốc)
Giày sen là loại giày mà phụ nữ ở Trung Quốc thưở xưa hay đi bằng cách “buộc” chân trông giống như một nụ hoa sen. Những đôi giày này được thiết kế rất tinh tế, làm từ bông hoặc tơ tằm, và rất nhỏ xinh, có thể để vừa trong lòng bàn tay. Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Đó là có 1 con cáo ngụy trang thành hoàng hậu, muốn trở thành người nên con cáo này đã ngụy trang, giấu đôi chân của mình bằng cách bó chặt chân và đi giày. Tuy nhiên, giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về 1 cung phi Triệu Phi Yến của Hán Thành Đế. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim Liên Tam Thốn" (Gót Sen Ba Tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.
Giày sen xuất hiện vào thế kỉ thứ 10 tức thời đại cai trị của nhà Hán, đây là đôi giày nhằm thu gọn đôi chân của phụ nữ. Lúc bấy giờ người ta quan niệm rằng người phụ nữ đẹp phải có đôi chân nhỏ, chính vì vậy đôi giày Sen ra đời. Đôi giày này có dạng như một cái bát, dáng con và đế xuồng thường được làm bằng da để bó thật chặt bàn và gót chân. Giày Sen kiểu này có mặt nhiều ở phía Bắc Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh xưa. Còn ở vùng phía Nam như Quảng Đông thì giày này thường được làm bằng lụa đen hay vải cotton, đế bằng phẳng hơn. Đôi giày Sen này có kích cỡ rất nhỏ, hầu hết phụ nữ thời đại này đều phải bó xương chân lại mới có thể đeo vừa. tục lệ này khiến cho những người phụ nữ xưa có đôi chân nhỏ nhưng phải chịu rất nhiều đau đớn và khó khăn trong đi lại sinh hoạt. Rất may là đến nay, tục lệ này không còn nữa.
-
Giày cô dâu bằng gỗ (Pháp) - Giày gỗ (Hà Lan)
Đôi giày truyền thống độc đáo này được dùng phổ biến trong các lễ cưới ở Pháp vào thế kỉ thứ 19. Quê hương của đôi giày này là thung lũng Bethmale, phía Nam thành phố Saint Girons ở quận Ariege. Hình dáng của chúng vô cùng độc đáo, bởi đế làm bằng gỗ và có phần mũi nhọn hoắt hướng lên trên. Theo phong tục, những người đàn ông thường tặng cho vợ sắp cưới của mình những đôi giày này trong ngày lễ trọng đại và giày có mũi càng nhọn thì chứng tỏ tình yêu của anh ta dành cho vợ càng sâu sắc.
Bên cạnh đó là đôi giày gỗ Hà Lan, giày gỗ Hà Lan hay guốc gỗ Hà Lan còn có tên gọi khác là Clogs. Vốn là một quốc gia có điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt với mùa đông giá rét, độ ẩm cao, người nông dân phải tìm ra cách để có thể chống chọi với thời tiết trong điều kiện thiếu thốn. Họ khoét rộng miếng gỗ, tạo thành một cái đế chắc chắn, phần mũi được chuốt vểnh lên như chiếc thuyền, trong lòng guốc thêm rơm nên đi vào vừa êm vừa ấm áp. Chiếc giày gỗ Hà Lan được ra đời như vậy.
-
Giày Kabkabs (Lebanon)
Lebanon từng là ngã ba đường giữa các nền văn minh trong nhiều thiên niên kỷ, vì vậy không ngạc nhiên khi một đất nước nhỏ lại sở hữu một nền văn hóa giàu có và mạnh mẽ đến như vậy. Số lượng lớn các nhóm sắc tộc, tôn giáo ở Lebanon khiến nước này có một nền văn hóa ẩm thực, âm nhạc và các truyền thống văn học cũng như lễ hội rất lớn và đa dạng. Các trường phái nghệ thuật ở Beirut phát triển đầy sinh khí với nhiều cuộc trưng bày nghệ thuật sắp đặt, triển lãm, các buổi trình diễn thời trang, và các buổi hòa nhạc được tổ chức quanh năm tại các gallery, các bảo tàng, nhà hát và các tụ điểm công cộng.
Lebanon có một xã hội hiện đại, giáo dục cao và có lẽ có thể so sánh được với các nước châu Âu ở vùng Địa Trung Hải. Nhưng họ cũng duy trì được những giá trị truyền thống của riêng mình. Kabkabs là những đôi giày truyền thống của Lebanon, đây là loại giày được làm bằng gỗ đính bạc dành cho phụ nữ khi đi trên những con đường nhiều bùn đất. Những đôi giày kiểu này nhưng sang trọng hơn là gắn đá, ngọc, bạc thì chỉ dành cho tầng lớp quý tộc hay những người có địa vị, tài sản và quyền lực. Đôi giày này khi đi trên đá cẩm thạch phát ra tiếng kêu vang, cái tên Kabkabs ra đời cũng là vì thế. Vào những dịp lễ quan trọng người ta còn làm đẹp cho mình bằng cách gắn bạc lên giày.
-
Giày cao gót của đàn ông châu Âu
Chắc chắn khi nhìn thấy những hình ảnh dưới đây bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì mức độ điệu đà của các quý ông phương Tây thời xưa cũng không thua kém gì phụ nữ cả. Bởi vì những đôi giày của đàn ông vào thế kỉ 17 ở châu Âu được trang trí khá điệu với ruy băng, hoa thêu hoặc in. Đặc biệt là những đôi giày này còn có phần đế cao, thoạt nhìn bạn có thể nghĩ đó là đôi giày của phái nữ vậy. Khá dễ hiểu bởi vì vào thời kì này giày tất là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của đàn ông phương Tây và vua Louis 14 là một trong những người đầu tiên chọn đi giày cao gót khiến nó trở thành mốt thời ấy.
Giày cao gót có một lịch sử khá dài và nổi tiếng. Ví dụ đầu tiên về loại giày này là từ những năm 900 sau Công nguyên, và chúng không được mang trong những buổi yến tiệc thời Trung cổ bởi những phụ nữ quý tộc. Thay vào đó, người mang chúng là những kỵ binh Ba Tư. Gót giày giúp giữ chân họ trong bàn đạp của yên ngựa, khiến việc cưỡi ngựa trở nên dễ dàng hơn, và quan trọng nhất là cho phép họ vươn ra khỏi yên ngựa để bắn tên khi ngựa đang phi nước đại. Giày cao gót chính là loại giày được kỵ binh Ba Tư mang ra chiến trận.
-
Giày Okobo (Guốc okobo Nhật Bản)
Không khó để nhận biết đôi giày trong bức ảnh dưới đây là đôi giày truyền thống của đất nước Nhật Bản. Ra đời từ những năm 70 của thế kỉ 20, loại guốc này được dùng phổ biến trong giới maiko (hay còn gọi là geisha tập sự). Nó đặc biệt bởi có chiếc đế cực cao, nó giúp họ tránh vấy bùn lầy vào những bộ kimono. Vào mùa hè những đôi Okobo này lại được dùng phổ biến, chúng được thiết kế với một khúc gỗ chắc chắn duy nhất để làm đế cao. Những đôi giày loại này thường cao 14 cm, khi đi trên sàn gỗ hoặc đá tạo ra những tiếng kêu cách cách.
Ngoài ra, màu sắc của giải chữ V trên đôi Okobo này thường thể hiện đẳng cấp trong giới maiko, những đôi có màu đỏ tượng trưng cho maiko mới vào nghề, còn đôi có màu vàng là của những maiko sắp chuyển sang geisha. Guốc Okobo được tạo thành từ một mảnh gỗ duy nhất, đúc rất tự nhiên và thậm chí còn không quét vec-ni. Tuy nhiên, trong mùa hè, các cô gái Maiko thường đi guốc Okobo sơn mài màu đen. Chiều cao của guốc Okobo thường là 14cm, đế rỗng nên tạo ra âm thanh rất đặc biệt khi bước đi. Phần quai thường có hình chữ A-V, màu sắc phụ thuộc vào địa vị của các nàng Maiko. Ví dụ: Một cô nàng mới vào nghề sẽ đi guốc có quai màu đỏ, còn những người có thâm niên đi quai màu vàng.