Gừng tươi
Top 1 trong Top 10 vị thuốc Đông y hữu ích từ rau củ
Trong Đông y còn gọi là sinh khương, tên nước ngoài là Rhizoma Zingiberis. Gừng tươi gọi là sinh khương, gừng khô gọi là can khương, gừng qua bào chế gọi là bào khương, gừng sao cháy gọi là thán khương. Dùng toàn thân rễ của cây gừng. Gừng có vị cay, tính ấm và đi vào kinh phế (phổi), tỳ, vị (dạ dày), thận.
Công năng chủ trị:
- Phát tán phong hàn, chữa cảm mạo do phong hàn gây ra.
- Làm ấm vị (ấm dạ dày), hết nôn mửa dùng khi bị lạnh, bụng đầy trướng, đau bụng không tiêu, dùng gừng nướng một củ. Đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh đẻ bị cảm lạnh, khí huyết bị ngưng trệ, đầy bụng, mặt nặng, chân tay lạnh.
- Hóa đờm chỉ ho, chữa ho do lạnh.
- Giải độc và giải dị ứng khi ăn cua cá bị dị ứng.
Liều dùng: 4 - 12g/ngày.
Công năng chủ trị:
- Phát tán phong hàn, chữa cảm mạo do phong hàn gây ra.
- Làm ấm vị (ấm dạ dày), hết nôn mửa dùng khi bị lạnh, bụng đầy trướng, đau bụng không tiêu, dùng gừng nướng một củ. Đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh đẻ bị cảm lạnh, khí huyết bị ngưng trệ, đầy bụng, mặt nặng, chân tay lạnh.
- Hóa đờm chỉ ho, chữa ho do lạnh.
- Giải độc và giải dị ứng khi ăn cua cá bị dị ứng.
Liều dùng: 4 - 12g/ngày.