Hạc
Hạc là linh vật biểu hiện cho tầng trên, là vật cưỡi của Chư Tiên. Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao, thoát tục và trường thọ. Hình tượng về hạc thường được miêu tả có đôi cách xếp lại trong thế đứng và đứng trên lưng của con Rùa gọi là Quy Hạc. Một số nơi miêu tả hình Hạc: miệng ngậm một cánh hoa, đứng trên lưng Rùa, thường là một đôi đặt hai bên trong ban thờ hội đồng tại các đình làng.
Hạc là linh vật của Đạo giáo. Hình ảnh con hạc trên lưng Quy là biểu hiện của sự cân đối, hài hòa. "Quy" có nghĩa là trở về, và "Hạc" tượng trưng cho sự trong sạch, cao quý. Sự kết hợp của hai linh vật trên hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, đó là sự trở về nguồn, thể hiện lời răn dạy “Uống nước nhớ nguồn” của người xưa.
Hạc gắn liền với tiên nữ nên ở đâu có hạc là có tiên. Nhiều hoa văn, trang trí thường có hình tượng tiên ngồi trên lưng hạc, tượng trưng cho sự cát tường, cát lành.