Hai nhà khoa học nổi tiếng Marie và Pierre Curie
Những thiên tình sử không chỉ xuất hiện từ thời cổ đại hay trung đại mà đến thời hiện đại vẫn có những chuyện tình khiến người đời vô cùng ngưỡng mộ. Như hai nhà khoa học nổi tiếng Marie và Pierre Curie là một ví dụ điển hình. Marie Curie (7/11/1867- 4/7/1934) là nhà vật lý, hóa học nổi tiếng người Ba Lan. Tình yêu của bà với nhà khoa học người Pháp Pierre Curie đẹp và kết thúc có hậu. Ngay từ nhỏ Marie đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người và đam mê khám phá khoa học. Marie biết đọc lúc chỉ có 4 tuổi, lúc nào cũng đứng đầu lớp và có rất nhiều thành tích xuất sắc và học giỏi nhiều môn. Nhưng Marie chẳng thấy vui vì thời đó, người Ba Lan bị cấm đọc, viết tiếng Ba Lan và phải tuân thủ theo các luật lệ của Nga, Tuy nhiên, gia đình vẫn nói tiếng Ba Lan và hát những bài ca dân gian nhằm mong muốn bản sắc dân tộc không bị mai một đi. Hơn nữa, bố của Marie bị đuổi việc, gia đình phải chuyển đến một khu tập thể. Chị cả của Marie, Sophie, qua đời vì bệnh thương hàn. Sau đó, mẹ của Marie cũng qua đời vì bệnh lao phổi, năm Marie 11 tuổi. Tuy nhiên, thời kỳ đó, Ba Lan vẫn chưa công nhận khả năng của nữ giới nên Marie phải đến Paris, Pháp năm 1891 để học trường Sorbonne.
Tại đây, cô gái tóc vàng dành thời gian và tâm huyết đọc sách, nghiên cứu trong thư viện hoặc trong các phòng thí nghiệm.Sự cần cù, chăm chỉ của Marie đã lọt vào mắt của Pierre Curie, giám đốc một phòng thí nghiệm nơi Marie làm việc. Marie đã gặp gỡ Pierre Curie, một nhà khoa học thiên tài có cùng chí hướng và đam mê giống cô. Marie rất vui khi được gặp Pierre. Tuy nhiên, thời ấy mọi người hay có quan niệm rằng nữ giới không thể trở thành nhà khoa học. Sau một thời gian, Pierre đã nhận ra, ai cũng có thể trở thành nhà khoa học và đã ngỏ lời tỏ tình thật lãng mạn đến với Marie. Lần đầu, Marie còn lưỡng lự vì tổ quốc Ba Lan của mình, người cha của mình và gia đình còn ở Ba Lan nhưng sau đó, bà chấp thuận lời cầu hôn của Pierre và đổi tên mình thành Marie Curie. Sự đồng cảm cộng với tình yêu khoa học đã giúp hai tâm hồn đến với nhau. Họ kết hôn năm 1895. Năm 1903, Marie cùng chồng và nhà khoa học Henri Becquerel nhận giải Nobel vật lý vì nghiên cứu phóng xạ. Năm 1911, bà tiếp tục nhận giải Nobel vì khám phá ra 2 nguyên tố hóa học polonium và radium. Khi chồng qua đời, Marie quyết tâm tiếp tục sự nghiệp khoa học của chồng. Bà trở thành nữ giảng viên đầu tiên tại trường đại học Sorbonne. Bà dạy cho đến khi qua đời năm 1934 .
Ngay khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, bà đã bán giải Nobel làm bằng vàng của mình và chồng để giúp trong nỗ lực chiến tranh. Bà chú trọng việc điều trị các thương binh ngay tại chiến trường vì bà cho rằng cần phải điều trị cho họ càng sớm càng tốt. Bà thấy rằng cần một trung tâm X-quang thực địa gần tiền tuyến để hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật ngay gần chiến trường. Bà đã nghiên cứu và mua thiết bị X-quang, các xe X-quang di động và máy phát điện phụ trợ. Những máy này được cung cấp lực từ xạ khí radium, một loại khí phóng xạ không màu, được phát ra bởi radium, sau này được nhận ra là radon để khử trùng mô bị nhiễm bệnh. Marie đã tinh chế khí này từ một gam bà được tặng. Bà trở thành giám đốc của Dịch vụ X-quang Chữ thập đỏ và thành lập Trung tâm X-quang phục vụ cho Quân đội đầu tiên của Pháp, hoạt động vào cuối năm 1914. Bà còn có sự hỗ trợ đắc lực từ chính người con gái đầu 17 tuổi của mình Irène và một bác sĩ Quân y khác. Marie đã chỉ đạo lắp đặt 20 xe X-quang di động và 200 đơn vị X quang khác tại các bệnh viện dã chiến trong năm đầu tiên của cuộc chiến. Sau đó, bà bắt đầu đào tạo những người phụ nữ khác làm phụ tá. Người ta ước tính rằng hơn một triệu binh sĩ bị thương đã được điều trị bằng các đơn vị tia X của bà. Vì rất bận rộn với công việc chữa trị nơi chiến trương nên bà đã thực hiện rất ít nghiên cứu khoa học trong thời gian đó. Dù có rất nhiều những đóng góp nhân đạo vô cùng to lớn cho nỗ lực chiến tranh của Pháp nhưng bà lại không nhận được bất cứ lời công nhận nào từ chính phủ Pháp.