Hoa ngũ sắc tím
Hoa ngũ sắc là một loại cây nhỏ (thân thảo). Thân cây nhiều lông mềm, cao khoảng 25 - 50cm, hoa có mùi hôi đặc trưng. Hoa ngũ sắc thường mọc hoang ở khắp nơi, nhất là ở các vùng nông thôn. Lá cây mọc đối nhau, hình trứng hay ba cạnh, dài 2 - 6cm, rộng 1 - 3cm. Mép lá có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt trên của lá đậm màu hơn. Hoa ngũ sắc thường có màu tím hoặc xanh. Trong hoa ngũ sắc có khoảng 0.16% tinh dầu màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Trong đó chứa cadinen, caryophyllen, geratocromen, và một số thành phần hóa học khác có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính. Hoa ngũ sắc bên cạnh tác dụng chống viêm còn kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết. Khi dùng, người bệnh sẽ thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi, nước mũi chảy nhiều hơn kéo theo mủ đọng trong lòng xoang và hốc mũi.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Chọn những cây tươi, rửa sạch, ngâm muối, giã nát rồi vắt lấy nước, cho vào bình xịt. Có thể dùng để nhỏ mũi hoặc tẩm vào bông, nhét vào lỗ mũi khoảng 15 - 20 phút. Dùng liên tục khoảng 7 - 10 ngày để trị dứt điểm.
- Cách 2: Chọn những cây tươi, rửa sạch, mang đi đun sôi, chờ cây ngấm vào nước. Ngồi xông hơi, hít hơi nước bốc lên đến khi nguội thì đem đun chín lần 2 rồi làm tương tự như vừa rồi. Làm khoảng 10 - 20 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.