Khu nghệ thuật đá Zuojiang, Trung Quốc
Khu nghệ thuật đá Zuojiang của Trung Quốc là một trong những di sản thế giới độc đáo nhất được UNESCO công nhận vào năm 2016. Khu nghệ thuật đá Zuojiang bao gồm những bức tranh vẽ trên vách đá nằm ở khu vực biên giới Tây Nam, gần thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, được vẽ bởi người Luoye vào khoảng thế kỷ 5 trước công nguyên đến thế kỷ 2 sau công nguyên. Những bức tranh này mô tả hoạt động sống và tín ngưỡng của người Luoye, được xem là bằng chứng của nền văn hóa xa xưa hiếm hoi còn sót lại. Có tới 38 khu nghệ thuật trên đá vô cùng độc đáo, mang những giá trị văn hóa quý giá tại quần thể khu nghệ thuật đá Zuojiang này.
Các bức vẽ được cho là có niên đại khoảng 1.800 - 2.500 hoặc 1.600 - 2.400 năm tuổi. Thời kỳ vẽ ra các bức tranh có lẽ là từ thời Chiến Quốc cho tới cuối thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Các bức vẽ được cho là tác phẩm nghệ thuật của những người Lạc Việt cổ, tổ tiên của người Choang ngày nay. Xác định niên đại cacbon cho thấy, bức tranh cổ nhất được vẽ cách đây 16.000 năm, trong khi bức vẽ muộn nhất có niên đại 690 năm tuổi. Các vách đá chính của núi có chiều rộng 170 mét và cao 40 mét được cho là bức tranh đá lớn nhất Trung Quốc. Bức tranh nằm ở độ cao từ 30 đến 90 mét so với mực nước sông với khoảng 1.900 hình ảnh rời rạc bố trí trong 110 nhóm hình ảnh. Nguyên liệu sử dụng để vẽ là Đất son đỏ keo động vật và máu tạo thành màu đỏ đặc trưng cho các hình vẽ. Hình ảnh mô tả bao gồm trống đồng, dao, kiếm, chuông, và tàu thuyền. Một số hình ảnh về con người có chiều cao 60 cm, 150 cm thậm chí có hình ảnh đạt tới 3 mét