Làm quan (dưới triều Minh Mạng)
.Năm 1820, Vua Minh Mạng cử Lê Văn Duyệt vào Nam làm tổng trấn Gia Định thành lần thứ hai, thay cho Nguyễn Huỳnh Đức vừa mất hồi tháng 9 (âm lịch) năm 1819.
Lúc bấy giờ, ở nước Chân Lạp có thầy tu tên Kế vận động dân nổi dậy, cướp phá nhiều nơi thuộc trấn Phiên An. Quan trấn là Đào Văn Lý cản ngăn không được. Khi ông Duyệt đến, bèn cử Phó tổng trấnHuỳnh Công Lý đem quân đi đánh, đuổi quân Sư Kế chạy về Chân Lạp. Tháng 9(âm lịch) năm ấy, Sư Kế xua quân vây hãm thành Nam Vang, làm vua nước ấy phải đưa thư sang cáo cấp. Xem thư, Tổng trấn Lê Văn Duyệt liền sai Thống chế Nguyễn Văn Trí đem quân sang cứu viện, đến tháng 10 (âm lịch) thì giết được Sư Kế và đánh tan quân nổi dậy.
Cũng vào tháng 9 (âm lịch) năm đó, Phó tổng trấn Huỳnh Công Lý tham lam trái phép, bị quân nhân tố cáo hơn mười việc. Lê Văn Duyệt đem việc ấy tâu lên. Sau khi tra án, Huỳnh Công Lý bị kép vào tội chết (1821).
Tháng 10 (âm lịch) năm 1822, Vua sai Lê Văn Duyệt điều động quân dân (được hơn 39.000 người) để tiếp tục đào kênh Vĩnh Tế (đến tháng 5 âm lịch năm 1824 thì xong).
Tháng 8 (âm lịch) năm 1823, Lê Văn Duyệt về kinh chầu, Phó tổng trấn Huỳnh Văn Năng coi thay. Sau đó, ông về ở luôn [Gia Định] cho đến chết.
Tháng 11 (âm lịch), Thị đốc học sĩ Trần Văn Tuân bị án giảo giam hậu, vì lời tâu của ông Duyệt. Trước đây, ông Tuân đi công cán ở Chân Lạp, được người Chân Lạp tin yêu; đến khi về lại Gia Định, người Chân Lạp vẫn thường qua lại đưa đồ hỏi thăm. Sau, nhân bắt được lá thư của vua Chân Lạp gửi cho ông Tuân, Lê Văn Duyệt bèn đem việc ấy chiểu theo luật "Giao thông ngoại cảnh" (tức luật ngoại giao với nước ngoài) tâu lên.
Đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (tức 28 tháng 8 năm 1832), Chưởng Tả Quân lãnh Gia Định Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất tại chức, thọ 69 tuổi. Sau đó, Triều đình truy tặng ông chức "Tá vận công thần đặc tấn Tráng võ tướng quân – Tả Quân đô thống phủ chưởng phủ sự, Thái bảo Quận Công", thụy "Oai Nghị".
Lúc bấy giờ, ở nước Chân Lạp có thầy tu tên Kế vận động dân nổi dậy, cướp phá nhiều nơi thuộc trấn Phiên An. Quan trấn là Đào Văn Lý cản ngăn không được. Khi ông Duyệt đến, bèn cử Phó tổng trấnHuỳnh Công Lý đem quân đi đánh, đuổi quân Sư Kế chạy về Chân Lạp. Tháng 9(âm lịch) năm ấy, Sư Kế xua quân vây hãm thành Nam Vang, làm vua nước ấy phải đưa thư sang cáo cấp. Xem thư, Tổng trấn Lê Văn Duyệt liền sai Thống chế Nguyễn Văn Trí đem quân sang cứu viện, đến tháng 10 (âm lịch) thì giết được Sư Kế và đánh tan quân nổi dậy.
Cũng vào tháng 9 (âm lịch) năm đó, Phó tổng trấn Huỳnh Công Lý tham lam trái phép, bị quân nhân tố cáo hơn mười việc. Lê Văn Duyệt đem việc ấy tâu lên. Sau khi tra án, Huỳnh Công Lý bị kép vào tội chết (1821).
Tháng 10 (âm lịch) năm 1822, Vua sai Lê Văn Duyệt điều động quân dân (được hơn 39.000 người) để tiếp tục đào kênh Vĩnh Tế (đến tháng 5 âm lịch năm 1824 thì xong).
Tháng 8 (âm lịch) năm 1823, Lê Văn Duyệt về kinh chầu, Phó tổng trấn Huỳnh Văn Năng coi thay. Sau đó, ông về ở luôn [Gia Định] cho đến chết.
Tháng 11 (âm lịch), Thị đốc học sĩ Trần Văn Tuân bị án giảo giam hậu, vì lời tâu của ông Duyệt. Trước đây, ông Tuân đi công cán ở Chân Lạp, được người Chân Lạp tin yêu; đến khi về lại Gia Định, người Chân Lạp vẫn thường qua lại đưa đồ hỏi thăm. Sau, nhân bắt được lá thư của vua Chân Lạp gửi cho ông Tuân, Lê Văn Duyệt bèn đem việc ấy chiểu theo luật "Giao thông ngoại cảnh" (tức luật ngoại giao với nước ngoài) tâu lên.
Đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (tức 28 tháng 8 năm 1832), Chưởng Tả Quân lãnh Gia Định Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất tại chức, thọ 69 tuổi. Sau đó, Triều đình truy tặng ông chức "Tá vận công thần đặc tấn Tráng võ tướng quân – Tả Quân đô thống phủ chưởng phủ sự, Thái bảo Quận Công", thụy "Oai Nghị".