Lưu ý khi đi khám tiêu hóa
Top 4 trong Top 4 Lưu ý khi khám tiêu hóa
Đối với nội soi dạ dày
- Nhịn ăn 6 - 8 tiếng trước nội soi
- Nhịn uống 2 - 3 tiếng trước khi nội soi để tránh gây sặc lên đường thở trong quá trình nội soi
- Những bệnh nhân mắc bệnh hen, tim mạch, tăng huyết áp và tiền sử dị ứng cần báo bác sĩ
- Đối với phụ nữ: Báo bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
Đối với nội soi đại tràng
- Kết thúc bữa tối trước 20h00 tối hôm trước
- Để giúp đại tràng sạch hơn, 3 - 4 ngày trước nội soi, nên ăn nhẹ và dùng những thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa: bánh mỳ, cơm, rau củ trái cây không hạt, không vỏ, thịt nạc, trứng...
- Cần tránh những thực phẩm như: bỏng ngô, thực phẩm giàu chất béo, ngũ cốc, trái cây có vỏ hoặc hạt, ngô...
- Đối với phụ nữ: Nội soi sau khi hết kỳ kinh nguyệt; nên báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai
- Tránh xa các loại nước có màu xanh, đỏ, tím bởi những loại thực phẩm có màu có thể khiến bác sĩ khó quan sát đại tràng hơn.
- Những bệnh nhân mắc bệnh hen, tim mạch, tăng huyết áp và tiền sử dị ứng cần báo bác sĩ.
Ngoài nội soi, khi thực hiện các nội dung khám tiêu hóa khác, người bệnh cũng cần chú ý:
- Mang theo tất cả kết quả khám hoặc bệnh án cũ (nếu có) để bác sĩ có căn cứ chẩn đoán bệnh.
- Các vấn đề bất thường về đường tiêu hóa rất dễ xảy ra và đôi khi dù chỉ là một dấu hiệu nhỏ thôi nhưng nếu bỏ qua và quên lãng, nó có thể để lại hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Bản thân hệ tiêu hóa rất quan trọng và dù bất thường xảy ra ở đây là vấn đề gì thì ở mức độ tối thiểu nó cũng sẽ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như thói quen ăn uống thường ngày. Vì thế, bạn nên tạo thói quen khám tiêu hóa định kỳ hoặc đi khám ngay khi có những dấu hiệu khác thường.