Top 4 Lưu ý khi khám tiêu hóa
Hệ tiêu hóa giữ vai trò hấp thu chất dinh dưỡng đồng thời loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể nên bất cứ vấn đề bất thường nào xảy ra tại đây đều ảnh hưởng nghiêm ... xem thêm...trọng đến sức khỏe. Vì thế, khám tiêu hóa là việc làm cần thiết và nên được tiến hành định kỳ để sớm phát hiện các bất thường từ đó kịp thời điều trị hiệu quả, tránh được những hệ lụy xấu. Bài viết Top những lưu ý quan trọng nhất khi đi khám tiêu hoá chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
-
Khám tiêu hóa là gì?
Hệ tiêu hoá đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể người, giúp cơ thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, nuôi sống cơ thể. Hệ thống tiêu hóa giữ nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn từ bên ngoài đưa vào và chuyển hóa chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể. Đây là hệ thống được tạo thành bởi rất nhiều cơ quan:
- Đường tiêu hóa: bắt đầu từ miệng và lần lượt đi xuống thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn
- Tuyến tụy
- Gan
- Túi mật
Khám tiêu hóa là kiểm tra tất cả các vấn đề sức khỏe phát sinh ở các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa đã được liệt kê ở trên. Chẳng hạn, các vấn đề thường gặp ở ống tiêu hóa là viêm thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm ruột thừa, trĩ,… Khám tiêu hóa cũng giúp chẩn đoán các bệnh lý tại gan, mật, tụy như viêm gan, áp xe gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm tuyến tụy, sỏi mật,…
-
Khi nào nên đi khám tiêu hóa?
Các bệnh lý tiêu hóa thường tiến triển âm thầm và nhanh chóng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, các bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa khi có các triệu chứng bất thường như sau:
- Triệu chứng đau bụng: Cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí tại vùng bụng và có tính chất khác biệt. Người bệnh có thể bị đau vùng thượng vị, quanh rốn, bụng dưới hoặc đau khắp ổ bụng. Mức độ đau có thể từ âm ỉ đến dữ dội, kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng. Thông thường, đau âm ỉ vùng bụng trên rốn kèm theo ợ chua có liên quan đến bệnh dạ dày. Cơn đau bụng bên phải kèm sốt, buồn nôn không loại trừ viêm ruột thừa. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tại đại tràng, gan và túi mật. Để tìm ra căn nguyên gây đau bụng, khám tiêu hóa và việc rất cần thiết
- Chướng bụng, đầy hơi: Đây có thể là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thiếu men chuyển hóa. Thậm chí, đầy hơi và chướng bụng còn có thể cảnh báo ung thư dạ dày
- Bất thường về đại tiện: Người bệnh có thể đi ngoài nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, gặp khó khăn trong việc đại tiện. Các bất thường về đại tiện còn có tình trạng tiêu chảy, táo bón kéo dài; phân nửa táo, nửa lỏng; phân đen hoặc dính máu;… Các bất thường về thói quen đại tiện có thể là dấu hiệu của các vấn đề, bệnh lý tại đại tràng và trực tràng
- Buồn nôn, nôn ói: Triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh vận động mạnh sau khi ăn hoặc ăn quá no. Các bệnh lý viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm hay tắc nghẽn ruột có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này
- Chán ăn, khó tiêu: Người bệnh luôn có cảm giác nặng bụng, không muốn ăn dù ăn rất ít. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ sụt cân, mệt mỏi, suy nhược trầm trọng. Chán ăn, khó tiêu thường liên quan đến loạn khuẩn đường ruột, viêm loét dạ dày – tá tràng và nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày
- Giảm cân không rõ nguyên nhân: Đây cũng là một triệu chứng phổ biến của các bệnh lý tiêu hóa. Các cơ quan tiêu hóa gặp vấn đề bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn. Do đó, người bệnh sẽ bị sụt cân mà không xác định rõ nguyên nhân. Lúc này, người bệnh cần khám tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả
-
Khám tiêu hóa gồm những gì
Bước 1: Khám tổng quát
Bác sĩ sẽ khám tổng quát chung để đánh giá tình trạng của bệnh nhân, như: cân nặng, đo huyết áp, hỏi bệnh, tiểu sử bệnh, dị ứng thuốc gì không… Sau đó sẽ đưa ra chỉ định cần nội soi hay không (nếu không cần nội soi thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc luôn và bệnh nhân ra về).
Bước 2: Chuẩn bị nội soi (trong trường hợp bác sĩ chỉ định nội soi)
Ở bước này bệnh nhân sẽ phải làm sạch đường tiêu hóa để hỗ trợ quá trình nội soi được thuận lợi. Mỗi cơ sở y tế sẽ có những phương pháp làm sạch đại tràng khác nhau.
Người bệnh có thể được sử dụng thuốc nhuận tràng hay thụt nước kết hợp với thụt thuốc thông qua đường hậu môn. Do tác dụng của thuốc, người bệnh sẽ đi đại tiêu nhiều lần. Khi nào đại tiện ra nước trong là ruột đã sạch hoàn toàn.
Việc chuẩn bị để nội soi đại tràng có thể gây nhiều bất tiện nhưng bạn nên nhớ rằng: đây là một bước khám thông minh để bảo vệ sức khỏe của chính bạn. Bạn càng chuẩn bị tốt, bác sĩ càng quan sát được rõ ràng và quá trình nội soi sẽ nhanh hơn.
Bước 3: Nội soi
Có 2 loại là nội soi gây mê và nội soi không gây mê. Nếu không gây mê thì quá trình nội soi thường gây khó chịu cho người bệnh, tuy không đau nhưng có thể cảm thấy buồn nôn (với nội soi dạ dày).
Với nội soi gây mê thì bác sĩ chuyên về gây mê sẽ thăm khám và gây mê cho bệnh nhân. Sau khi ổn định thì bác sĩ chuyên nội soi sẽ tiến hành.
Bác sĩ tiến hành nội soi và quan sát đường tiêu hóa, nếu thấy bất thường cần xử lý thì bác sĩ sẽ đưa dụng cụ luồn qua ống nội soi vào cơ thể để xử lý (ví dụ như cắt polyp).Bước 4: Nghỉ ngơi, hồi sức
Với nội soi, bệnh nhân có thể về ngay trong ngày mà không cần lưu viện. Tuy nhiên, bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi một lúc để đỡ bị choáng do thuốc gây mê vẫn còn tác dụng.
-
Lưu ý khi đi khám tiêu hóa
Đối với nội soi dạ dày
- Nhịn ăn 6 - 8 tiếng trước nội soi
- Nhịn uống 2 - 3 tiếng trước khi nội soi để tránh gây sặc lên đường thở trong quá trình nội soi
- Những bệnh nhân mắc bệnh hen, tim mạch, tăng huyết áp và tiền sử dị ứng cần báo bác sĩ
- Đối với phụ nữ: Báo bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
Đối với nội soi đại tràng
- Kết thúc bữa tối trước 20h00 tối hôm trước
- Để giúp đại tràng sạch hơn, 3 - 4 ngày trước nội soi, nên ăn nhẹ và dùng những thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa: bánh mỳ, cơm, rau củ trái cây không hạt, không vỏ, thịt nạc, trứng...
- Cần tránh những thực phẩm như: bỏng ngô, thực phẩm giàu chất béo, ngũ cốc, trái cây có vỏ hoặc hạt, ngô...
- Đối với phụ nữ: Nội soi sau khi hết kỳ kinh nguyệt; nên báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai
- Tránh xa các loại nước có màu xanh, đỏ, tím bởi những loại thực phẩm có màu có thể khiến bác sĩ khó quan sát đại tràng hơn.
- Những bệnh nhân mắc bệnh hen, tim mạch, tăng huyết áp và tiền sử dị ứng cần báo bác sĩ.
Ngoài nội soi, khi thực hiện các nội dung khám tiêu hóa khác, người bệnh cũng cần chú ý:
- Mang theo tất cả kết quả khám hoặc bệnh án cũ (nếu có) để bác sĩ có căn cứ chẩn đoán bệnh.
- Các vấn đề bất thường về đường tiêu hóa rất dễ xảy ra và đôi khi dù chỉ là một dấu hiệu nhỏ thôi nhưng nếu bỏ qua và quên lãng, nó có thể để lại hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Bản thân hệ tiêu hóa rất quan trọng và dù bất thường xảy ra ở đây là vấn đề gì thì ở mức độ tối thiểu nó cũng sẽ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như thói quen ăn uống thường ngày. Vì thế, bạn nên tạo thói quen khám tiêu hóa định kỳ hoặc đi khám ngay khi có những dấu hiệu khác thường.