Nám da, sạm da

Nám, sạm da khi mang thai là tình trạng bình thường và phổ biến ở phụ nữ mang thai doestrogen, progesterone tác động gây sản sinh nhiều melanin. Mẹ bầu có thể thấy được một số biểu hiện rõ rệt của tăng sắc tố da:

  • Thâm đường giữa bụng, quầng vú, núm vú, bộ phận sinh duc, đùi trong,... Nám ở các vị trí như mũi, má, trán giống hình dạng của mặt nạ
  • Nám, sạm da có thể tự mờ đi, biến mất sau khi sinh hoặc tồn tại vĩnh viễn. Phụ nữ có làn da càng tối màu thì càng dễ bị nám khi mang thai.

Để ngăn ngừa nám, sạm da khi mang thai, chị em nên áp dụng một số phương pháp như:

  • Sử dụng kem chống nắng thường xuyên, trước khi ra đường khoảng 15-30 phút
  • Nên sử dụng kem chống nắng có các thành phần lành tính, chỉ số SPF từ 30 trở lên mỗi ngày, kể cả những ngày không nắng
  • Tẩy trang và thoa lại kem chống nắng sau 2-4 giờ khi hoạt động nhiều ngoài trời
  • Đội mũ, mặc áo khoác chống nắng khi hoạt động ngoài trời để tránh thay đổi sắc tố trên cánh tay
  • Hạn chế ra ngoài đường vào lúc 10h - 14h
  • Không nên tẩy lông, cạo lông vì dễ dẫn đến viêm da khiến cho tình trạng nám da nặng hơn
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da lành tính, k gây kích ứng
  • Không sử dụng các loại mỹ phẩm tẩy trắng khi đang mang thai
  • Sau khi sinh, nếu như những vết nám không tự biến mất sau một vài tháng, bạn nên đi khám với các bác sĩ Da liễu chuyên điều trị nám da để được tư vấn
Phụ nữ mang thai khi bước sang 3 tháng giữa bắt đầu có sự thay đổi làn da khiến cho da mặt dễ bị đỏ ứng.
Phụ nữ mang thai khi bước sang 3 tháng giữa bắt đầu có sự thay đổi làn da khiến cho da mặt dễ bị đỏ ứng.
Phân loại các loại nám da
Phân loại các loại nám da

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy