Mày đay và sẩn ngứa khi mang thai
Nổi mề đay (mày đay) và sẩn ngứa thường xuất hiện trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai có thể là do thay đổi nội tiết tố, tiếp xúc với cáctác nhân gây dị ứng (phấn hoa, côn trùng, lông động vật, hóa chất...), thay đổi thời tiết, cơ địa, sức đề kháng kém,...
Nổi mề đay có thể xác định qua một số dấu hiệu điển hình như các nốt mẩn đỏ tập trung ở một vị trí hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể. Người bệnh có thói quen gãi sẽ khiến mẩnđỏ lan rộng, trầy xước, nhiễm trùng da. Bệnh mề đay có thể xuất hiện và tự biến mất sau khi sinh. Nhưng trong quá trình mang thai, nếu không điều trị, bệnh sẽ tái phát nhiều lần, chuyển sang giai đoạn mạn tính kèm các biểu hiện đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau họng, khó thở, ra nhiều khí hư.
Để điều trị mề đay khi mang thai, các mẹ bầu nên lưu ý:
- Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống
- Chườm lạnh lên các khu vực nổi mày đay
- Mặc quần áo cotton mềm để tránh cọ sát vào vết sẩn ngứa
- Tắm rửa sạch sẽ, không nên sử dụng chất tẩy rửa, khử mùi
- Uống nước lọc, nước trà xanh, nước chanh để thải độc và thanh lọc cơ thể, giảm mẩn ngứa
- Nên hạn chế việc dùng thuốc
- Nếu cần sử dụng, mẹ bầu nên đi khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ