Top 15 Điều kiêng kỵ nhất khi mang thai

Thái phương kiều 174 0 Báo lỗi

Theo các mẹo dân gian, mẹ bầu cần kiêng kỵ rất nhiều thứ, có những điều thực sự tốt cho thai nhi nhưng cũng có lúc phản khoa học do đó phải hết sức lưu ý. Vì ... xem thêm...

  1. Các loại vắc-xin được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai đều rất an toàn để sử dụng. Nghiên cứu cho thấy rằng, vắc-xin ho gà và cúm là hai mũi rất quan trọng để bảo vệ phụ nữ mang thai. Giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc-xin cũng có thể có các tác dụng phụ. Nhưng những tác dụng phụ này thường nhẹ và sẽ tự biến mất. Các tác dụng phụ của vắc-xin phòng cúm và ho gà bao gồm: Đau, đỏ hoặc sưng nơi tiêm. Đau cơ. Cảm thấy mệt. Sốt...


    Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo sản phụ nên tiêm vắc-xin ho gà ( Có thành phần trong vaccin Tdap) và tiêm phòng cúm trong mỗi lần mang thai. Theo các chuyên gia, những loại vắc-xin dưới đây không được khuyến cáo trong thai kỳ: Vắc-xin phòng bệnh lao). Vắc-xin phòng HPV (Vi rút papilloma ở người). Vắc-xin phòng Sởi, quai bị, rubella. Vắc-xin phòng thủy đậu. Vắc-xin phòng bệnh zona. Tuy nhiên, để biết chính xác loại vắc-xin nên tiêm và không nên tiêm, bác sĩ sẽ phải dựa vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra chỉ định.

    Không được tiêm vắc-xin
    Không được tiêm vắc-xin
    Phụ nữ có thai không được tiêm vắc-xin
    Phụ nữ có thai không được tiêm vắc-xin

  2. Nhiệt độ cơ thể cao hơn 38°C trong thời gian mang thai có thể gây ra một số vấn đề. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh như dị tật ống thần kinh, ảnh hưởng đến não và tủy sống nếu nhiệt độ cơ thể người mẹ tăng cao trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Một số nghiên cứu khác lại cho thấy thân nhiệt tăng nhanh có thể dẫn đến sẩy thai. Ngâm mình trong bồn tắm quá nóng không được khuyến khích trong thời gian mang thai. Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng không nên để nhiệt độ cơ thể tăng lên quá 39°C.


    Khi ngâm mình trong nước nóng quá lâu, nhiệt độ vách ngăn âm đạo có thể thay đổi và tác động xấu đến sự hình thành trí não của bé hoặc gây sinh non. Cụ thể trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã xác nhận 20% số phụ nữ đến tuổi sinh đẻ sau khi ngâm mình trong nước ấm 15 phút ở nhiệt độ 39 độ C hoặc 10 phút ở nhiệt độ 41,1 độ C thì nhiệt độ vách ngăn âm đạo của họ có thể đạt tới 39 độ C. Một khi điều này xảy ra, hệ thần kinh trung ương của thai nhi sẽ bị đe dọa đáng kể và thậm chí có thể gây sinh non.

    Tránh ngâm mình quá lâu trong nước nóng
    Tránh ngâm mình quá lâu trong nước nóng
    Tránh ngâm mình quá lâu trong nước nóng
    Tránh ngâm mình quá lâu trong nước nóng
  3. Caffeine có tác dụng đào thải nước và canxi ra khỏi cơ thể, trong khi đó đây là 2 chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Hơn nữa, cơ thể con người chỉ có thể dung nạp được một lượng caffeine nhất định mỗi ngày nên việc lạm dụng thức uống này sẽ gây ra các tác dụng bất lợi cho cả mẹ và em bé. Một số ảnh hưởng có hại của việc uống cà phê khi mang thai gồm: Caffeine là chất kích thích nên nếu tiêu thụ quá nhiều loại chất này có thể làm tăng huyết áp khi mang thai và tăng nhịp tim gây lo lắng, mất ngủ hoặc khó ngủ, trực tiếp làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi của mẹ bầu.


    Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trong thời gian mang thai, nếu thai phụ dùng quá nhiều cà phê, sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Nguy hiểm hơn còn dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc teo thai. Nhưng nếu mẹ bầu có uống thì chỉ dùng 300 mg cafe có thể không gây ảnh hưởng ngay cho mẹ nhưng nếu tích tụ từ ngày này sang ngày khác thì chất cafein trong đó có thể làm mẹ bị động thai hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Theo một số phân tích, nếu bà bầu uống trà nạp vào cơ thể trên 300mg cafein nguy cơ sẽ tăng cao. Các loại trà có hàm lượng cafein thấp hơn trong cafe nên mẹ bầu có thể sử dụng. Tuy không khẳng định sẽ ăn toàn tuyệt đối nhưng hầu hết là không ảnh hưởng quá lớn đến em bé và người mẹ.

    Tránh xa cà phê
    Tránh xa cà phê
    Tránh xa cafe
    Tránh xa cafe
  4. Đối với những nghi thức trong đám tang thì mỗi nơi lại có những điều cấm kị và chú ý riêng. Ở Việt Nam cũng như một số quốc gia ở Đông Nam Á, người ta thường kiêng không cho phụ nữ đang mang thai tới dự đám tang. Vì là nguyên tắc được hình thành từ khá lâu nên đây cũng là điều đã được các cụ đúc kết qua rất nhiều năm trước. Theo cách lí giải về mặt niềm tin, người ta cho rằng giai đoạn bào thai là thời kỳ thai đang “hấp thụ tinh hoa của trời đất” nên việc bạn dự đám tang sẽ tạo âm khí, có ảnh hưởng không tốt đến tương lai của đứa trẻ sau này. Hoặc còn có người quan niệm mê tín hơn thì cho rằng nếu mẹ đi viếng đám ma thì em bé trong bụng sẽ bị “ma ám” vì người chết vẫn còn quanh quẩn bên cạnh nên bào thai là nơi yếu đuối nhất sẽ rất dễ bị ám.


    Ông bà ta ngày xưa hay bảo phụ nữ khi mang thai không nên dự đám ma vì bị hơi lạnh hoặc bị người âm ám nên khi về nhà sẽ rất dễ bị suy nhược, ma ám, lú lẫn và phải chứng kiến sự đau thương mất mát. Khi đó, nhiều người cho rằng quan niệm này là cổ hủ và lạc hậu nhưng ngày nay, khoa học đã chứng minh người xưa có lý. Theo cách lý giải khoa học thì âm khí chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã bị nhiễm khuẩn do thi thể người chết phát tán ra trong không khí ngay khi bắt đầu quá trình phân hủy. Âm khí này thậm chí còn tồn tại sau vài ngày tại nơi đặt thi thể. Chưa kể, tâm trạng mẹ bầu nhạy cảm, sau khi đi đám tang về thường ủ dột bi quan hơn trước.

    Phụ nữ có thai kiêng đi dự đám ma
    Phụ nữ có thai kiêng đi dự đám ma
    Phụ nữ có thai kiêng đi dự đám ma
    Phụ nữ có thai kiêng đi dự đám ma
  5. Khoa học đã chứng minh rượu có thể làm trẻ sinh ra bị dị dạng và khờ khạo. Đó là lý do những đứa trẻ có bố mẹ nghiện rượu và uống rượu trong thai kỳ, khi sinh bé ra sẽ bị chậm phát triển về cả trí tuệ và thể chất, gặp các vấn đề về hành vi, khiếm khuyết về tim và khuôn mặt, rất nguy hiểm. Nên mẹ bầu tuyệt đối phải tránh rượu, bia, đồ uống có cồn trong suốt thời kỳ mang thai. Đặc biệt kiêng kỵ nhất là trong ba tháng đầu. Nếu trong suốt thai kỳ, mẹ thường xuyên uống rượu bia sẽ tạo ra môi trường vô cùng độc hại cho thai nhi. Cơ thể non yếu, chưa hoàn thiện của con sẽ phải sống trong môi trường ấy và không có đủ khả năng chống chọi lại với môi trường chứa nhiều cồn.

    Điều này tồn tại nguy cơ gây sảy thai, thai chết lưu bởi uống nhiều rượu bia không hề tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và nhất là thai nhi. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh cồn có thể gây hại đối với sức khỏe con người, và thai nhi cũng không nằm ngoài số ấy. Một nghiên cứu ở Mỹ cho rằng phụ nữ có thai uống trên 30ml rượu nguyên chất mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ con bị dị dạng, chậm phát triển trí tuệ. Một nghiên cứu khác cũng cho rằng rượu chính là chất gây ra quái thai, sự bất thường trong tâm trí bào thai cũng như em bé sau khi chào đời.

    Không nên uống rượu
    Không nên uống rượu
    Phụ nữ có thai không nên uống rượu
    Phụ nữ có thai không nên uống rượu
  6. Các mẹ không nên ngồi máy tính quá lâu vì khi các mẹ tương lai sử dụng máy tính, thì não chúng ta phải tập trung cao độ tinh thần căng thẳng quá mức, hoặc các chu kì sóng thấp do tiếng ồn nơi công sở gây ra cũng ảnh hưởng tới bào thai như: Sinh non, sinh khó, xảy thai và tỉ lệ dị tật bẩm sinh tăng cao. Chắc hẳn mẹ bầu sẽ được nghe một số lời cảnh báo rằng, các bức xạ phát ra từ máy tính có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, gây dị tật bẩm sinh, thai nhi nhẹ cân, thậm chí là sảy thai. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm.

    Theo nhiều nghiên cứu đáng tin cậy gần đây đã chứng minh được rằng, mức bức xạ ở laptop và màn hình máy tính khá thấp nên không gây ra tác động xấu tới thai nhi. Tuy bức xạ của máy tính không ảnh hưởng gì tới thai nhi và mẹ bầu nhưng việc ngồi lâu khi làm việc với máy tính lại có khá nhiều tác hại. Đầu tiên, khi ngồi lâu, huyết dịch của khung xương chậu sẽ bị ứ động, lưu lượng máu ở phần thân dưới khó lưu thông nên mẹ dễ gặp phải chứng phù nề, chân đau nhức. Hơn nữa, ngồi máy tính lâu còn khiến các khớp xương ngón tay, cổ tay, vai, cổ bị đau nhức, tê mỏi. Đồng thời tăng nguy cơ bị táo bón, trĩ khi mang thai, nhất là những mẹ bầu ở giai đoạn 3 tháng cuối.

    Không nên tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài
    Không nên tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài
    Phụ nữ có thai không nên tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài
    Phụ nữ có thai không nên tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài
  7. Khi mới mang thai, các chị em cần tránh việc thẩm mỹ làm đẹp, đặc biệt là uốn nhuộm tóc, sơn móng tay. Các loại hóa chất trong ngành mỹ phẩm làm đẹp có chứa nhóm nitro và amino gây ra các bệnh về đường hô hấp, dị ứng da gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Các hóa chất này làm trên tóc sẽ ngấm qua da vào máu và làm ảnh hưởng đến quá trình bào thai đang hình thành và phát triển. Ngoài ra, nhiệt độ cao từ máy uốn, máy sấy khi làm tóc dẫn tới sự xuất hiện các vùng điện từ không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.


    Khi mang thai, nội tiết tố của người phụ nữ bị thay đổi, dẫn đến nổi mụn. Các sản phẩm trị mụn thông thường không kê đơn thường chứa Benzoyl peroxide. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh sử dụng khi mang thai. Lý do Benzoyl peroxide là thành phần mỹ phẩm bà bầu nên tránh bởi nó có nguy cơ gây dị tật thai nhi, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nước hoa là một ví dụ điển hình cho nhóm mỹ phẩm có hương thơm, thường được tạo thành từ các hóa chất độc hại khác nhau như: Paraben, dẫn xuất benzen, aldehyde... Dù chỉ dùng trong thời gian ngắn, một lượng rất thì nhỏ nước hoa vẫn có thể gây kích ứng và mẩn đỏ trên vùng da tiếp xúc. Do đó, để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì bà bầu cần tránh sử dụng nước hoa.

    Phụ nữ mang thai không sử dụng mỹ phẩm làm đẹp có chứa hóa chất
    Phụ nữ mang thai không sử dụng mỹ phẩm làm đẹp có chứa hóa chất
    Phụ nữ mang thai không sử dụng mỹ phẩm làm đẹp có chứa hóa chất
    Phụ nữ mang thai không sử dụng mỹ phẩm làm đẹp có chứa hóa chất
  8. Trong thuốc lá có chất nicotine và nhiều chất độc hại nguy hiểm khác. Nếu trong thời kỳ mang thai mà mẹ bầu hút thuốc lá hay tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, em bé sinh ra bị nhỏ cân, sức khỏe yếu, sức đề kháng hạn chế, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, hen suyễn đồng thời làm giảm chất và lượng của sữa mẹ nữa đấy. Chính vì vậy nếu bạn có thói quen hút thuốc lá phải cai ngay trước khi có ý định sinh em bé đồng thời trong suốt thai kỳ tuyệt đối không được tiếp xúc với một môi trường có khói thuốc lá để đảm bảo cho bé có một sức khỏe tốt, một nền tảng phát triển toàn diện sau này nhé.


    Khi phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá, chất nicotine và các loại chất độc hại khác sẽ đi qua phổi vào trong máu của bạn và đi trực tiếp đến em bé. Điều này có thể gây ra các nguy cơ: Thai nhi bị phát triển chậm. Tăng nguy cơ sinh non. Gây ra các tổn thương não và phổi cho thai nhi. Tăng nguy cơ thai chết lưu. Phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng yếu hơn bình thường. Dù là vô tình hay cố ý tiếp xúc với khói thuốc lá đều gây ra những ảnh hưởng nghiệm trọng tới bà mẹ đang mang thai. Những tác hại từ thuốc lá có thể gây ra: Thai ngoài tử cung (chất Nicotin trong thuốc lá có thể gây co thắt trong các ống dẫn trứng, những cơn co thắt này làm cản trở phôi thai đi qua để vào tử cung. Kết quả là phôi thai làm tổ ngoài tử cung, nó sẽ nằm ở ống dẫn trứng hoặc trong ổ bụng). Ảnh hưởng xấu tới nhau thai. Gặp các vấn đề về tuyến giáp. Vỡ ối sớm...

    Không hút thuốc lá khi mang thai
    Không hút thuốc lá khi mang thai
    Phụ nữ mang thai không hút thuốc lá
    Phụ nữ mang thai không hút thuốc lá
  9. Thực tế, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mang lại từ hàng ngàn các loại hóa chất khác nhau đối với cuộc sống. Chúng được ứng dụng rất nhiều vào nền công nghiệp sản xuất hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, hóa chất có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con người. Đây cũng là một trong những nỗi bận tâm lớn đối với những người có công việc phải tiếp xúc nhiều với các hóa chất công nghiệp độc hại. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chất hay chất tẩy rửa cũng sẽ gặp những rủi ro cho sức khỏe thai nhi.


    Do trong các loại dung dịch tẩy rửa này có một số chất hóa học có thể khiến trứng đã được thụ tinh biến tính hoặc bị chết lưu. Ở giai đoạn mới mang thai nếu thường xuyên tiếp xúc với quá nhiều loại chất tẩy rửa như xà phòng, dầu gội, thuốc tẩy thì các loại chất này sẽ ngấm vào da, và làm cho màng tế bào của trứng đã thụ tinh bị biến tính, gây xảy thai. Nếu chị em thường xuyên dùng các loại hóa chất tẩy rửa, các chất này ngấm vào và ở lại trong người đến một nồng độ nhất định thì sau khi trứng được thụ tinh 48h có thể bị biến tính và trứng được thụ tinh sẽ chết.

    Không nên tiếp xúc thường xuyên các dung dịch tẩy rửa
    Không nên tiếp xúc thường xuyên các dung dịch tẩy rửa
    Phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc thường xuyên các dung dịch tẩy rửa
    Phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc thường xuyên các dung dịch tẩy rửa
  10. Mặc dù ăn đồ cay không có hại cho em bé nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu cho bạn như: ợ chua, khó tiêu và khó chịu sau đó. Nếu bạn không quen ăn đồ cay, quá trình mang thai khiến bạn thèm ăn ớt, bạn nên bắt đầu từ từ. Bà bầu không nên sử dụng thực phẩm cay với số lượng lớn hoặc thường xuyên trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó bạn cần đảm bảo rằng luôn uống đủ nước. Chuẩn bị thức ăn đặc biệt là thức ăn cay một cách an toàn bằng cách lựa chọn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời cần rửa tay sau khi xử lý ớt cũng như thực phẩm cay.


    Khi mang thai các mẹ thường hay bị lạc miệng nên sẽ thèm ăn những thứ có vị như: Hồi hương, quế, hạt tiêu, ớt, bột ngũ vị hương và các loại đồ ăn xào, rán vì các loại thức ăn này sẽ làm tiêu hao lượng nước trong đường ruột, làm cho dịch vị trong dạ dày và đường ruột bị giảm, gây nên táo bón. Khi bị táo bón, lúc đi vệ sinh, người phụ nữ mang thai sẽ phải dùng sức, làm gia tăng áp lực cho phần bụng, ảnh hưởng tới thai nhi bên trong, gây động thai, khiến thai nhi dễ bị mang dị tật, gây vỡ nước ối sớm, tự sảy thai, hoặc sinh non.

    Không nên ăn các món cay nóng
    Không nên ăn các món cay nóng
    Phụ nữ mang thai không nên ăn các món cay nóng
    Phụ nữ mang thai không nên ăn các món cay nóng
  11. Việc sử dụng thuốc mà không tự ý trong khi mang thai là một hành động đầy rủi ro và có thể gây hậu quả lớn đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Trong giai đoạn quan trọng của thai kỳ, mọi thay đổi về hóa chất và dược chất đều có thể tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thai nhi.


    Thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ quan nội tạng, hệ thống thần kinh, và tăng khả năng gặp vấn đề về sức khỏe cho thai nhi. Một số loại thuốc có thể gây ra tác động phụ nghiêm trọng, nguy cơ dẫn đến các vấn đề như tự kỷ, thiếu hụt trí tuệ, hay các tình trạng khác liên quan đến sự phát triển của trẻ. Điều quan trọng nhất khi mang thai là sự cần thiết của việc thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Bác sĩ có thể cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về an toàn của từng loại thuốc trong thời kỳ mang thai. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể thay thế hoặc điều chỉnh loại thuốc để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

    Không tự ý dùng thuốc
    Không tự ý dùng thuốc
    Không tự ý dùng thuốc
    Không tự ý dùng thuốc
  12. Việc leo cầu thang quá nhiều trong quá trình mang thai có thể mang đến nhiều hạn chế và rủi ro cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Trong giai đoạn này, cơ thể của người phụ nữ đã phải đối mặt với nhiều thay đổi về cân nặng, sự cân bằng cơ bản, và sự thay đổi của trọng lực. Do đó, việc leo cầu thang có thể tạo ra áp lực không mong muốn lên các khớp, gây khó khăn và nguy cơ té ngã tăng lên.


    Hơn nữa, việc leo cầu thang quá nhiều cũng có thể tăng nguy cơ chảy máu nếu phụ nữ mang thai đã từng gặp vấn đề về huyết áp hoặc tử cung. Bên cạnh đó, việc leo cầu thang trong thời gian dài và thường xuyên có thể tăng cường cảm giác mệt mỏi và căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Để giảm bớt hạn chế này, phụ nữ mang thai nên tìm cách giảm bớt việc phải đi lại trên cầu thang nếu có thể. Trong trường hợp không thể tránh khỏi, họ nên chọn thời điểm thích hợp để thực hiện hoạt động này và lựa chọn cầu thang có bậc thang nhẹ, rộng, và có tay nắm để hỗ trợ. Bên cạnh đó, việc thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đánh giá tình trạng sức khỏe và nhận lời khuyên cụ thể là rất quan trọng.

    Hạn chế leo cầu thang quá nhiều trong quá trình mang thai
    Hạn chế leo cầu thang quá nhiều trong quá trình mang thai
    Hạn chế leo cầu thang quá nhiều trong quá trình mang thai
    Hạn chế leo cầu thang quá nhiều trong quá trình mang thai
  13. Không đi giày cao gót khi mang thai là một lựa chọn thông minh và có lý. Giày cao gót có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của người mẹ, nhất là trong bối cảnh cơ thể đang phải chịu đựng nhiều thay đổi về cân nặng và trọng lượng. Việc mang thai thường làm tăng cường sản xuất hormone relaxin, gây ra sự giãn nở của cơ bản, làm cho cơ bản và các khớp trở nên mềm dẻo hơn. Điều này có thể làm cho việc giữ thăng bằng trở nên khó khăn, và việc đi giày cao gót chỉ làm tăng nguy cơ vấp ngã và chấn thương.


    Ngoài ra, việc sử dụng giày cao gót có thể tạo áp lực không mong muốn lên các bộ phận của cơ bản, chẳng hạn như cổ chân, đầu gối và lưng. Trong khi thai nhi đang phát triển, việc duy trì một trạng thái thoải mái và không tạo áp lực quá mức lên cơ bản là quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con.

    Không đi giày cao gót khi mang thai
    Không đi giày cao gót khi mang thai
    Không đi giày cao gót
    Không đi giày cao gót
  14. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ lượng lớn đường trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ phát triển tiểu đường thai nghén (gestational diabetes), một tình trạng mà cơ thể mẹ không thể sản xuất đủ insulin để duy trì mức đường huyết bình thường trong thai kỳ. Gestational diabetes không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây nguy cơ cao cho thai nhi, bao gồm tăng cân quá mức, vấn đề về sức khỏe tim mạch và các vấn đề khác về sức khỏe.


    Do đó, việc hạn chế đường trong chế độ ăn uống hàng ngày là quan trọng. Thay vì chọn các thực phẩm giàu đường, như đồ ngọt, nước ngọt có ga, và thực phẩm chế biến, bà bầu nên tập trung vào việc ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, như rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein chất lượng. Ngoài ra, việc theo dõi cân nặng đều đặn và thảo luận với bác sĩ về chế độ ăn uống là cách giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai.

    Không nên ăn nhiều đường khi mang thai
    Không nên ăn nhiều đường khi mang thai
    Không nên ăn nhiều đường
    Không nên ăn nhiều đường
  15. Kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ là một phần quan trọng trong quá trình mang thai, đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, từ khi biết tin mang thai đến khoảng 12 tuần đầu, nhiều phụ nữ thường trải qua các biến động hormon mạnh mẽ và tâm trạng không ổn định. Trong thời gian này, nên kiêng kỵ quan hệ tình dục để tránh gây ra những tác động tiêu cực đối với thai nhi và giảm nguy cơ sảy thai.


    Cũng như vậy, trong giai đoạn cuối thai kỳ, đặc biệt là vào những tuần cuối cùng, việc quan hệ tình dục cũng cần được xem xét cẩn thận. Một số phụ nữ mang thai có thể gặp phải các vấn đề như đau lưng, đau hông, hoặc sưng chân, làm tăng khả năng xảy ra vấn đề khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, quan hệ tình dục trong giai đoạn này cũng có thể kích thích tử cung và gây ra các triệu chứng sớm của lao dụng, do đó, nên hạn chế hoặc tránh xa khỏi hoạt động này.

    Kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ
    Kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ
    Kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ
    Kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy