Top 15 Thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai để em bé khỏe mạnh
Vấn đề ăn uống đối với phụ nữ mang thai là vấn đề vô cùng quan trọng trong cả quá trình thai kì của mẹ và bé. Vì vậy, việc chọn và không nên chọn những loại ... xem thêm...thực phẩm nào khiến rất nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm để giúp đứa bé chào đời có một sức khỏe tốt. Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
-
Nước ép một số hoa quả tươi rất không tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu và cuối thai kì. Nguyên nhân là do các loại nước ép hoa quả tươi chưa được tiệt trùng. Vì vậy mà trong loại nước ép hoa quả này chứa rất nhiều vi khuẩn, có cả vi khuẩn ecoli và salmonella. Theo nhiều báo cáo khoa học, những bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn quá nhiều dứa tươi hay các loại nước ép từ dứa. Dứa dễ gây ra những cơn co thắt tử cung, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sảy thai, có thể gây ra tiêu chảy hoặc dị ứng cho thai phụ. Bên cạnh đó, dứa tươi có chứa bromelain, một chất có khả năng làm mềm tử cung, dễ tạo ra chất gây phá thai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, khi mang bầu, các bà mẹ nên tránh việc sử dụng dứa và nước ép từ loại quả này.
Đào là loại quả có vị ngọt, khi ăn giòn và nước ép đào có hương vị rất hấp dẫn nhưng lại là thứ quả có tính nóng. Nếu thai phụ ăn hoặc uống nước ép đào thường xuyên với số lượng lớn sẽ rất dễ bị chảy máu, có thể dẫn đến sảy thai. Bên cạnh đó, đào còn có nhiều lông gây ngứa và đau họng, ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong bụng. Chính vì vậy, cách tốt nhất là các mẹ hãy tránh sử dụng loại quả này nhé. Nhãn là loại quả hấp dẫn, được nhiều người ưa thích mỗi khi dịp hè về. Tuy nhiên cũng giống như đào, nhãn cũng rất nóng cho phụ nữ mang thai. Khi mang bầu, phụ nữ thường xuất hiện các hiện tượng như táo bón. Khi ăn nhãn hay sử dụng nước ép nhãn sẽ làm cơ thể nóng hơn, gây xáo trộn đến sự phát triển của thai nhi, dẫn tới bị đau bụng, chảy máu. Nếu thai phụ sử dụng nhiều loại nước ép này có thể sẽ làm tổn thương thai nhi và dẫn đến sảy thai. Do vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý loại bỏ nước ép nhãn trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình.
-
Trong quá trình mang thai của mình, bà bầu tuyệt đối không ăn thịt chưa chín kĩ hoặc tái. Nó sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa và gây ra một số bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và con. Không có gì phải bàn cãi khi phụ nữ mang thai được khuyến cáo hạn chế ăn thực phẩm sống đến mức tối đa, bởi nguồn thực phẩm có khả năng thiếu đảm bảo vệ sinh, từ đó dẫn đến tiêu chảy hoặc nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó, bà bầu ăn đồ sống cũng tồn tại những rủi ro nhất định như đồ sống bao gồm cả cá, thịt, rau củ chỉ mới qua sơ chế chứa nhiều chất gây hại có thể dẫn đến nhiễm trùng. Trong khi một số tác nhân chỉ khiến mẹ bầu mất nước và yếu đi thì một số tác nhân khác lại có khả năng khiến thai nhi bị lây nhiễm, từ đó gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.
Một loại vi khuẩn mà phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm phải là Listeria. Nó thường được tìm thấy trong đất, nước bẩn hoặc thực vật, nhưng Listeria có thể di chuyển sang cá sống, rau củ trong khi được chế biến (chẳng hạn như hun khói hoặc sấy khô). Listeria cũng có khả năng truyền cho thai nhi qua nhau thai dẫu cho sức khỏe của người mẹ biểu hiện rất bình thường. Nhiễm trùng Listeria ở trẻ chưa sinh có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu… Thịt sống trong các món gỏi, tái cũng chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh trên bề mặt và lẫn trong thịt, từ đó ảnh hưởng xấu đến thai nhi bao gồm các vấn đề như thai chết lưu hoặc chậm phát triển trí tuệ. Trứng sống, trứng lòng đào có thể tồn tại Salmonella, một loại vi khuẩn liên quan đến tình trạng nôn mửa, tiêu chảy và sốt. Trong một số trường hợp hiếm hoi, vi khuẩn này còn khiến mẹ bầu gặp phải chứng chuột rút trong tử cung, từ đó dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.
-
Là một trong những chế phẩm từ sữa, phô mai cung cấp lượng canxi dồi dào cùng các dưỡng chất thiết yếu, cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Thế nhưng không phải loại phô mai nào cũng an toàn cho mẹ bầu. Một số loại phô mai có chứa vi khuẩn Listeria có hại cho thai nhi. Vi khuẩn Listeria monocytogenes gây ra bệnh có tên là Listeriosis, một bệnh truyền nhiễm lây theo đường ăn uống. Listeriosis tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ, nhưng lại cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Thời gian đầu mắc bệnh Listeriosis, sẽ xuất hiện một vài triệu chứng rất giống với bệnh cúm, hoàn toàn khó phân biệt và phát hiện. Về lâu dài, có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Phô mai mềm chế biến từ sữa tiệt trùng hoặc các loại sữa thông thường không qua tiệt trùng như: phô mai cừu, Brie xanh, Cambozola, Camembert... Tuy có hương thơm và vị béo ngon đậm đà nhưng chúng dễ có sự xuất hiện của vi khuẩn Listeria gây hại cho mẹ và bé. Phô mai có gân xanh lá hoặc xanh da trời với hương vị đặc trưng như Wensleydale, Shropshire, Danish, Dolcelatte, Gorgonzola... Là nhóm phô mai được rất nhiều người yêu thích đặc biệt với ẩm thực Âu Mỹ. Tuy nhiên khi chế biến chúng được thêm vào các vi khuẩn, có độ ẩm cao, đây là môi trường thích hợp cho vi khuẩn Listeria phát triển.
-
Hiện nay hàm lượng thủy ngân trong đại dương tăng dần lên do sự gia tăng lượng khí thải thủy ngân công nghiệp. Các loài cá nhỏ và động vật phù du, thực vật biển sẽ hấp thụ một lượng nhỏ thủy ngân trước khi trở thành thức ăn của các loại cá lớn. Mẹ bầu ăn cá trong thời kỳ mang thai sẽ đem lại nhiều lợi ích, theo dự thảo của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA, phụ nữ mang thai cần ăn khoảng 230gr - 340gr cá mỗi tuần để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu nên cảnh giác trước một số loại cá ăn vào sẽ “phản tác dụng”. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các loại cá chứa thủy ngân.
Khi cơ thể mẹ hấp thu thủy ngân từ cá, thủy ngân sẽ tới nhau thai. Nếu một lượng lớn thủy ngân tập trung trong thai kỳ sẽ dẫn đến làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí thủy ngân có thể gây ra những biến chứng xấu cho thai nhi như chậm nói, kém phát triển tư duy, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não bộ. Phụ nữ đang mai thai hoặc nuôi con nhỏ khi hấp thu lượng thủy ngân lớn đều bị nguy hiểm hơn người bình thường. Món ăn từ cá thu mang hương vị thơm ngon và hấp dẫn, trong thịt cá thu chứa hàm lượng Omega 3 vô cùng dồi dào và nhiều dưỡng chất vitamin khác có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên loại cá này vẫn chứa hàm lượng thủy ngân rất cao nên mẹ bầu không nên ăn trong thời kỳ mang thai, tránh ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
-
Khi ăn các loại bánh mẹ bầu nên chú ý nguyên liệu làm bánh. Trong nguyên liệu có trứng thì trứng phải được chín hoàn toàn, còn trứng sống thì mẹ bầu nên dừng ngay việc nạp chúng vào cơ thể nhé. Mặc dù trứng gà chứa các nguyên tố vi lượng quan trọng như kali, natri, magie, photpho, đăc biệt là nguyên tố sắt cần thiết cho cơ thể. Đối với những người thiếu máu cũng nên ăn nhiều trứng gà để hấp thụ lượng sắt vừa phải. Ngoài ra, trứng gà còn có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3. Các chất dinh dưỡng trên có chủ yếu ở lòng đỏ, lòng trắng chủ yếu có nước và protein. Các thành phần khoáng chất vitamin, sắt, canxi, magie có thể phân giải các chất gây ung thư.
Đối với những mẹ bầu nên ăn điều độ trứng gà để giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cao trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ sau này. Một số nghiên cứu khoa học còn cho biết, ăn trứng gà đầy đủ khi mang thai giúp thai nhi có làn da trắng hồng. Ăn trứng gà sống vừa không bổ dưỡng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong lòng trắng trứng gà chứa chất trypsin inhibitors và avidin. Trypsin inhibitors có thể khiến enzym tiêu hóa trong đường ruột bị ức chế, cản trở quá trình tiêu hóa. Chất avidin kết hợp với biotin (một loại vitamin B) làm cản trở ruột hấp thu biotin. Khi thiếu biotin, cơ thể sẽ mắc hàng loạt bệnh như ban đỏ, rụng tóc, chán ăn, cơ bắp đau nhức, khó chịu hoặc mất ngủ, thiếu máu, chậm phát triển...
-
Món ăn này hoàn toàn an toàn với phụ nữ mang thai, nhưng nên tránh các loại cá và hải sản không đông lạnh và còn sống. Hải sản sống không tốt vì chúng thường mang những vi trùng ký sinh và mầm bệnh khó lường, thậm chí còn chứa hàm lượng thủy ngân cao. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng bạn nên làm chín cá hay các loại tôm, cua, sò, hến dưới nhiệt độ 63°C trước khi ăn. Ở nhiệt độ này, các mầm bệnh và tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt. Món ăn này vốn không gây hại gì cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cách chế biến và các nguyên liệu để làm ra đóng vai trò đáng kể trong việc gia tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và các biến chứng khác cho mẹ bầu.
Sushi chín thì an toàn, còn cá sống nuôi dưỡng nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng như sán dây. Sán dây theo đường thức ăn vào cơ thể mẹ bầu sẽ hút hết các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mặc dù nhiễm ký sinh không lây qua nhau thai nhưng gan và các mô dạ dày sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Nhiễm ký sinh còn có thể gây ra suy dinh dưỡng và thiếu máu, dẫn đến sảy thai. Mang thai khiến hệ miễn dịch bị chèn ép nên mẹ bầu dễ gặp phải các cơn đau ốm. Hệ miễn dịch bị chèn ép làm tăng khả năng mắc các bệnh dễ lây truyền qua nguồn thực phẩm.
-
Ăn salad là một cách tuyệt vời để bổ sung dinh dưỡng cho cả người mẹ và em bé. Tạo các món ăn bằng rau quả tươi, trái cây nguyên hạt, các loại hạt, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và cá hoặc thịt gia cầm nạc sẽ cung cấp vitamin, khoáng chất, protein và axit béo omega-3 thiết yếu. Nhưng do thai nhi dễ bị nhiễm trùng do thực phẩm, việc lựa và làm sạch là cần thiết trong quá trình chuẩn bị salad. Theo các Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ, nhiễm vi khuẩn cyclosporia, E.coli, viêm gan, listeriosis, novovirus hoặc viêm dạ dày ruột, nhiễm khuẩn salmonella và bệnh lỵ đến từ trái cây, rau hoặc pho mát bị ô nhiễm.
Ăn salad là một lựa chọn lành mạnh cho tất cả phụ nữ, nhưng không phải tất cả các món salad đều an toàn cho phụ nữ đang mang thai. Điều cần thiết là lựa chọn các loại rau sạch và tươi ngon, rữa kỹ hoặc ngâm qua nước muối loãng trước khi sử dụng. Nếu món salad của của bạn có thêm trứng hoặc thịt nạc, hai loại thực phẩm này cần được nấu chín kỹ. Phụ nữ mang thai nên lựa chọn rau sạch tự trồng hoặc mua từ những nguồn rau sạch tin cậy.
-
Theo các chuyên gia, mẹ bầu không nên ăn các loại thịt nguội như giăm bông, xúc xích và thịt hun khói. Những thực phẩm này có thể dẫn đến một dạng ngộ độc được gọi là listeriosis do vi khuẩn listeria monocytogenes gây ra. Vi khuẩn listeria có thể lưu lại khi xử lý thức ăn không đúng cách hoặc, chúng đã có sẵn trong thịt từ trước đó. Listeriosis đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai, gây ra những triệu chứng như bệnh cúm, đôi khi có thể tiến tới viêm màng não và nhiễm trùng máu. Khi bệnh tấn công vào thai nhi sẽ gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non, sinh thiếu cân hoặc nhiễm trùng máu và viêm màng não.
Không như các loại vi khuẩn khác, listeria phát triển nhanh và mạnh ở nhiệt độ tủ lạnh. Vì vậy, rất nhiều bà mẹ sai lầm khi nghĩ rằng thịt nguội an toàn khi cất trong tủ lạnh. Bạn cũng không nên để lẫn xúc xích, thịt nguội với các loại thực phẩm khác để tránh nhiễm khuẩn chéo. Listeria cũng được tìm thấy trong sữa chua chưa tiệt trùng, pho mát mềm và thịt gia cầm chưa nấu chín. Để “đuổi” hết vi khuẩn này, mẹ cần nấu nướng kỹ thực phẩm. Đối với các món thịt nguội, mẹ cũng phải chiên, hấp lại ở nhiệt độ cao trước khi sử dụng. Nếu lựa chọn sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, yoghurt hay sữa tươi, nên xem kỹ nhãn sản phẩm để đảm bảo rằng đó là sản phẩm đã tiệt trùng. Một món “tối kỵ” khác mà mẹ cần tránh trong suốt thai kỳ là rau sống, bởi chúng cũng có thể chứa loại vi khuẩn trên.
-
Pate thường được sản xuất từ những loại thịt dễ hỏng và đã hỏng có thể chứa listeria ảnh hưởng không tốt cho mẹ bầu. nếu lưu trữ pate trong tủ lạnh thì mẹ bầu càng không thể sử dụng chúng. Các thực phẩm đóng hộp bao gồm pate chứa nhiều vi khuẩn listeria hơn so với các loại thực phẩm khác. Bà bầu ăn pate có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, làm chậm sự phát triển của thai nhi. Như đã nói, pate có chứa nhiều vi khuẩn listeria, chính vì tế mà khi bà bầu ăn pate nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường rất nhiều. Mẹ bầu vẫn nên cẩn thận với thực phẩm này. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Hoặc khi ăn có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào cũng nên dừng lại và đến gặp bác sĩ.
Nguyên liệu chính của pate được làm từ gan động vật. Bộ phận này của động vật thường chứa nhiều chất độc hại. Bà bầu ăn pate loại này rất không tốt cho sức khỏe, có nguy cơ gây sảy thai. Bà bầu nên chọn các loại pate được làm từ thịt hoặc rau củ thay vì gan động vật, Các loại pate có hàm lượng chất béo rất cao. Bà bầu ăn pate dễ làm tăng lượng cholesterol trong máu. Khi cholesterol tăng cao rất dễ làm tăng huyết áp, dẫn đến các bệnh về tim mạch. Bệnh tim mạch phổ biến là xơ vữa động mạch. Nếu ăn phải những loại pate bẩn sẽ khiến cơ thể bị tấn công bởi các vi khuẩn, gây đau bụng, tiêu chảy và ngộ độc. Nếu ăn quá nhiều còn có thể gây mắc bệnh ung thư nguy hiểm.
-
Ăn cá sống hoặc nấu chưa chín kỹ như cá hồi hun khói lạnh có thể gây ra một số bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Điều này đặc biệt đúng đối với phụ nữ mang thai, những người có khả năng mắc bệnh Listeria cao gấp 18 lần so với dân số nói chung. Nhiễm trùng này có thể truyền trực tiếp đến thai nhi qua nhau thai. Bệnh nhiễm trùng này là do vi khuẩn Listeria monocytogenes gây ra. Mặc dù các triệu chứng xuất hiện đa dạng từ rất nhẹ đến nặng ở phụ nữ mang thai, căn bệnh này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong cho thai nhi. Nhiễm khuẩn Listeria ở phụ nữ mang thai và thai nhi có thể dẫn đến sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, viêm màng não, sảy thai.
Một số dấu hiệu nhiễm khuẩn Listeria ở phụ nữ mang thai bao gồm các triệu chứng giống cảm cúm như sốt, mệt mỏi và đau cơ. Nếu thai phụ nhận thấy những triệu chứng này khi đang mang thai và nghi ngờ mắc khuẩn Listeria, thai phụ cần liên hệ tới các bệnh viện uy tín khẩn cấp. Để giảm thiểu rủi ro, phụ nữ mang thai nên tránh các loại cá sống hoặc chín tái như cá hồi hun khói lạnh, cũng như các nguồn thực phẩm khác như thịt nguội trong khi mang thai. Để đảm bảo vi khuẩn Listeria bị tiêu diệt trước khi tiêu thụ, người dùng nên làm nóng ngay cả cá hồi hun khói nóng đến 165 độ F (74 độ C) trước khi ăn. Như vậy, hải sản hun khói là là thực phẩm chưa qua chế biến nên mẹ bầu cũng không nên sử dụng.
-
Uống sữa hoặc ăn những chế phẩm làm từ sữa tiệt trùng là an toàn với phụ nữ mang thai. Trong quá trình tiệt trùng, các vi khuẩn gây bệnh sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Nếu uống sữa tươi chưa trải qua bất kỳ quy trình tiệt trùng và thanh trùng nào cả thì rất dễ mắc một số bệnh, do loại sữa này chứa rất nhiều vi khuẩn, phổ biến nhất là Listeria monocytogenes. Do đó, sữa tươi chưa tiệt trùng được coi là không an toàn với phụ nữ mang thai. Việc tiêu thụ sữa tươi chưa tiệt trùng khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn và có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.
Sữa bò chứa rất nhiều axít amin giúp xây dựng các tế bào cho cơ thể của mẹ và bé. Vitamin D có trong sữa bò giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở mẹ và cũng giúp ích cho sự phát triển của thai nhi. Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa các loại bệnh tật. Nếu bạn muốn xương chắc khỏe hơn, hãy uống nhiều sữa bò vì sữa bò chứa hàm lượng canxi rất cao. Một ly sữa bò cung cấp khoảng 285mg canxi. Sữa bò cũng có chứa vitamin A rất tốt cho thị giác và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, khi uống sữa, mẹ bầu cần chú ý tránh loại sữa chưa tiệt trùng nhé.
-
Dưa muối là những loại rau củ quả được ủa chua và lên men nhờ vào các vi khuẩn lactic có trong tự nhiên kị khí. Các nguyên liệu để làm dưa muối thường là rau cải thìa, cải sen, cải ngọt, rau giá, hẹ, dưa leo, đu đủ, hành… dưa muối thường có vị chua - mặn - ngọt kết hợp nên cực kì bắt miệng và được nhiều người ưa thích. Dưa, cà muối là món ăn tích cực giúp tiêu hóa tốt. Dưa muối có hương vị rất thơm ngon và bắt miệng nên có thể giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng biếng ăn. Tuy nhiên quá trình muối dưa hay muối cà có thêm một số loại rau lá để lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Khi dưa chua thì chứa một hàm lượng acid cao làm giảm quá trình phát triển của tế bào não của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng dưa muối trong thực đơn.
Mẹ bầu không nên lạm dụng dưa muối vì món ăn này có chứa khá nhiều muối khoáng và natri, ăn càng nhiều thì mẹ bầu càng thèm ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, dưa muối chưa chín kỹ chính là nguồn gốc gây ung thư nhất là khi muối xổi, lượng nitrat có trong rau của quả sẽ chuyển hóa thành nitrit, chất này khi kết hợp với các axit amin trong thực phẩm sẽ biến chuyển thành chất gây ung thư nguy hiểm. Chính vì thế chị em chỉ nên ăn khi thực sự thèm và tuyệt đối không được sử dụng hàng ngày. Không nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh trong khi mang thai, tuy nhiên, mẹ bầu nếu muốn ăn dưa muối cần hết sức cẩn thận. Vấn đề vệ sinh cũng là một yếu tố quan trọng nếu bà bầu quyết định thêm món dưa muối vào bữa ăn của mình. Tốt nhất, mẹ bầu không nên ăn dưa muối nhé.
-
Theo một số nghiên cứu cho rằng, quá trình dập nát, héo... của củ gừng đã gây ra một chất độc hại có tên là shikimol gây biến đổi tế bào gan của một người khỏe mạnh dù hấp thụ ít chất này. Vì vậy đối với mẹ bầu thì lại càng nguy hiểm hơn. Chúng ta thường bắt gặp những củ gừng mọc trong bếp, có điều, gừng đã mọc mầm cũng không còn giá trị dinh dưỡng gì nữa. Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan.
Nhiều nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan. Vì vậy, khi chọn gừng, bạn cần chọn gừng tươi, bề ngoài không bị héo, dập nát, mục nhũn. Do vậy, đây là loại củ mà mẹ bầu cần tránh nhé. -
Bà bầu có được ăn măng không là câu hỏi của khá nhiều phụ nữ mang thai trót ghiền các món ngon có măng như xáo măng, măng luộc, măng hầm giò heo, miến măng… Thực chất, phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn măng nhưng không được vượt quá giới hạn cho phép. Dù là măng tươi hay khô thì mẹ chỉ nên dùng từ 1 - 2 lần/tháng, mỗi lần không quá 200 gram. Ngoài ra, để ăn toàn khi dùng măng, khi mua măng về mẹ phải chú ý đặc biệt đến khâu sơ chế nhằm loại bỏ tối đa độc chất cyanide còn tồn đọng ở măng.
Cho đến nay, mặc dù vẫn chưa có bằng chứng cho thấy việc bà bầu ăn măng sẽ gây hại đến thai nhi, nhưng các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo tốt nhất mẹ bầu không được dùng với lượng lớn. Bởi lẽ các loại măng nói chung chứa rất nhiều độc tố nếu không được sơ chế đúng cách, đặc biệt là thành phần glucozit khi vào dạ dày sẽ bị chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN) gây ngộ độc với biểu hiện dễ thấy nhất là nhức đầu, buồn nôn, lưỡi bị tê đi sau đó là hạ huyết áp, co giật, liệt hô hấp nếu tình nhiễm độc nặng.
-
Củ dền có vị ngọt tự nhiên, nhưng hàm lượng đường trong loại thực phẩm này lại khá thấp. Do đó, ăn củ dền sẽ không làm tăng đường trong máu, mà ngược lại ăn với một mức độ vừa phải nó còn giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Nhiều người cho rằng, bà bầu ăn củ dền sẽ khiến hồng cầu mất khả năng di chuyển, gây thiếu máu... nhưng thực tế, củ dền chứa rất nhiều sắt, có thể giúp tái tạo và kích thích tế bào máu, cải thiện tình trạng thiếu máu. Hơn nữa, hàm lượng sắt trong củ dền có thể giúp tăng hàm lượng hemoglobin. Thiếu hemoglobin khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ trong và sau khi sinh.
Mặc dù củ dền là thực phẩm quen thuộc và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe nhưng các mẹ bầu vẫn chỉ nên với một giới hạn cho phép. Bà bầu ăn nhiều củ dền có thể dẫn đến một số ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Chất betacyanin trong củ dền được chứng minh an toàn khi sử dụng với người bình thường. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai chất betacyanin vẫn chưa được nghiên cứu sâu nên cần thận trọng khi sử dụng. Tiêu thụ nhiều quá nhiều củ dền sẽ làm phản tác dụng lên hệ tiêu hóa, gây ra các vấn đề như: nôn mửa, tiêu chảy... Hàm lượng oxalate trong củ dền không cao, nhưng chúng có thể có thể gây sỏi thận nếu được cơ thể hấp thụ quá nhiều. Củ dền có chứa nitrat, chính vì thế, ăn quá nhiều củ dền có thể khiến mẹ bầu bị mệt mỏi. Nước ép củ dền rất mạnh, vì thế phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.