Top 10 Thực phẩm làm tăng nguy cơ sảy thai mà các mẹ bầu cần phải biết

  1. Top 1 Nhân sâm
  2. Top 2 Ngải cứu
  3. Top 3 Ba ba
  4. Top 4 Đu đủ xanh
  5. Top 5 Nha đam
  6. Top 6 Cua
  7. Top 7 Một số loại cá biển
  8. Top 8 Dứa
  9. Top 9 Rau má
  10. Top 10 Rau chùm ngây

Top 10 Thực phẩm làm tăng nguy cơ sảy thai mà các mẹ bầu cần phải biết

Nguyệt Thiền 161 0 Báo lỗi

Việc ăn uống trong thời gian mang thai không gì tốt hơn bằng cách dung nạp thực phẩm tươi mỗi ngày. Đây là cách hiệu quả nhất để cơ thể hấp thụ đầy đủ chất ... xem thêm...

  1. Nhân sâm là một loại cây lâu năm sinh trưởng chậm, thuộc chi Panax trong họ Araliaceae. Cây còn được gọi là Ginnyuu ở một số vùng của Trung Quốc và các vùng khác của Châu Á. Nhân sâm là một phương thuốc thảo dược phổ biến mọc ở các vùng của Châu Á và Bắc Mỹ. Rễ của cây nhân sâm đã được sử dụng như một phương thuốc thảo dược trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước châu Á khác. Ngày nay, nhân sâm được sử dụng phổ biến như một loại thảo dược để đánh bay mệt mỏi và phục hồi sinh lực.

    Nhân sâm là một loại thảo mộc khá an toàn để tiêu thụ khi bạn không mang thai và dùng với số lượng vừa phải. Cho đến hiện tại, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào về hiệu quả hoặc sự an toàn của việc sử dụng nhân sâm trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Một nghiên cứu cho thấy hợp chất hoạt tính trong nhân sâm, ginsenoside Rb1, ảnh hưởng trực tiếp đến việc gây quái thai (rối loạn sự phát triển của thai nhi). Nó cũng gây ra các hiệu ứng bất thường ở phôi chuột. Do đó, phụ nữ nên thận trọng khi tiêu thụ nhân sâm trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

    Nhân sâm có tinh chất Rb1 có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi
    Nhân sâm có tinh chất Rb1 có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi
    Phụ nữ nên thận trọng khi sử dụng nhân sâm trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
    Phụ nữ nên thận trọng khi sử dụng nhân sâm trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

  2. Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, là một loại rau ngon, bổ, có vị rất đắng tùy theo mùa. Trong 100g lá ngải có 46 calorie, carb chỉ chiếm khoảng 8.8%, protein chiếm 5.2%, chất béo chiếm 0.4% còn lại là lượng vitamin, khoáng chất cực dồi dào như vitamin K hay folate. Theo Đông Y ngải cứu có những công dụng tốt cho sức khỏe đó là nhờ hợp chất có chứa bên trong như Thujone, Artemisinin, Chamazulene. Những hợp chất này có công dụng như điều trị các vấn đề về hệ tiêu hóa như chán ăn, trào ngược dạ dày, các bệnh lý ở bàng quan.


    Ngải cứu giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là folate - chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phát triển dây thần kinh não, tránh dị tật bẩm sinh của thai nhi. Tuy nhiên, hợp chất Thujone trong ngải cứu có thể gây kích thích co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non và có thể là nguyên nhân gây nên suy thận hoặc làm nặng nề tình trạng suy thận ở bà bầu. Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn ngải cứu thời điểm này ăn ngải cứu có thể khiến tình trạng tử cung co bóp, đẩy thai nhi ra ngoài gây sảy thai.

    Ngài cứu có thể gây ra cơn co thắt tử cung nếu sử dụng nhiều trong 3 tháng đầu của thai kỳ
    Ngài cứu có thể gây ra cơn co thắt tử cung nếu sử dụng nhiều trong 3 tháng đầu của thai kỳ
    Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn ngải cứu thời điểm này ăn ngải cứu có thể khiến tình trạng tử cung co bóp, đẩy thai nhi ra ngoài gây sảy thai.
    Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn ngải cứu thời điểm này ăn ngải cứu có thể khiến tình trạng tử cung co bóp, đẩy thai nhi ra ngoài gây sảy thai.
  3. Top 3

    Ba ba

    Ba ba hay còn gọi là giáp ngư, nguyên ngư, đoàn ngư…Thịt ba ba được biết tới là có giá trị dinh dưỡng khá cao, trong mỗi 100g có 80g nước, 16,5g protid, 1,0g lipid, 1,6g carbohydrate, 107 mg Ca, 135g Iod, 1,4 mg Fe, 0,62 mg vitamin B1, 0,37 mg vitamin B2, 3,7 mg nicotinic acid, 13 đơn vị quốc tế vitamin A… Mai ba ba có chứa keratin, chất đạm, vitamin D và iod. Ngoài ra, còn có chứa các chất khác như keo động vật, keratin (chất sừng), vitamin D…


    Ba ba sống chủ yếu ở môi trường nước và thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, ăn những loại động vật chết, thối rữa, chính vì vậy khi cơ thể mẹ bầu hấp thu loại thịt này sẽ dễ tích tụ vô số vi khuẩn và các chất độc hại cực kỳ nguy hiểm. Ba ba có tính tanh, lạnh, thông huyết mạch nên rất dễ dẫn tới nguy cơ động thai, sảy thai không mong muốn ở bà bầu. Thịt ba ba là loại thực phẩm dễ gây đầy bụng, lâu tiêu nên rất bất lợi cho bà bầu khi dùng loại thịt này thường xuyên. Ăn rau kinh giới chung với thit ba ba sẽ dễ gây dị ứng, lở ngứa ngáy khó chịu cho bà bầu.

    Ba ba mang tính hàn làm tăng nguy cơ sảy thai
    Ba ba mang tính hàn làm tăng nguy cơ sảy thai
    Ba ba có tính tanh, lạnh, thông huyết mạch nên rất dễ dẫn tới nguy cơ động thai, sảy thai không mong muốn ở bà bầu.
    Ba ba có tính tanh, lạnh, thông huyết mạch nên rất dễ dẫn tới nguy cơ động thai, sảy thai không mong muốn ở bà bầu.
  4. Hiện nay, vẫn còn có khá nhiều nhầm lẫn xung quanh việc ăn đu đủ khi mang thai. Bởi vì đu đủ chín tốt cho phụ nữ mang thai trong khi ăn đu đủ xanh khi mang thai thì ngược lại. Thành phần của đu đủ chín (vỏ của quả đu đủ sẽ có vàng đậm) được xem như một nguồn thực phẩm với các chất dinh dưỡng tự nhiên và lành mạnh của: Beta-caroten; choline; chất xơ; folate; kali; vitamin A, vitamin B; vitamin C. Tuy nhiên, thành phần của đu đủ chín (vỏ của trái đu đủ vẫn còn màu xanh) được xem như nguồn thực phẩm giàu các chất như mủ cao su; papain.


    Bà bầu nên tránh các loại nhựa có trong đu đủ xanh vì đối với phụ nữ có thai có thể sẽ gây ra một số vấn đề liên quan đến y tế như: Các chất nhựa trong đu đủ chưa chín có thể kích hoạt các cơn co thắt tử cung rõ rệt, dẫn đến chuyển dạ sớm. Trong đu đủ chưa chín có chứa papain mà cơ thể bạn có thể nhầm với prostaglandin đôi khi được sử dụng để gây chuyển dạ. Hợp chất này cũng có thể làm suy yếu các màng quan trọng hỗ trợ thai nhi. Các chất nhựa có thể thuộc một trong những nhóm chất gây dị ứng phổ biến có thể gây ra phản ứng nguy hiểm.

    Đu đủ xanh có quá nhiều nhựa không được khuyên dùng trong ba tháng đầu của thai kỳ
    Đu đủ xanh có quá nhiều nhựa không được khuyên dùng trong ba tháng đầu của thai kỳ
    Bà bầu nên tránh các loại nhựa có trong đu đủ xanh
    Bà bầu nên tránh các loại nhựa có trong đu đủ xanh
  5. Ngoài có tác dụng làm dịu và làm mát da cũng như cải thiện sức khỏe, nha đam còn có một số công dụng nổi bật như ngăn ngừa viêm da do nha đam có rất nhiều chất kháng khuẩn, ăn nha đam giúp nhuận tràng, chữa chứng động kinh, hen suyễn và táo bón rất hiệu quả, điều hòa lượng đường trong máu. Hỗ trợ điều trị những vết cháy nắng và ngứa cũng như giảm sự phát triển của vi khuẩn trên da, kiểm soát chứng ợ nóng và loét dạ dày, nâng cao hệ miễn dịch. Tuy nhiên, với bà bầu thì không nên sử dụng nhé.


    Theo Hội Thai nghén Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai không nên dùng nha đam. Loại cây này có thể gây co thắt tử cung và làm ảnh hưởng không tốt tới thai kỳ của bạn. Nha đam còn làm giảm lượng đường trong máu và điều này có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Trong nha đam có chứa chất anthraquinon, có tác dụng xổ mạnh. Những thuốc nhuận tràng có chứa nha đam làm giảm lượng điện phân trong cơ thể và không an toàn cho thai kỳ. Tuy một số nghiên cứu có chỉ ra dùng một lượng nha đam nhỏ sẽ an toàn nhưng bạn vẫn nên cẩn thận và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

    Nha đam làm tăng nguy cơ xuất huyết vùng chậu cho phụ nữ mang thai
    Nha đam làm tăng nguy cơ xuất huyết vùng chậu cho phụ nữ mang thai
    Theo Hội Thai nghén Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai không nên dùng nha đam
    Theo Hội Thai nghén Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai không nên dùng nha đam
  6. Top 6

    Cua

    Bà bầu nên tránh ăn các loại cua (cua đồng, cua bể) và các sản phẩm chế biến từ cua trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì hàm lượng dinh dưỡng rất cao của cua trong giai đoạn này không phù hợp với đặc điểm cơ thể mẹ bầu 3 tháng đầu. Trong cua có nhiều loại thành phần mà bà bầu cần như protein, canxi, sắt, photpho, kali, natri… với hàm lượng rất cao như protein trong 100g cua là 17.5g, canxi trong cua là 120mg, natri là 453mg… Những thành phần này hứa hẹn rằng cua có thể giúp xương chắc khỏe, hồi phục nhanh chóng các tổn thương tế bào, cung cấp năng lượng dồi dào cụ thể. Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không? Bà bầu 3 tháng đầu nên tránh ăn tất cả các loại cua bởi vì trong cua có hàm lượng chất dinh dưỡng quá cao.


    Đồng thời, trong cua xuất hiện một số loại độc tố nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi như thủy ngân, Dioxins và PCBs. Môi trường biển ngày càng ô nhiễm do rác thải, nước thải công nghiệp và các sự cố tràn dầu. Từ đó gây ảnh hưởng đến cua biển sống trong nước, tăng khả năng nhiễm các chất độc như Thủy ngân, Dioxins hay PolyChlorinated Biphenyls. Thịt cua chứa một lượng thủy ngân từ 0.21 - 0.33mg/kg. Thủy ngân là một chất độc, chủ yếu phơi nhiễm qua dạng Methylmercury thông qua thực phẩm. Việc nhiễm phải Thủy ngân gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khả năng vận động sau này của thai nhi, đồng thời ảnh hưởng đến các giác quan và gây khó thở cho bà bầu.

    Cua có thể gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai ba tháng đầu
    Cua có thể gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai ba tháng đầu
    Bà bầu nên tránh ăn các loại cua và các sản phẩm chế biến từ cua trong 3 tháng đầu thai kỳ
    Bà bầu nên tránh ăn các loại cua và các sản phẩm chế biến từ cua trong 3 tháng đầu thai kỳ
  7. Cá là nguồn thực phẩm bổ sung đạm và các a xít béo không no (omega-3) có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của não bộ thai nhi. Tuy nhiên, gần như tất cả các loại cá đều có chứa một lượng thủy ngân nhất định. Cùng với các chất dinh dưỡng khác, thủy ngân cũng được hấp thu vào cơ thể người mẹ khi họ tiêu thụ cá trong bữa ăn. Thủy ngân là một kim loại có trong tự nhiên và tăng lên khi môi trường ô nhiễm. Hầu hết người lớn không bị ảnh hưởng bởi một lượng nhỏ thủy ngân, nhưng nếu mẹ bầu tiêu thụ một lượng thủy nhân đáng kể trước hoặc trong khi mang thai, sức khỏe của họ và thai nhi sẽ bị đe dọa. Thai nhi tiếp xúc với thủy ngân sẽ có thể dẫn đến: tổn thương hệ thần kinh nặng, tổn thương não, mất khả năng học tập, điếc bẩm sinh.


    Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) và Tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã đưa ra khuyến cáo cáo mẹ bầu nên ăn 2 - 3 khẩu phần cá mỗi tuần, tổng khoảng 250-350 gram và thường xuyên thay đổi các loại cá khác nhau trong bữa ăn. Chỉ nên ăn một khẩu phần, nhỏ hơn 170 gram mỗi tuần đối với một vài loại cá có hàm lượng thủy ngân trung bình như cá ngừ trắng, cá ngừ vây vàng, cá chép, cá mú, cá chim lớn, hoặc các loại cá có nồng độ thủy ngân tương đương. Các loại cá là lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu bao gồm: cá hồi, cá trích, cá bơn, cá tuyết, cá thu nhật, cá đối, cá rô nước ngọt, cá rô phi, cá chim nhỏ, cá bơ, cá mòi... Bên cạnh đó, tôm sú, tôm hùm, mực, cua, sò, hàu... cũng là các loại thực phẩm cung cấp đạm và béo tốt cho mẹ bầu.

    Cá biển có nhiều canxi nhưng cũng có lượng thủy ngân không nhỏ, hạn chế sử dụng trong giai đoạn đầu mang thai
    Cá biển có nhiều canxi nhưng cũng có lượng thủy ngân không nhỏ, hạn chế sử dụng trong giai đoạn đầu mang thai
    Mẹ bầu nên tránh một số loại cá biển chứa thủy ngân
    Mẹ bầu nên tránh một số loại cá biển chứa thủy ngân
  8. Top 8

    Dứa

    Tuy không thể hoàn toàn khẳng định ăn dứa khi mang bầu là an toàn nhưng loại quả này có thể tăng cường sức khỏe cho người sử dụng. Có không ít lời đồn xung quanh sảy thai do ăn dứa nhưng sự thật lại không hoàn toàn như vậy. Các nghiên cứu khoa học không đưa ra bất cứ kết luận nào chắc chắn nguyên nhân sảy thai là do ăn dứa. Đây được coi như một kinh nghiệm dân gian truyền miệng nên họ tránh ăn khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

    Theo phân tích, dứa chứa một loại enzyme tên là bromelain. Đây là một thành phần thường không được khuyến khích cho phụ nữ đang mang thai. Chúng có thể gây ra hoạt động làm phá vỡ cấu trúc protein cơ thể khiến bạn gặp phải vấn đề chảy máu bất thường. Tuy nhiên theo dữ liệu phân tích loại enzyme này tồn tại trong lõi và chúng ta thường bỏ chỉ ăn phần thịt. Do vậy lượng enzyme đi vào cơ thể có nguy cơ gây sảy thai nên mẹ bầu cũng nên thận trọng với loại quả này.

    Dứa có chứa bromelain tác dụng làm mềm tử cung gấy co tử cung
    Dứa có chứa bromelain tác dụng làm mềm tử cung gấy co tử cung
    Mẹ bầu cần thận trọng với dứa khi mang thai
    Mẹ bầu cần thận trọng với dứa khi mang thai
  9. Top 9

    Rau má

    Rau má là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Cụ thể, y học hiện đại đã chứng minh thành phần của rau má bao gồm nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, điển hình là saponin, alkaloid, flavonoid cùng vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Từ lâu, rau má được ví như “thuốc lợi tiểu” tự nhiên. Chính nhờ tác dụng này mà mẹ bầu thoát khỏi tình trạng bí tiểu, tiểu rắt do thai lớn chèn ép vào bàng quang. Chưa kể việc ăn rau má còn kích thích cơ thể bài trừ độc tố, giảm hấp thu chất béo có hại giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, với mẹ bầu thì việc sử dụng rau má cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.


    Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố kèm với tốc độ trao đổi chất trong cơ thể tăng lên sẽ khiến mẹ cảm thấy nóng trong người. Để khắc phục tình trạng này, bà bầu nên bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ dinh dưỡng của mình, tất nhiên là không thể thiếu loại rau thanh nhiệt, giải độc tốt như rau má. Tuy nhiên, trang sức khỏe Herbal Safety đã cảnh báo việc mẹ bầu ăn nhiều rau này nhẹ thì bị đầy hơi, chướng bụng nặng hơn nữa là dễ gặp phải những cơn gò tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai. Chính vì điều này mà trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nhất định phải tránh xa thứ rau này. Vậy từ sau tam cá nguyệt thứ hai trở đi bà bầu ăn rau má được không thì câu trả lời là có nhưng nên ăn với lượng ít và theo hướng dẫn của bác sĩ bạn nhé!

    Rau má
    Rau má
    Mẹ bầu ăn nhiều rau này nhẹ thì bị đầy hơi, chướng bụng nặng hơn nữa là dễ gặp phải những cơn gò tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai.
    Mẹ bầu ăn nhiều rau này nhẹ thì bị đầy hơi, chướng bụng nặng hơn nữa là dễ gặp phải những cơn gò tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai.
  10. Chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hi Lạp, Ấn Độ, Ý. Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa moringa có nhiều vitamin C hơn trái cam bảy lần, hơn sữa bốn lần chất calcium và hai lần protein, hơn cà rốt bốn lần vitamin A, hơn rau dấp cá ba lần chất sắt và hơn ba lần chất kali của chuối. Trái và hạt cây moringa cũng ăn được, hạt cây có mùi vị như măng tây. Trong hoa và rễ cây moringa có chất pterygospermin là một trụ sinh (antibiotic) rất mạnh, ăn thường xuyên sẽ giảm được nhiễm trùng do tạp khuẩn của môi trường.


    Tuy nhiên, rau chùm ngây tuy bổ dưỡng nhưng lại rất giàu alpha-sitosterol, một hợp chất có cấu trúc tương tự hormon estrogen trong cơ thể phụ nữ, hormon estrogen này lại có tác dụng co thắt cơ trơn tử cung, khả năng cao sẽ ảnh hưởng đến bào thai, thậm chí là sảy thai. Do đó, mặc dù rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng phù hợp với nguồn dinh dưỡng này. Bác sĩ không khuyến khích bà bầu ăn rau chùm ngây kể cả chỉ ăn một lượng rất ít, bởi vì còn rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác nhưng tiềm ẩn ít nguy cơ cho thai nhi hơn.

    Rau chùm ngây
    Rau chùm ngây
    Bác sĩ không khuyến khích bà bầu ăn rau chùm ngây
    Bác sĩ không khuyến khích bà bầu ăn rau chùm ngây




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy