Top 10 Món ăn an thai tốt cho mẹ bầu, giúp con khoẻ mạnh
Lần đầu mang thai, bên cạnh cảm giác hạnh phúc, vui sướng thì các bà mẹ còn gặp phải không ít bối rối về những thay đổi của cơ thể. Hơn nữa, do chưa có kinh ... xem thêm...nghiệm, mẹ bầu cũng có phần hơi lơ là việc chăm sóc bản thân và bé cưng trong bụng, nhất là việc bồi bổ cho thai nhi. Và trong bài viết này toplist sẽ giới thiệu đến bạn top các món ăn an thai tốt cho mẹ bầu, giúp con khoẻ mạnh qua bài viết dưới đây nhé.
-
Cháo chim bồ câu
Thịt chim câu là một loại nguyên liệu dễ kiếm, bổ dưỡng rất phù hợp cho mẹ bầu bồi bổ trong thai kỳ. Thịt chim bồ câu giúp hạn chế các tình trạng đầy bụng, trướng bụng, khó tiêu, giúp tăng tuần hoàn máu, giữ tinh thần thoải mái và kích thích thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Thịt chim bồ câu có hàm lượng protein rất cao. Hơn nữa, nó còn chứa một lượng canxi, sắt, đồng và các yếu tố vi lượng khác như vitamin A, B, E. So với thịt gà, vịt… chim bồ câu ngon và bổ hơn gấp 5-7 lần. Ăn thịt chim bồ câu sẽ giúp làm ấm cơ thể, chăm sóc da, phòng chống thiếu máu, bảo vệ tóc cho mẹ bầu.
Nguyên liệu:
- Thịt chim bồ câu: 1 con
- Gạo tẻ: 1/2 lon
- Đậu xanh: 50gr
- Cà rốt: 1/2 củ
- Nấm hương: 3–4 cái
- Gừng, hành lá, hành, tỏi băm, gia vị
Cách chế biến:
- Chim bồ câu sau khi sơ chế sạch thì cắt miếng vừa ăn, ướp hành tím, tiêu, nước mắm trong 30 phút cho ngấm gia vị.
- Rang gạo trên chảo nóng với lửa nhỏ, không để gạo bị biến màu. Đậu xanh vo sạch, rồi ngâm trong nước ấm để nở mềm nhanh hơn. Khi đậu xanh đã nở mềm thì vớt ra đãi vỏ, rửa lần nữa rồi để ráo.
- Ngâm nấm hương cho nở rồi đem rửa sạch, thái nhỏ.
- Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu.
- Hành lá và gừng rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho gạo rang, đậu xanh, gừng vào nồi nước để nấu cháo. Cháo sôi, hạ lửa liu riu. Lâu lâu nhớ đảo cháo để gạo, đậu xanh không bị dính đáy nồi.
- Bắc chảo khác, phi thơm hành tỏi rồi cho thịt chim bồ câu vào xào. Tiếp đến cho cà rốt, nấm hương vào xào chung, nêm nếm cho thấm gia vị.
- Khi nồi cháo sôi và sánh lại thì cho phần thịt bồ câu xào cà rốt, nấm hương vào. Nêm nếm lại vị vừa ăn cho mẹ bầu, nấu thêm tầm 15 phút cho cháo và thịt chim hòa quyện rồi tắt bếp.
- Múc cháo ra tô và rắc thêm tiêu, hành lá là bạn đã có một bát cháo chim bồ câu thơm ngon, nóng hổi để bồi bổ.
Cháo chim câu tuy giàu dinh dưỡng nhưng mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 con để có sự đa dạng về nguồn thực phẩm để cơ thể phát triển toàn diện. Hy vọng cách nấu cháo chim bồ câu cho bà bầu mà Toplist hướng dẫn sẽ giúp ích cho các mẹ bầu.
-
Cháo gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc
Trong danh sách những món ăn ngon tốt cho cả mẹ lẫn con trong thời gian thai kỳ thì không thể không kể đến món cháo gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc. Đây là món ăn không chỉ có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn lại bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho mẹ bầu đang mang thai những tháng đầu mà gặp chứng ốm nghén, mất ngủ.
Thịt gà ác có thành phần dinh dưỡng cao gồm protein, các chất béo có lợi, chất khoáng… mà lại được nấu cùng các vị thuốc bắc như nhân sâm, táo đỏ, kỷ tử, ý dĩ, hoài sơn… có công dụng chữa chán ăn, suy nhược cơ thể, bổ máu. Bên cạnh đó, hạt sen thì luôn được biết đến như "thần dược" chữa mất ngủ, giúp mẹ bầu an thần, tâm trạng thoải mái.
Nguyên liệu:
- 100 gr gạo hạt nhỏ
- 1 con gà ác (khoảng 6-800gr)
- 20 gr hạt sen
- 1 gói thuốc bắc nhỏ
- Rau mùi, hành lá
- Gia vị cần thiết
Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu:
- Gạo rửa sạch rồi rang sơ qua từ 2-3 phút để khi nấu cháo hạt gạo nở bung, món ăn sẽ thêm ngon và dinh dưỡng.
- Gà làm sạch rồi sát qua 1 lớp muối tinh để làm bay hết mùi hôi tanh. Hạt sen: Loại bỏ tim hạt sen, rửa sạch, đem luộc chín, vớt ra để trên rổ cho ráo nước.
Bước 2: Hầm gà với thuốc bắc:
- Cho gà đã sơ chế sạch sẽ vào 1ml nước và gói thuốc bắc vào nồi (sử dụng nồi hầm hoặc nồi áp suất là tốt nhất) và hầm trong khoảng 40-45 phút.
- Sau khi hầm gà cùng thuốc bắc xong thì vớt gà và thuốc bắc ra. Phần thuốc bắc sau khi hầm đã hết dinh dưỡng bạn có thể bỏ đi. Thịt gà để ngột rồi lọc thịt băm nhuyễn hoặc cho vào máy xay nhỏ.
Bước 3: Nấu cháo với nước hầm gà thuốc bắc:
- Cho số gạo đã rang, hạt sen đã sơ chế và luộc chín vào nồi nước hầm gà và thuốc bắc nấu với lửa vừa khoảng 10 phút rồi nêm nếm gia vị vừa miệng ăn. Sau đó chỉnh bếp lửa nhỏ và liên tục khuấy đều tay.
- Lưu ý bạn phải liên tục để ý và quan sát nồi cháo để tránh tình trạng cháo bị khê dưới đáy nồi. Sau khi đã thành cháo bạn hãy nếm thử và nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị nhất và tắt bếp.
-
Cháo cá chép
Cháo cá chép là một trong số các món ngon tốt cho bà bầu quen thuộc từ ngàn xưa. Thực tế cho thấy rằng, thịt cá chép có rất nhiều công dụng như lợi tiểu, tốt cho hệ tiêu hóa, chữa ho, mẩn ngứa… Đặc biệt, với bà bầu và sản phụ sau sinh, cháo cá chép được biết đến nhiều là món ăn an thai, lợi sữa. Quan niệm dân gian cho rằng, trong thai kì bà bầu ăn cháo cá chép thường xuyên sẽ sinh ra những đứa con thông minh, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh. Vì trong thịt cá chép có nhiều protein và các axit amin, chất béo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Nguyên liệu:
- Cá chép 1 con(khoảng 1kg)
- Gạo tẻ 100 gr
- Gạo nếp 50 gr
- Hành lá 3 nhánh
- Ngò rí 5 cây
- Ớt tươi 2 trái
- Chanh 1 quả
- Rượu gừng 100 ml
- Gừng 1 củ(cắt lát)
- Hành tăm băm nhuyễn 2 muỗng canh(củ nén)
- Dầu điều 2 muỗng canh
- Nước mắm 1 muỗng canh
- Bột canh 1/2 muỗng cà phê
- Muối/ tiêu 1 ít
Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Đầu tiên, bạn đánh vảy cá chép, loại bỏ phần ruột bên trong. Sau đó, bạn chà xát muối và ½ củ gừng đập dập lên thân cá chép rồi rửa lại nhiều lần với nước để khử mùi tanh.
- Tiếp đó, bạn bóc vỏ củ hành khô, cắt lát rồi băm nhuyễn. Nhặt bỏ lá úa vàng của thì là và hành lá, bạn rửa sạch với nước muối pha loãng, cắt thành khúc ngắn.
Bước 2: Luộc và lọc cá:
- Kế tiếp, bạn cho cá chép vào nồi, đổ nước vừa ngập và cho thêm ½ củ gừng đập dập còn lại kèm vài cọng rau thì là vào luộc chín. Sử dụng thì là và gừng là mẹo nấu cháo cá chép cho bà bầu đơn giản đảm bảo thành phẩm không còn mùi tanh.
- Sau khi cá chép chín, bạn vớt ra ngoài đợi nguội bớt thì gỡ lấy phần thịt. Phần xương cá để tách riêng rồi đem cho vào máy xay xay nhuyễn, sau đó dùng rây lọc lấy phần nước cốt của xương để nấu cháo.
Bước 3: Nấu cháo:
- Sau đó, bạn vo gạo thật sạch rồi cho vào nồi, thêm phần nước cốt xương cá chép đã lọc sao cho đạt tỷ lệ 1 phần gạo, 10 phần nước.
- Để có món cháo cho bà bầu ngon đậm đà, bạn cho thêm ½ muỗng cà phê muối vào cùng, bắc lên bếp ninh chín nhừ.
Bước 4: Xào thịt cá:
- Tiếp theo, bạn bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn vào đun sôi rồi cho hành củ băm nhỏ vào phi thơm. Sau đó, bạn cho tiếp phần thịt cá đã gỡ vào xào, nêm thêm ½ muỗng cà phê nước mắm, ½ muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt vào, đảo đều. Lưu ý, bạn nên đảo nhẹ tay để cá chép không bị nát mà vẫn đảm bảo thấm vị.
- Bạn xào thịt cá khoảng 3 phút, tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành và trình bày:
- Khi cháo đã chín nhừ, bạn trút toàn bộ phần thịt cá đã xào vào nồi cháo rồi đun cho cháo sôi lại lần nữa. Sau đó nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi tắt bếp. Cuối cùng, bạn múc cháo ra bát, thêm lên trên ít hành lá, thì lá cắt nhuyễn và ít tiêu xay là đã hoàn thành cách nấu cháo cá chép dành cho bà bầu.
- Vậy là với cách nấu cháo cá chép trên, bạn đã có thể dễ dàng chuẩn bị món ăn thơm ngon, bổ dưỡng rồi. Để biết rõ hơn cách thực hiện hoặc mong muốn học thêm nhiều món Việt ngon khác nhằm chăm sóc người thân đặc biệt là phụ nữ mang thai
-
Cá hồi chiên sốt mật ong
Cá hồi chiên sốt mật ong kích thích vị giác bởi hương vị thơm ngon, cuốn hút. Cá hồi là loại hải sản tươi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, kết hợp với mật ong mang lại cho người dùng rất nhiều dưỡng chất có lợi, đặc biệt đối với phụ nữ mới mang thai. Bổ sung cá hồi chiên mật ong vào thực đơn sẽ giúp mẹ bầu thêm phần ngon miệng, lại bổ sung được nhiều dưỡng chất cho bé.
Nguyên liệu:
- Phi lê cá: 2 Miếng
- Muối: 1/4 Muỗng cà phê
- Tiêu: 1/4 Muỗng cà phê
- Bơ: 30 gr
- Mật ong: 3 Muỗng canh
- Nước tương: 3 Muỗng canh
- Chanh: 1 Trái
- Dầu ăn
Cách chế biến:
- Rắc đều muối và tiêu lên bề mặt miếng cá hồi, để khoảng 10 phút cho thấm.
- Làm nóng dầu trong chảo chống dính, cho cá hồi vào chiên vàng đều hai mặt.
- Tiếp tục dùng dầu trong chảo, cho bơ, mật ong, nước tương, nước cốt chanh vào, khuấy đều rồi đun lửa nhỏ cho sệt lại.
- Cho cá hồi vào chảo trở lại, tiếp tục đun và rưới nước sốt lên cho thấm đều. Thực hiện khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
- Cho cá hồi vào đĩa/chén cơm trắng, thêm nước sốt, rắc ngò rí và thưởng thức. Món này ăn nóng sẽ rất ngon. Vị chua chua ngọt ngọt ăn hoài không ngán.
-
Súp lơ xào thịt bò
Không chỉ có hương vị thơm ngon, ăn ngon miệng mà thịt bò xào súp lơ chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa, đạm, sắt, và các loại vitamin có khả năng bồi bổ cơ thể cho phụ nữ mới mang thai, nâng cao sức khỏe mẹ bầu và cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt. Vậy cách làm món thịt bò xào súp lơ trắng như thế nào, cách làm món thịt bò xào súp lơ xanh có khác nhau hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nguyên liệu:
- Súp lơ xanh 1 cái
- Thịt bò 400 gr
- Gia vị: dầu ăn, muối, hạt nêm, dầu mè, xì dầu, bột bắp…
Phần nước sốt thịt bò:
- 1,5 thìa bột ngô
- 2 thìa rượu trắng
- 2 thìa nước tương
- 1 thìa dầu mè
- Nửa thìa muối
Sơ chế nguyên liệu:
- Súp lơ cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn, rửa thật sạch. Sau đó luộc sơ qua với nước hoặc cho vào lò vi sóng rồi quay sơ để cho rau giữ được độ giòn.
- Thịt bò mua về đem rửa sạch, cắt thành những miếng mỏng cho vừa ăn, ướp chung với phần nước sốt đã được chuẩn bị ở trên
Cách chế biến:
- Bắt chảo lên bếp, rồi cho dầu ăn vào đun sôi, đợi khi dầu sôi thì cho tỏi đã băm vào phi thơm. Sau đó cho thịt bò vào xào thịt bò với lửa lớn.
- Xào thịt bò trong khoảng 1 phút thì thêm súp lơ vào. Xào thật đều tay khoảng vài phút. Sau đó nêm gia vị lần nữa cho vừa ăn thì tắt bếp. Múc thịt ra đĩa và trang trí rồi thưởng thức.
-
Chân giò hầm đậu đỏ
Chân giò hầm đậu đỏ là món ăn được nhiều bà bầu áp dụng trọng thực đơn của mình. Đậu đỏ và chân giò chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng rất lớn, không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ, nó còn kích thích sữa nhiều, giúp thai nhi phát triển tốt. Đây là món ăn dành cho bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ mà các mẹ nên chú ý bổ sung vào thực đơn.
Nguyên liệu:
- Đậu đỏ 100 gr
- Chân giò heo 700 gr
- Hành tím băm 1 muỗng canh
- Dầu ăn 1 muỗng canh
- Hạt nêm 1 muỗng canh
- Muối 1/2 muỗng canh
- Hành lá/ngò cắt nhỏ 1 muỗng canh.
Cách chế biến:
- Ngâm đậu: 100gr đậu đỏ bạn ngâm trong nước khoảng 8 giờ để đậu mềm, sau đó bạn vớt đậu ra, rửa sạch, để ráo.
- Sơ chế chân giò: Chân giò bạn làm sạch, chặt thành khúc vừa ăn. Để làm sạch và khử mùi hôi chân giò bạn đun sôi 1 nồi nước rồi thả chân giò đã chặt khúc vào chần khoảng 1 -2 phút, sau đó bạn lấy chân giò ra rửa lại với nước lạnh, để ráo.
- Hầm chân giò với đậu đỏ: Đặt nồi lên bếp, bật lửa vừa, cho vào nồi 1 muỗng canh hành tím băm, phi thơm. Tiếp theo bạn trút chân giò và đậu đỏ vào đảo vài cái cho đều với dầu và hành phi rồi nêm vào 1 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh muối. Sau khi gia vị thấm vào chân giò thì trút vào nồi khoảng 500ml nước, đậy nắp, đun sôi nước rồi hạ lửa nhỏ hầm khoảng 1 giờ. Sau khi chân giò chín mềm bạn nêm nếm lại cho vừa ăn, rắc vào nồi hành lá, ngò rí cắt nhỏ, tắt bếp.
-
Cháo cá lóc nấu với quả Bầu
Từ xa xưa người ta đã “kháo” nhau rằng ăn nhiều cá sẽ giúp thông minh hơn. Cá chứa nhiều chất đạm, không những giúp an thai mà còn tốt cho sự phát triển của bé nữa đấy. Cá cũng cung cấp các chất dinh dưỡng như protein và vitamin. Mẹ có thể chế biến nhiều loại cá khác nhau như cá chép, cá lóc, cá diêu hồng,…để tốt cho sức khỏe và ăn không bị ngán. Đây là món ăn dành cho bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ các mẹ nên chú ý bổ sung.
Nguyên liệu:
- Gạo 1/2 chén (chén cơm)
- Cá lóc 1 con (khoảng 200 - 300gr)
- Bầu 1 trái (khoảng 200 - 300gr)
- Giá 100 gr
- Rau đắng 100 gr
- Ớt 1 trái
- Hành tím 1 củ
- Tỏi 5 tép
- Dầu ăn 2 muỗng canh
- Nước mắm 4 muỗng canh
- Gia vị thông dụng (muối/ đường/ tiêu xay/ hạt nêm)
Cách chế biến:
Sơ chế và luộc cá:
- Cá lóc mua về cạo sạch vảy, bỏ mang, loại bỏ phần ruột cá. Sau đó dùng muối chà xát toàn bộ thân cá cho bớt nhờn rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Bắc 1 cái nồi lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn rồi cho 1 củ hành tím cắt lát mỏng và 1 tép tỏi cắt lát mỏng vào phi thơm.
- Khi hành - tỏi đã chuyển màu vàng, cho vào khoảng 700ml nước (3/4 tô nước) rồi vớt hết xác hành - tỏi ra.
- Cho cá vào, đậy vung và luộc cá trong vòng 7 - 10 phút cho cá chín. Sau khi cá chín thì vớt cá ra.
Rang gạo và nấu cháo:
- Bắc 1 cái nồi lên bếp và đun cho thật nóng. Khi nồi đã bốc hết hơi nước, cho 1/2 chén gạo vào, rang cho đến khi gạo chuyển màu vàng và tỏa ra mùi thơm.
- Cho gạo đã rang vàng vào nồi nước luộc cá và đun sôi. Thêm 1 muỗng canh hạt nêm, đậy hở vung và nấu cháo trong 10 - 15 phút để cháo nở bung, chín mềm.
Sơ chế bầu và rau ăn kèm:
- Bầu mua về rửa sạch, cạo bỏ vỏ, bổ làm 4 rồi cắt thành những khúc dài cỡ 2 - 3 đốt ngón tay.
- Giá và rau đắng ngâm qua với nước muối loãng trong 3 - 5 phút để cho sạch rồi vớt ra, rửa lại với nước, để ráo.
- Hành lá rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
Làm nước chấm:
- Giã nhỏ 1 trái ớt cùng 4 tép tỏi còn lại. Khi ớt - tỏi được nhuyễn đều thì cho 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng canh đường và 4 muỗng canh nước mắm vào, khuấy đều để làm nước chấm.
Hoàn thành:
- Khi nồi cháo đã sôi được khoảng 15 phút thì cho bầu vào nấu khoảng 3 - 5 phút cho đến khi bầu chín.
- Cho phần hành - tỏi đã vớt ra ban nãy cùng hành lá cắt khúc và 1 muỗng tiêu xay vào, nêm nếm lại vừa ăn rồi nấu thêm khoảng 2 - 3 phút và tắt bếp.
- Múc cháo ra tô cùng giá và rau đắng. Chấm cá với nước chấm đã chuẩn bị.
Thành phẩm: Cháo cá lóc nấu bầu thơm ngon, có vị ngon ngọt của thịt cá lóc tươi, cháo chín mềm và rất vừa miệng, ăn kèm cùng rau đắng và giá cực kì thanh mát và hấp dẫn.
-
Cháo bí đỏ với tôm
Bí đỏ có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho bà bầu khi mang thai. Ngoài ra trong bí đỏ chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ, tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu, duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ và giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ.
Nguyên liệu:
- Bí đỏ: 200gr
- Tôm tươi: 200gr
- Gạo nếp: 50gr
- Gạo tẻ: 50gr
- Gia vị: hạt nêm, đường, bột ngọt, muối
Cách chế biến:
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
- Gạo nếp vo sạch, ngâm nước vài tiếng cho gạo nở.
- Tôm lột vỏ, rút chỉ đen, cắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy theo độ tuổi của bé rồi ướp với chút bột nêm và đầu hành trắng giã nhuyễn.
- Bắc nổi nước nóng, cho nếp và bí đỏ vào nấu nhừ. Lưu ý lượng nước gấp đôi lượng gạo. Nấu lửa nhỏ cho đến khi gạo nếp và bí thật nhừ. Trong lúc nấu bạn nhớ khuấy đều để cháo không dính đáy nồi, dễ bị khét.
- Cháo chín nhừ bạn cho tôm vào đợi chín tới thì tắt bếp.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc hành ngò lên trên, dùng nóng.
-
Cháo hàu nấu hạt sen
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ 200 gr
- Gạo nếp 50 gr
- Hàu sống 600 gr
- Hạt sen 20 gr
- Nấm rơm 20 gr
- Cà rốt 1 củ
- Hành tím 1 củ
- Rau răm 50 gr
- Hành lá 50 gr
- Tiêu xay 5 gr
- Ớt tươi 2 trái
- Đường 5 gr
- Muối 5 gr
- Nước mắm 20 ml
- Dầu ăn 50 ml
Cách chế biến:
Sơ chế nguyên liệu:
- Đầu tiên, bạn đem gạo nếp và gạo tẻ trộn chung với nhau sau đó vo sạch. Tiếp theo, bạn nước vào ngâm trong khoảng thời gian từ 1 - 2 tiếng để hạt gạo nở mềm. Cách làm này sẽ giúp tiết kiệm thời gian nấu, gạo sẽ nhanh chín hơn.
- Tiếp theo, hạt sen sau khi mua về thì bạn đem tách vỏ và loại bỏ nhân sen sau đó đem rửa sạch với nước rồi để sang một bên cho đến khi ráo nước.
- Hàu bạn rửa sạch rồi lấy riêng thịt ra rồi đem thái nhỏ, sau đó cho vào một bát nhỏ.
- Rau răm, hành lá và ớt tươi bạn đem rửa sạch rồi thái nhỏ, rau răm và hành lá bạn đem nhặt ngọn, thái khúc nhỏ còn cà rốt thì đem gọt vỏ rồi thái hạt lựu.
- Nấm rơm khi mua về nhớ rửa sạch và loại bỏ phần chân gốc sau đó ngâm với hỗn hợp nước muối trong khoảng từ 5-7 phút thì lấy ra và cắt đôi.
Nấu cháo:
- Lấy gạo đã chuẩn bị ở trên cho vào nồi, sau đó cho thêm hạt sen, nước dùng xương, cà rốt thái hạt lựu vào nồi và đun sôi. Sau khi cháo đã bắt đầu chín thì bật nhỏ lửa để ninh cho cháo nhừ.
- Bắc chảo lên bếp, cho vào 50ml dầu ăn sau đó phi thơm hành khô. Khi đã có mùi thơm, bạn cho thêm 20ml nước mắm vào chảo cùng với hàu và nấm rơm sau đó xào nhỏ lửa cho đến khi chín.
- Khi cháo đã chín nhừ, bạn cho hàu xào vào và tiếp tục ninh nhỏ lửa trong thời gian khoảng 10 phút thì tắt bếp. Bây giờ bạn hãy nêm thêm gia vị cho vừa ăn.
- Sau đó múc cháo ra tô, rắc thêm một ít hành lá, tiêu xay, ớt tươi và rau răm thái nhỏ là bạn có thể thưởng thức rồi.
Thành phẩm:
- Hương thơm của gạo nếp và gạo tẻ dịu nhẹ, hàu sữa tươi ngon thấm đều gia vị cùng với mùi vị của hành phi, tiêu xay và ớt đã tạo nên hương vị đậm đà của món ăn.
- Món ăn giàu dinh dưỡng này mà dùng để chiêu đãi gia đình hoặc dùng để ăn sáng để tiếp thêm năng lượng cho một ngày dài làm việc thì rất là phù hợp đấy.
-
Cháo cá hồi
Một trong các gọi ý tiếp theo đó là cháo cá hồi, không chỉ giúp cho mẹ an thai mà còn giúp cho thai nhi phát triển tốt về não bộ ngay từ khi còn trong bụng mẹ nhờ hàm lượng DHA rất cao.
Nguyên liệu:
- Xương cá hồi: 1 bộ
- Cá hồi phi lê: 100 gram
- Gạo nếp: 250 gram
- Gạo tẻ: 1 nắm nhỏ
- Hành khô: 2 củ
- Hành lá, thì là
- Gia vị: mắm, muối, tiêu, hạt nêm
Cách chế biến:
- Xương cá hồi rửa sạch, để ráo nước. Gạo tẻ, gạo nếp đem vo sạch, rồi cho vào bát nước sạch ngâm khoảng 30 – 60 phút cho hạt gạo nở mềm. Làm như vậy cách nấu cháo cá hồi cho bà bầu ngon, hấp dẫn và nhanh chín hơn. Hành khô bóc bỏ vỏ, băm nhỏ. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
- Sau khi sơ chế xong nguyên liệu, bạn cho xương cá hồi vào nồi + một chút nước rồi đun sôi khoảng 5 – 7 phút cho thịt cá hồi chính nhé. Sau đó lấy tay gỡ thịt cá hồi ra đĩa để riêng. Còn phần xương cá hồi cho vào nồi ninh nhừ khoảng 30 – 40 phút rồi chắt lấy phần nước ninh xương cá để riêng.
- Trong thời gian ninh xương, bạn bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn vào chảo đun nóng, rồi cho hành khô vào chảo phi thơm + thịt cá hồi + 1/3 thìa cà phê muối, rồi đảo đều khoảng 5 phút cho thịt ngấm gia vị.
- Chắt lấy nước ninh xương cá cho ra nồi mới, rồi cho gạo vào chung và tiến hành ninh cháo cho đến khi hạt gạo chín, nở mềm là được.
- Cuối cùng, khi cháo chín, bạn nêm lại gia vị một lần nữa cho vừa miệng ăn là xong. Cho hành lá thái nhỏ vào bát + thịt cá hồi + rồi múc cháo lên trên + một chút hạt tiêu, rồi trộn đều và thưởng thức.
Công dụng: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi rất tốt cho mọi đối tượng đặc biệt bà bầu nhờ lượng omega-3 trong thực phẩm này dồi dào. Ăn cháo cá hồi giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân và giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, bà bầu ăn nhiều cá còn giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ.
Lưu ý: Nên ăn nóng và cá hồi nên đặt mua ở cửa hàng uy tín, tránh cá hỏng, kém chất lượng.