Nhật Bản
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2014, người Nhật Bản là người dân sống thọ nhất thế giới với tuổi thọ trung bình là 82,6 tuổi, trong khi đó Mỹ là 78,2 tuổi. Hơn 1/5 trong số 126 triệu dân Nhật Bản sống đến năm 65 tuổi hoặc già hơn. Tính trên toàn dân số Nhật Bản, cứ 10.000 dân thì có 14,09 người sống đến trăm tuổi. Trong vòng 20 năm nay Nhật Bản luôn đứng ở vị trí số 1 là nước có tuổi thọ cao nhất thế giới, trong đó tuổi thọ trung bình của nam là 78, và tuổi thọ trung bình của nữ là 86. Có rất nhiều nguyên do dẫn đến vấn đề trên song nhiều chuyên gia cho rằng lí do chủ yếu xuất phát từ quan điểm hôn nhân của giới trẻ Nhật. Ngày nay, các bạn trẻ ở Nhật có xu hướng ngại kết hôn và sinh con, nếu có họ cũng chỉ muốn có một người con để dễ dàng chăm sóc, dạy dỗ. Chính điều này đã tạo nên sự mất cân bằng trong xã hội, gây ra tình trạng già hóa nhanh ở Nhật.
Tỷ lệ tử vong do bệnh tim được quan sát ở Nhật Bản cũng rất thấp. Khi kiểm tra tuổi thọ đặc biệt của người Nhật Bản, người ta nhận thấy cái gọi là hiện tượng "Okinawa". Trên hòn đảo này, số người chết vì đột quỵ, ung thư và bệnh tim chỉ bằng 59%, 69% và 59% tỷ lệ chết tương ứng ở các nơi khác và thấp hơn nhiều so với thế giới. Nhật Bản nói nhiều về dân số già kể từ sau khi bong bóng bất động sản vỡ tung vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Số lượng người già ở Nhật Bản tăng quá nhanh khi bắt đầu thống kê số lượng người 100 tuổi trở lên từ năm 1963. Lúc đó, Nhật Bản chỉ có 153 người trên 100 tuổi và con số này nhanh chóng vượt ngưỡng 10.000 vào năm 1998 phần lớn nhờ các tiến bộ y học. Tính đến ngày 15-9-2020, Nhật Bản có hơn 80.400 người từ 100 tuổi trở lên; dự kiến tới năm 2040 sẽ có tới 300.000 người. Dân số già khiến nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu suy yếu bởi hai yếu tố chính là chi phí lương hưu và chăm sóc y tế quá lớn.