Top 10 Quốc gia có dân số già nhất thế giới

Phương Thuý 13114 0 Báo lỗi

Con người chính là nguồn lực cho mọi sự phát triển. Già hóa dân số đang trở thành vấn đề đáng lo ngại chung tại nhiều khu vực trên thế giới. Lợi thế cạnh tranh ... xem thêm...

  1. Top 1

    Monaco

    Monaco, tên chính thức là Thân vương quốc Monaco hay Công quốc Monaco là một quốc gia có chủ quyền tại châu Âu. Monaco có ba mặt tiếp giáp với nước Pháp và mặt còn lại giáp với Địa Trung Hải và trung tâm của công quốc cách nước Ý khoảng 16 km (9,9 dặm). Monaco là nước có GDP trên danh nghĩa cao nhất thế giới bình quân đầu người là 215.163 Đô la Mỹ và là quốc gia có mật độ dân cư cao nhất trên thế giới. Monaco cũng có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới với số tuổi là 90 và là nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Sau những lần lấn biển gần đây, tổng diện tích của Monaco là 2,05 km² (0,79 mi²). Chính vì vậy, tuy là quốc gia nhỏ bé nhưng mật độ dân số tại đây lại rất đông.


    Monaco là quốc gia có diện tích nhỏ thứ hai trên thế giới với tổng dân số là 40.000 người, Monaco đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số ngày một nhanh. Tuy là một trong những đất nước có tuổi thọ trung bình cao nhất và tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới nhưng dân số Monaco phần đa đã quá tuổi lao động tạo nên nhiều áp lực cho chính phủ quốc gia này. Với hơn 1/3 dân số đã trên độ tuổi 65, chắc chắn trong tương lai chính phủ Monaco sẽ phải cố gắng nỗ lực hết mình để tìm ra những giải pháp cải thiện tình hình. Trong năm 2021, dân số của Monaco dự kiến sẽ tăng 276 người và đạt 39.650 người vào đầu năm 2022. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm vì số lượng sinh sẽ ít hơn số người chết đến 0 người.

    Quốc gia Monaco
    Quốc gia Monaco
    Monaco
    Monaco

  2. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2014, người Nhật Bản là người dân sống thọ nhất thế giới với tuổi thọ trung bình là 82,6 tuổi, trong khi đó Mỹ là 78,2 tuổi. Hơn 1/5 trong số 126 triệu dân Nhật Bản sống đến năm 65 tuổi hoặc già hơn. Tính trên toàn dân số Nhật Bản, cứ 10.000 dân thì có 14,09 người sống đến trăm tuổi. Trong vòng 20 năm nay Nhật Bản luôn đứng ở vị trí số 1 là nước có tuổi thọ cao nhất thế giới, trong đó tuổi thọ trung bình của nam là 78, và tuổi thọ trung bình của nữ là 86. Có rất nhiều nguyên do dẫn đến vấn đề trên song nhiều chuyên gia cho rằng lí do chủ yếu xuất phát từ quan điểm hôn nhân của giới trẻ Nhật. Ngày nay, các bạn trẻ ở Nhật có xu hướng ngại kết hôn và sinh con, nếu có họ cũng chỉ muốn có một người con để dễ dàng chăm sóc, dạy dỗ. Chính điều này đã tạo nên sự mất cân bằng trong xã hội, gây ra tình trạng già hóa nhanh ở Nhật.


    Tỷ lệ tử vong do bệnh tim được quan sát ở Nhật Bản cũng rất thấp. Khi kiểm tra tuổi thọ đặc biệt của người Nhật Bản, người ta nhận thấy cái gọi là hiện tượng "Okinawa". Trên hòn đảo này, số người chết vì đột quỵ, ung thư và bệnh tim chỉ bằng 59%, 69% và 59% tỷ lệ chết tương ứng ở các nơi khác và thấp hơn nhiều so với thế giới. Nhật Bản nói nhiều về dân số già kể từ sau khi bong bóng bất động sản vỡ tung vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Số lượng người già ở Nhật Bản tăng quá nhanh khi bắt đầu thống kê số lượng người 100 tuổi trở lên từ năm 1963. Lúc đó, Nhật Bản chỉ có 153 người trên 100 tuổi và con số này nhanh chóng vượt ngưỡng 10.000 vào năm 1998 phần lớn nhờ các tiến bộ y học. Tính đến ngày 15-9-2020, Nhật Bản có hơn 80.400 người từ 100 tuổi trở lên; dự kiến tới năm 2040 sẽ có tới 300.000 người. Dân số già khiến nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu suy yếu bởi hai yếu tố chính là chi phí lương hưu và chăm sóc y tế quá lớn.

    Nhật Bản
    Nhật Bản
    Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao
    Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao
  3. Top 3

    Đức

    So với các nước châu Âu nói chung thì Đức hiện nay được xem là một trong những quốc gia có tỉ lệ tuổi thọ bình quân khá cao. Theo báo cáo thống kê y tế thế giới năm 2016 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, tuổi thọ toàn cầu là 71,4 tuổi và tuổi thọ của người Đức là 81 tuổi. Chuyên gia Totberg chỉ ra rằng, đặc biệt là Đức rất coi trọng việc phát triển thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ, không chỉ vì lợi ích cuộc sống cá nhân mà còn giúp cả nước tiết kiệm chi phí y tế rất lớn. Là quốc gia có tỉ lệ dân số già cao nhất Châu Âu, Đức đang đối mặt với nhiều nguy cơ suy giảm về nhân lực lao động và sự phát triển của nền kinh tế. Với 21.45% người có tuổi thọ 65 năm tính đến năm 2060, chính phủ Đức còn gặp rất nhiều khó khăn trong giải pháp an sinh xã hội và ổn định ngân sách cho lương hưu. Không những thế, là một quốc gia với nền công nghiệp phát triển mạnh lại phải đối mặt với sự thiếu hụt lực lượng lao động trẻ nhiệt huyết chắc chắn Đức sẽ gặp phải nhiều thách thức trong tương lai.


    Trong năm 2021, dân số của Đức dự kiến sẽ tăng 116.526 người và đạt 83.891.960 người vào đầu năm 2022. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm vì số lượng sinh sẽ ít hơn số người chết đến -176.777 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 293.303 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Đức để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác. Mấy năm trở lại đây, thế giới nhắc nhiều đến vấn đề “Già hóa dân số tại Đức”. Đặt ra thách thức lớn đối với phúc lợi xã hội. Cứ 8 người tại Đức, lại có 1 người trên 60 tuổi. Tỷ lệ sinh giảm; tuổi thọ kéo dài; khiến tỷ lệ người cao tuổi tại Đức ngày càng tăng cao. Trước tình hình này, Đức nỗ lực đưa ra các giải pháp tốt nhất. Nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc người già. Xã hội phát triển; mối quan hệ giữa người với người cũng thay đổi nhiều. Các cặp vợ chồng tại Đức không sinh nhiều con. Họ không có truyền thống sống chung với con cái. 90% người già tại Đức sống trong viện dưỡng lão, bệnh viện; hoặc khu chăm sóc chuyên biệt. Số ít người già sống một mình tại nhà riêng.

    Đức cũng có tỉ lệ già hoá cao
    Đức cũng có tỉ lệ già hoá cao
    Đức
    Đức
  4. Già hóa dân số, tỷ lệ sinh giảm kỷ lục đã trở thành một vấn đề tại ngay cả những nền kinh tế lớn của thế giới. Những nước láng giềng của Hàn Quốc như Trung Quốc, Nhật Bản cũng đang gặp tình trạng tương tự. Đây cũng là các nước có tỷ lệ già hóa dân số cao nhất tại châu Á. Đảo Nokdo là hình ảnh điển hình về cuộc khủng hoảng nhân khẩu học mà Hàn Quốc - nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đang phải đối diện. Tỷ lệ sinh của Hàn Quốc chỉ còn 0,84 trẻ năm 2020 từ mức 4,5 trẻ năm 1970. Năm ngoái, Hàn Quốc là quốc gia có tốc độ lão hóa nhanh nhất thế giới với tỷ lệ sinh cũng thấp nhất thế giới. Cứ với đà này, Hàn Quốc sẽ vượt Nhật Bản trở thành xã hội già nhất vào năm 2045. Cả bãi biển ở đảo Nokdo, Hàn Quốc chỉ có 3 đứa trẻ chơi đùa, anh em nhà Lyoo. Lyoo Chan-hee và 2 cô em gái. Chúng chỉ có thêm duy nhất 1 người bạn trên đảo, cũng là bạn cùng lớp. Ông Kim Si-young, 66 tuổi, là một trong 100 cư dân cuối cùng của làng chài sôi động một thời trên đảo Nokdo chia sẻ: "Nó sẽ trở thành hòn đảo hoang nếu số người vẫn tiếp tục giảm, điều đó làm tôi rất buồn. Tôi muốn bảo vệ Nokdo nhưng thật buồn khi thấy ngày càng ít người ở đây".

    Viện nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc (KERI) thuộc Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) ngày 3/3 công bố số liệu cho biết tổng tỷ lệ sinh của Hàn Quốc đã giảm từ 4,53 trẻ năm 1970 xuống 0,98 trẻ năm 2018, mức giảm trung bình 3,1%/năm, tốc độ giảm nhanh nhất trong số các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Bên cạnh đó, tốc độ già hóa dân số của Hàn Quốc cũng nhanh nhất OECD. Tỷ lệ dân số hơn 65 tuổi trên tổng dân số của Hàn Quốc giai đoạn 1970-2018 tăng bình quân 3,3%/năm, cũng cao nhất trong số các nước OECD. Hàn Quốc bắt đầu bước vào xã hội già hóa năm 2000 (dân số già chiếm trên 7% tổng dân số). Năm 2018, Hàn Quốc trở thành xã hội già hóa (dân số già chiếm trên 14% tổng dân số). Nếu tiếp tục xu thế này, Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ bước vào xã hội siêu già vào năm 2026, tức dân số già chiếm trên 20% tổng dân số.

    Hàn Quốc
    Hàn Quốc
    Hàn Quốc
    Hàn Quốc
  5. Ý còn gọi là Italia, tên chính thức là Cộng hoà Ý là một quốc gia cộng hoà nghị viện đơn nhất tại châu Âu. Lãnh thổ Ý vươn ra phần trung tâm của Địa Trung Hải, hai đảo lớn nhất là Sicilia và Sardegna. Là một quốc gia phát triển với GDP đứng hàng thứ 7 và thứ 20 về chỉ số phát triển con người của thế giới nhưng Ý cũng đang phải đối mặt với tỉ lệ già hóa dân số ngày một cao. Theo thống kê của Viện thống kê quốc gia Ý, công dân của nước này được dự kiến đến năm 2060 sẽ có độ tuổi trung bình khoảng 49,8 năm. Hiện nay, Cộng hòa Ý có tỷ lệ 21,2% người có độ tuổi trên 65 năm. Dân số già, tỷ trọng người cao tuổi lớn là một trong những nguyên nhân khiến nhiều quốc gia rơi vào khủng hoảng Covid-19. Chẳng hạn, ngày 20 - 2, Ý - quốc gia có dân số già nhất châu Âu - ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên. Đến ngày 16 - 3, Ý có hơn 24.000 ca nhiễm, hơn 1.800 ca tử vong, hầu hết bệnh nhân là những người cao tuổi. Hiện quốc gia châu Âu này có khoảng 61 triệu dân, trong đó có gần 14 triệu người cao tuổi (65 tuổi trở lên).


    Ý đang phải đối mặt với hiện tượng dân số lão hóa, với tỷ lệ sinh đẻ ngày càng giảm sút. Theo số liệu thống kê được cơ quan Istat công bố ngày 08/02/2018, tỷ lệ sinh tại Ý năm 2017 cho mỗi phụ nữ là chỉ là 1,34, so với tỉ lệ 1,37 vào năm 2016. Nước Ý như vậy đã tụt xa dưới ngưỡng bù đắp về dân số. Theo thông tín viên RFI Anne Le Nir tại Roma, Ý là nước châu Âu dành ít ngân sách nhất cho hạ tầng cơ sở phục vụ gia đình. Với tỷ lệ thất nghiệp bình quân là 11% và 32,7% đối với thanh niên, nếu không có một kế hoạch hỗ trợ thì khó có thể vực dậy tỷ lệ sinh đẻ. Ở Ý, rất khó dung hòa công việc làm với công việc gia đình, do vậy người Ý có con ngày càng muộn, khoảng 35-40 tuổi. Điều này góp phần không nhỏ khiến tỷ lệ sinh đẻ giảm. Nhìn chung, trên tổng số 60,5 triệu dân, trong đó có 5 triệu người nước ngoài, với một nửa dân số đã quá 45 tuổi, thì 1/2 số phụ nữ trên trong độ tuổi sinh con hiện không có con.

    Cộng hoà Ý
    Cộng hoà Ý
    Cộng hoà Ý
    Cộng hoà Ý
  6. San Marino, có tên đầy đủ là Cộng hòa Đại bình yên San Marino, là một trong những nước nhỏ nhất trên thế giới tại châu Âu. Theo truyền thuyết, San Manno được thành lập vào thế kỉ 4 bởi một người thợ khắc đá Thiên Chúa giáo tên là Marino từ vùng Dalmatia đến đây lánh nạn tránh cuộc truy lùng, bách hại đạo dưới triều Hoàng đế Diocletianus. Nền độc lập của San Marino được Giáo hoàng Urban VIII thừa nhận năm 1631. Có lẽ đây là một trong những quốc gia cộng hòa độc lập lâu đời nhất trên thế giới. Năm 1862, San Marino và Italia kí hiệp ước thuế quan và hiệp ước hữu nghị, hiệp ước được kí kết lại theo định kì. San Marino tuyên chiến với Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng lại cố gắng duy trì tính trung lập trong chiến tranh thế giới thứ hai. San Marino gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1992. Dù là nước có diện tích khá nhỏ nhưng San Marino lại có tỷ lệ 19,1% công dân đã trên 65 năm tuổi chính vì vậy San Marino cũng được xếp vào một trong những quốc gia có dân số già nhất thế giới.


    Với sự cố gắng nỗ lực của chính phủ San Marino hi vọng quốc gia này sẽ sớm cải thiện được tình hình. Dân số San Marino hiện nay là khoảng 29.615 người. Gồm 2 dân tộc chính là người Sammarin và người Italia. Trong năm 2021, dân số của San Marino dự kiến sẽ tăng 72 người và đạt 34.043 người vào đầu năm 2022. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm vì số lượng sinh sẽ ít hơn số người chết đến 0 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 72 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến San Marino để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác. Chính bởi vậy dân số già hiện nay đang là một trong những thách thức lớn đối với quốc gia này.

    San Marino
    San Marino
    San Marino
    San Marino
  7. Slovenia, tên chính thức là Cộng hòa Slovenia là một quốc gia thuộc khu vực Nam Âu. Slovenia giáp với Ý về phía tây, giáp với Áo về phía bắc, giáp với Hungary về phía đông bắc, giáp với Croatia về phía đông và phía nam. Slovenia là một quốc gia có diện tích tương đối nhỏ và ít dân, 14% công dân ở nước này đã trên độ tuổi 65. Số lượng người trong độ tuổi lao động suy giảm khoảng 263000 người đặt ra nhiều thách thức cho chính phủ quốc gia này. Trong năm 2021, dân số của Slovenia dự kiến sẽ giảm -209 người và đạt 2.078.374 người vào đầu năm 2022. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm vì số lượng sinh sẽ ít hơn số người chết đến -2.085 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 1.876 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Slovenia để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác (Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số Slovenia ước tính là 2.078.827 người, tăng 278 người so với dân số 2.078.794 người năm trước.


    Năm 2020, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là âm vì số người sinh ít hơn số người chết đến -1.541 người. Do tình trạng di cư dân số tăng 1.819 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,992 (992 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2020 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ. Mật độ dân số của Slovenia là 103 người trên mỗi kilômét vuông tính đến 07/08/2021. Theo Tổng cục Thống kê Liên Hợp Quốc, tổng diện tích đất của Slovenia là 20.150 km2. Dân số thế giới nói chung và dân số Slovenia nói riêng đang già đi nhanh chóng, những người trên độ tuổi 60 đang chiếm 12,3% dân số toàn cầu. Đến năm 2050, con số này được dự đoán sẽ tăng lên đến 22%. Mặc dù việc tuổi thọ của người dân tăng chứng minh cho thành công trong các lĩnh vực dinh dưỡng, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và kinh tế, nhưng nó cũng trở thành thách thức đối với kinh tế và xã hội. Điều này đòi hỏi những chính sách cấp bách và hợp lý của quốc gia.

    Slovenia
    Slovenia
    Slovenia
    Slovenia
  8. Hy Lạp, tên chính thức là Cộng hòa Hy Lạp, là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan. Hy Lạp giáp với các nước Albania, Cộng hòa Macedonia và Bulgaria về phía bắc, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ về phía đông. Dân số Hy Lạp năm 2015 xấp xỉ 10,955 triệu người. Hy Lạp cũng có tỉ lệ công dân trên độ tuổi 65 cao lên tới 21%. Hiện nay, Hy Lạp đang là một trong những nước có số quỹ và trợ cấp hưu trí khá cao với 2,65 triệu người. Dịch COVID-19 bùng phát ở Hy Lạp có thể đã là một thảm họa. Là một điểm đến du lịch nổi tiếng, đón 27,2 triệu du khách chỉ riêng trong năm 2019, Hy Lạp có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 từ khách du lịch quốc tế. Nước này lại có nền dân số già thứ hai trong EU, chỉ sau Italy, và ngành y tế chịu ảnh hưởng lớn bởi chính sách khắc khổ, trong khi nền kinh tế thì tê liệt, sụt giảm gần 40% so với năm 2008.

    Năm 2019, các quan chức Hy Lạp cho biết sau ba lần cắt giảm mạnh ngân sách cho hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng, nước này chỉ có 560 giường chăm sóc đặc biệt (ICU) trên toàn quốc (với dân số 11 triệu) – tương đương tỉ lệ 5,2 giường/ 100.000 dân, so với ở Đức là 29,2 giường. Trong năm 2021, dân số của Hy Lạp dự kiến sẽ giảm -52.309 người và đạt 10.343.472 người vào đầu năm 2022. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm vì số lượng sinh sẽ ít hơn số người chết đến -39.939 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ giảm -12.370 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Hy Lạp để định cư sẽ ít hơn so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác. Tổng tuổi thọ (cả hai giới tính) ở Hy Lạp là 82,3 tuổi. Con số này cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới (72 tuổi). Với tình trạng già hóa dân số cao, Hy Lạp cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như nhiều quốc gia khác đang mắc phải.

    Hy Lạp
    Hy Lạp
    Hy Lạp
    Hy Lạp
  9. Tại Trung Quốc, nguy cơ như các nhà phân tích và truyền thông hay nói - là chưa giàu đã già, nguy cơ này đang ngày càng lớn, khi thu nhập bình quân đầu người thấp hơn nhiều lần so với các nước phát triển, khi các nước này có tỉ lệ người già tương đương với Trung Quốc hiện nay. Đặc biệt, quá trình già hóa dân số đang diễn ra nhanh và quy mô lớn trong giai đoạn then chốt của quá trình hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Đây thực sự đang là một thách thức lớn đối với Trung Quốc. Theo kết quả điều tra dân số, năm 2020, số người từ 60 tuổi trở lên của Trung Quốc lên tới 264 triệu người, chiếm 18,7% dân số, trong đó số người từ 65 tuổi trở lên đạt 190 triệu người, chiếm 13,5% dân số. Ở thời điểm có tỉ lệ người già như Trung Quốc hiện nay, thì thu nhập bình quân đầu người của Mỹ, Nhật Bản, hay Hàn Quốc đều cao gấp 2,5 đến 3 lần so với Trung Quốc. Mặt khác, dự kiến năm sau, Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số nghiêm trọng, khi tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm trên 14% dân số.


    Nhiều tổ chức dự báo, số người từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm 30% dân số vào năm 2050, lên tới 380 triệu người và dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm từ năm 2030. Kết quả điều tra dân số cũng cho thấy, số người trong độ tuổi lao động từ 15-59 đã giảm 45 triệu người trong 10 năm qua; số trẻ sơ sinh đã giảm 6 năm liên tiếp và tỉ lệ sinh năm 2020 ở mức 1,2 con, thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế 2,1 con. Để giảm áp lực già hóa dân số nhanh, Trung Quốc gần đây đã chủ trương cho phép mỗi cặp vợ chồng có thể sinh 3 con, tăng dần tuổi nghỉ hưu và hoàn thiện hệ thống dưỡng lão. Từ nay đến năm 2050 được dự báo là thời kỳ cao điểm già hóa dân số ở Trung Quốc. Và đây cũng là thời kỳ then chốt của quá trình hiện đại hóa đất nước. Do đó, vấn đề già hóa dân số được xác định là một trong những thách thức lớn nhất của Trung Quốc trong quá trình thực hiện mục tiêu một trăm năm lần thứ hai, trở thành cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ.

    Trung Quốc
    Trung Quốc
    Trung Quốc
    Trung Quốc
  10. Top 10

    Áo

    Cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới, Áo đang phải đối mặt với xu hướng già hóa dân số. Ước tính vào năm 2050, cứ trong 9 người dân nước này thì có 1 người ở độ tuổi trên 80. Là một đất nước có tuổi thọ trung bình khá cao 80 tuổi song Áo cũng là một trong những quốc gia có dân số già nhất thế giới. Với 19% công dân đã ngoài độ tuổi 65, Áo đang phải đối mặt với nhiều thách thức về an sinh xã hội, thiếu hụt lực lượng lao động và nhiều vấn đề phát sinh theo. Một nghiên cứu được thực hiện bởi cơ quan liên ngành về người cao tuổi Áo (OePIA) dựa trên số liệu của Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) chỉ ra rằng, dân số nước này ở trong độ tuổi 80 sẽ tăng từ mức 4,8% ở hiện tại lên 11,6% vào năm 2050.

    Nghiên cứu cũng đưa ra những so sánh với các nước khác, chẳng hạn như Nhật Bản – sẽ trải qua một sự gia tăng đáng kể những người ở độ tuổi 80, tăng từ 6,5% ở mức hiện tại lên đến 16,7% vào năm 2050. Sự thay đổi này cũng được dự báo xảy ra ở các quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu, trong đó có một số nước có tỷ lệ người trong độ tuổi 80 cao gấp 3 lần mức hiện tại. OePIA cho biết, tỷ lệ gia tăng nói trên sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề y tế và xã hội. Cơ quan này sẽ thực hiện khảo sát về sức khỏe, lối sống và tình hình chăm sóc những người trên 80 tuổi tại Áo cho đến cuối năm 2014. Cùng với các số liệu thống kê, OePIA cũng sẽ thu thập các thông tin về: Sử dụng các dịch vụ y tế và xã hội, chất lượng cuộc sống, điều kiện chăm sóc và sinh hoạt, sở thích cá nhân của những người trên 80 tuổi ở nước này.

    Cộng hoà Áo
    Cộng hoà Áo
    Cộng hòa Áo
    Cộng hòa Áo



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy