Nữ hoàng Ai Cập Ahhotep I
Nữ hoàng Ahhotep I có tên mang ý nghĩa "Hòa bình của mặt trăng". Bà sống vào khoảng những năm 1560 – 1530 trước Công nguyên vào đầu thời Tân vương quốc. Bà là một nữ hoàng vĩ đại của Ai Cập cổ đại, trên bia tưởng niệm của bà khắc dòng chữ cho thấy “Bà là người đã hoàn thành các nghi lễ chăm lo cho Ai Cập… Bà đã quan tâm tới quân lính Ai Cập, bảo vệ đất nước. Bà cũng đưa những người lưu vong quay trở lại và tập hợp những kẻ đào tẩu. Bà đã bình định Thượng Ai Cập và trục xuất những kẻ phiến loạn”. Trong tiếng Ai Cập, Ahhotep được ghép từ hai chữ: Ah là vị thần mặt trời hung hãn đáng sợ, còn Hotep nghĩa là “hòa bình, trọn vẹn”. Cái tên Ahhotep có thể hiểu là “trăng tròn”, hoặc “sức mạnh phá tan bóng đêm”.
Nàng thiếu nữ xinh đẹp, không sợ đấu tranh, không sợ đau khổ mất mát kể cả cái chết, Ahhotep còn là một người đàn bà quyến rũ, nồng nàn yêu thương, đồng thời là hiện thân của ý chí mạnh mẽ, kiên cường đối đầu với thế lực hung tàn và những hành vi man rợ. Cùng chồng là Pharaoh Seqen trẻ tuổi, Nữ hoàng đã chiến đấu không khoan nhượng chống xâm lược, bảo vệ và khôi phục những giá trị tinh thần của nền văn minh Ai Cập. Ahhotep là con gái tròn mười tám của Nữ hoàng Teti. Nàng mang cái tên rất lạ, có thể dịch ra là "Trăng tròn", hoặc thậm chí "Chiến tranh và hòa bình", bởi theo lời của các nhà hiền triết, vầng trăng là vị thần hiện thân của cái chết và hồi sinh.