Nước mắm nhiễm thạch tín và scandal của Masan
Vào ngày 18/10 vừa qua, Thông tấn xã Việt Nam, VTV cùng nhiều tờ báo đưa tin Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng (Vinatas) kiểm nghiệm và kết luận 101/150 mẫu khảo sát nước mắm có hàm lượng thạch tín (asen) vượt quá ngưỡng cho phép. Toàn bộ số nước mắm này đều là nước mắm truyền thống và vì tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước đang rất nhức nhối, thông tin này khiến hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam hoang mang vô cùng.
Vậy nhưng, chỉ hai ngày sau đó, hãng nước mắm Nam Ngư thuộc tập đoàn Masan bỗng tung ra một bản quảng cáo có thông tin Nước mắm Nam Ngư an toàn, có hàm lượng asen không vượt quá mức cho phép. Nước mắm Nam Ngư là một loại nước mắm công nghiệp, pha chế tổng hợp từ các hóa chất để có được hương vị của nước mắm. Cuộc đối đầu giữa nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thông vẫn đang diễn ra căng thẳng tại Việt Nam. Trước bản quảng cáo "quá nhanh, quá nguy hiểm này", nhiều nghi vấn dấy lên trong cộng đồng rằng có phải Masan đã biết trước thông tin này và chuẩn bị sẵn sàng để hành động hay không?
Điều quan trọng là ngay sau khi Vinatas công bố, nhiều cá nhân, tổ chức trong ngành đều lên tiếng phản bác. Theo đó, asen trong nước mắm truyền thống là asen hữu cơ, có trong cơ thể loài cá ở tự nhiên, vốn là nguyên liệu làm nước mắm truyền thống. Asen vô cơ mới gây hại, còn asen hữu cơ hoàn toàn không gây hại cho con người. Sau đó ít lâu, Bộ Y Tế cũng có công văn xác nhận hàm lượng asen vô cơ trong 247 mẫu nước mắm mà Bộ khảo sát không hề vượt mức cho phép. Cơ quan chức năng cũng cho rằng Vinatas đã không thực hiện khảo sát theo đúng quy định của pháp luật, nghi ngờ Vinatas bắt tay với Masan để đưa ra thông tin gây hoang mang dư luận, gây hại cho ngành nước mắm truyền thống và giúp Nam Ngư bán ra nhiều sản phẩm hơn. Khi kiểm tra, Vinatas đã lộ ra hàng loạt sai phạm.
Vụ việc đã dấy lên một làn sóng tẩy chay Masan cùng các sản phẩm của mình cũng như nước mắm công nghiệp trong cộng đồng mạng.
Vậy nhưng, chỉ hai ngày sau đó, hãng nước mắm Nam Ngư thuộc tập đoàn Masan bỗng tung ra một bản quảng cáo có thông tin Nước mắm Nam Ngư an toàn, có hàm lượng asen không vượt quá mức cho phép. Nước mắm Nam Ngư là một loại nước mắm công nghiệp, pha chế tổng hợp từ các hóa chất để có được hương vị của nước mắm. Cuộc đối đầu giữa nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thông vẫn đang diễn ra căng thẳng tại Việt Nam. Trước bản quảng cáo "quá nhanh, quá nguy hiểm này", nhiều nghi vấn dấy lên trong cộng đồng rằng có phải Masan đã biết trước thông tin này và chuẩn bị sẵn sàng để hành động hay không?
Điều quan trọng là ngay sau khi Vinatas công bố, nhiều cá nhân, tổ chức trong ngành đều lên tiếng phản bác. Theo đó, asen trong nước mắm truyền thống là asen hữu cơ, có trong cơ thể loài cá ở tự nhiên, vốn là nguyên liệu làm nước mắm truyền thống. Asen vô cơ mới gây hại, còn asen hữu cơ hoàn toàn không gây hại cho con người. Sau đó ít lâu, Bộ Y Tế cũng có công văn xác nhận hàm lượng asen vô cơ trong 247 mẫu nước mắm mà Bộ khảo sát không hề vượt mức cho phép. Cơ quan chức năng cũng cho rằng Vinatas đã không thực hiện khảo sát theo đúng quy định của pháp luật, nghi ngờ Vinatas bắt tay với Masan để đưa ra thông tin gây hoang mang dư luận, gây hại cho ngành nước mắm truyền thống và giúp Nam Ngư bán ra nhiều sản phẩm hơn. Khi kiểm tra, Vinatas đã lộ ra hàng loạt sai phạm.
Vụ việc đã dấy lên một làn sóng tẩy chay Masan cùng các sản phẩm của mình cũng như nước mắm công nghiệp trong cộng đồng mạng.