Phá hoại ghê nhất - Châu chấu sa mạc
Châu chấu sa mạc (tên khoa học Schistocerca gregaria) là loài châu chấu râu ngắn, không gây hại nếu còn ở “giai đoạn đơn độc” – thời kỳ không gian sống còn rộng, châu chấu chủ động né tránh nhau. Chúng nguy hiểm khi số lượng gia tăng, tương tác lẫn nhau dẫn đến thay đổi hành vi và chuyển sang “giai đoạn bầy đàn”, trở thành những nhóm lớn có thể di chuyển 150 km mỗi ngày.
Loài châu chấu này thoạt nhìn có thể bạn sẽ không thể tưởng tượng được mức tàn phá khủng khiếp của chúng như thế nào, chúng di chuyển thành từng đàn cực lớn, bay từ vùng này sang vùng khác, tàn phá nông nghiệp hoa màu. Loài này ăn khá nhiều trung bình mỗi con ăn bằng trọng lượng cơ thể, cứ như vậy không mấy chốc mà hoa màu bị tổn hại nặng nề. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra để tiêu diệt loài này, cũng góp phần mang lại hiệu quả, nhưng số lượng của chúng vẫn không hề nhỏ.
Châu chấu sa mạc còn có tốc độ sinh sản nhanh, một con cái đẻ 60 – 80 trứng trong vòng đời dài 90 ngày, mỗi km2 đất có thể là nơi sinh sôi của 40 – 80 triệu con châu chấu.