Phân tích nhân vật Thị Kính trong vở chèo "Quan Âm Thị Kính" số 5

Những thân phận nhỏ bé trong xã hội luôn gặp phải những khổ đau bất hạnh làm cho chúng ta phải xót xa, thương cảm. Nhân vật Thị Kính trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính” là một nhân vật như vậy, những vẻ đẹp trong tâm hồn nàng cùng số phận khổ đau vừa đem lại cho người ta sự yêu mến về nhân cách đồng thời cũng xót xa cho số phận - một số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công.


Nhân vật Thị Kính xuất thân trong gia đình nghèo khó nhưng là một người con gái đức hạnh. Đầu tiên nàng là một người phụ nữ hết lòng vì chồng, vì gia đình chồng. Đức tính này thể hiện thông qua hành động nhỏ là để ý chồng mình có cái râu mọc ngược và muốn cắt nó để làm đẹp cho chồng. Đây là một hành động thể hiện tình yêu sâu sắc với chồng, không có gì đáng chê trách mà ngược lại rất yêu thương chồng. Với hành động yêu thương ấy, đáng ra chồng nàng phải là người hiểu điều này hơn ai cả, thế nhưng lại có thể hiểu lầm nàng có ý mưu sát chồng. Một người sống cùng nhau mà không hiểu tấm lòng của nhau thì thật là đáng buồn cho Thị Kính.


Với xuất thân từ nhà nghèo được gả cho nhà chồng, sự không môn đăng hộ đối đã khiến cho nàng phải chịu số phận khổ đau sau này. Đây là số phận của nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến là vậy, chính những cổ tục hà khắc đè nén là mầm mống cho những hiểm họa về sự bất hạnh, cộng thêm sự thấp cổ bé họng, cuộc đời của họ biết đi về đâu bị. Chính những điều này khiến một việc nhỏ bé mà nàng bị vu oan có ý mưu sát chồng. Khi bị vu oan, với tính cách hiền hậu, dịu dàng, nàng không đối lại với lời lẽ cay nghiệt của nhà chồng mà chỉ một điều van xin, hai điều can xin sự thấu hiểu và đồng cảm.


Chỉ có cha của nàng đồng cảm nhưng ông lại không có tiếng nói nên nỗi oan của Thị không được làm sáng tỏ. Trước những bất công của xã hội, trước nỗi oan ức không thể giãi bày, nàng cầu xin sự chứng giám của thời xanh với tấm lòng trong sạch của mình. Cuối cùng Thị quyết định giả làm chú tiểu, nương nhờ cửa Phật để người có thể thấu nỗi lòng của nàng. Sự quyết định của nàng thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. Nàng sợ cha mẹ bị hàng xóm láng giềng chê bai, sợ làm xấu tiếng của gia đình nên quyết định nương tựa cửa Phật.


Qua những hành động của Thị, ta thấy được số phận của người con gái đẹp người đẹp nết ấy sao mà lại bất hạnh như vậy. Ngay từ đầu, Thị không hề làm một hành động gì có lỗi cả, mọi chuyện đều xuất phát từ ý tốt vậy mà vì không tin tưởng nhau trở thành tai họa. Cuộc đời nàng không hề làm sai trái điều gì, cũng chưa từng hại ai vậy mà chịu oan, nỗi oan tày trời mà lần nào nàng cũng phải chịu. Bởi người con gái bất hạnh ấy không biết phải kêu oan ở đâu kêu oan như thế nào khi quyền thế nằm trong tay những người có quyền thế, còn nàng chỉ là một người phụ nữ bé nhỏ, khổ sở.


Qua đó, ta đồng cảm, xót thương cho nàng, cho những người phụ nữ đẹp người, đẹp nết mà phải chịu số phận khổ đau. Nhân vật Thị Kính để lại trong lòng người đọc nhiều xót xa, thương cảm cho một tầng lớp nhỏ bé, bất hạnh, đồng thời dậy lên niềm quý mến, trân trọng cho một người con gái đức hạnh, đẹp người, đẹp nết.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy