Phân tích nhân vật Thị Kính trong vở chèo "Quan Âm Thị Kính" số 7

Việt Nam ta có nhiều loại hình nghệ thuật rất nổi tiếng và đến giờ vẫn giữ được truyền thống ấy như tuồng, kịch nói, múa rối nước,..Một trong những loại hình nghệ thuật đặc sắc nhất là chèo. Chèo là loại kịch hát, múa dân gian,kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu. chèo rất được nhiều người dân yêu thích và đón xem.


Vở chèo “Quan âm thị kính” là một tiêu biểu, nổi bật trong nghệ thuật chèo. Trong chương trình Ngữ Văn 7, ta cũng bắt gặp đề bài cảm nhận về nhân vật Thị Kính. Là 1 nhân vật đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, oan khuất và cuối cùng là nương nhờ của Phật. Là người phụ nữ biết chịu đựng, thương chồng chăm lo cho gia đình nhưng lại phải gặp nhiều trắc trở. Đồng thời, cũng là nhân vật đại diện cho hình tượng mà nhân dân ta luôn muốn hướng đến là “ở hiền gặp lành”. Dưới đây là bài viết mẫu hay nhất mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công.


Trong Quan Âm Thị Kính, đoạn Nỗi oan hại chồng giúp chúng ta hiểu những nét đặc sắc của cả tác phẩm, nhất là về mặt kịch bản văn học. Nỗi oan hại chồng là bi kịch đầu tiên của cuộc đời Thị Kính – nhân vật chính của vở chèo.


Thị Kính vốn sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo hị Kính được bố mẹ gả cho Sùng Thiện Sĩ – một thư sinh đẹp trai, chăm học. Một lần đọc sách mệt, Thiện Sĩ ngủ thiếp đi. Thị Kính ngắm nhìn khuôn mặt tuấn tú của chồng, bỗng nhận ra ở cằm chồng có một sợi râu mọc ngược. Sẵn con dao nhíp trong thúng khảo đựng đồ may, Thị Kính liền cầm lên định tỉa sợi râu. Bỗng Thiện Sĩ chợt tỉnh, nhìn thấy vợ cầm dao kề vào cổ mình, liền tri hô là vợ định giết mình. Thế là Thị Kính mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Thị đã hành xử một cách tùy tiện đã gây ra bi kịch “ nỗi oan hại chồng”.


Trong đoạn trích 6 lần Thị Kính khóc lóc, van xin, 4 lầ khóc van lạy sùng bà “ Oan cho con lắm mẹ ơi…”, “ mẹ xét tình con, oan cho con lắm mẹ ơi..” nàng càng khóc thì mụ càng chửi mắng thậm tệ hơn. Với nàng nỗi oan chỉ có kêu trời mà thôi. Bị vu oan là giết chồng, tội ác không thể tha thứ, mẹ chồng nàng không cần biết nàng nói gì, mặc nàng cứ khóc, cứ van xin. Mụ nhất định đuổi Thị Kính về nhà mẹ đẻ. Đó là sự tủi nhục cực khổ vô cùng của Thị Kính, của người phụ nữ nghèo hèn trong xã hội cũ.


Sinh ra phải kiếp nhà nghèo tưởng rằng được nương tựa nhà giàu là bớt khổ, tưởng rằng lấy được chồng có học thì cuộc sống gia đình sẽ ấm êm, ai ngờ nhà giàu họ khinh bĩ phận nghèo, coi nàng như cỏ rác, còn chồng thì nhu nhược, vô tâm… Ngay cả cha đẻ của nàng cũng bị Sùng ông khinh miệt coi thường, mặc dù giữa họ là chỗ thông gia. Cha con ôm nhau cùng khóc, có nỗi đau nào hơn nỗi đau này. Thị Kính lại kêu với Thiện Sĩ nhưng anh chồng đần nào có động lòng. Nỗi oan của Thị Kính được người cha cảm thông, san sẻ. Nghe con gái khóc thì Mãng Ông đã cất lời than:


“ Con ơi!

Dù oan dù nhẫn chẳng oan,

Xa xôi cha biết nỗi con thế nào?”

An ủi con gái, Mãng Ông khuyên con đi về nhà “ Về cùng cha con ơi..”


Cuối trích đoạn, “ Nỗi oan hại chồng”, Thị Kính cất lời than. Đau khổ về tiếng mỉa mai sao tránh khỏi.Trách duyên số, trách hai cha mẹ con Thiện Sĩ: “ Đang tay nở bẻ phím đồng làm đôi”. Nàng cầu mong “ nhật nguyệt rạng soi” cho nỗi oan, xin lạy cha, ạy mẹ và “ quyết tâm trá hình nam tử bước đi tu hành”. Cách ứng xử cho thấy Thị Kính đau khổ và bế tắc tột cùng. Cảnh chân trời chớm rạng đông khi Thị Kính lặng lẽ bước ra khỏi nhà họ Sùng à một cảnh tượng nói lên một quan niệm, một niềm tin thánh thiện của nhân dân ta ngày xưa: con đường tu hành đi tới cửa Phật là con đường sáng.


Họ quan niệm chỉ có đến cửa Phật mới mong rũ bỏ bụi trần, khiến cho con người ta thiện hơn, nhân ái với nhau hơn. Sự bế tắc không chỉ của Thị Kính mà là của cả một lớp người, giai tầng xã hội. Cả cuộc đời họ chuỗi ngày oan trái không lối thoát. Tiếng nói của họ là sự lên án mạnh mẽ xã hội thối nát đồng thời mơ ước một xã hội tốt đẹp hơn như cõi tu chẳng hạn. Đây chính là sự bế tắc, có thể nói rằng là sự buông xuôi phó mặc cho số phận của cả một xã hội chưa có cách mạng dẫn đường.


Qua nhân vật Thị Kính ta biết được số phận của người phụ nữ xưa trong xã hội ngang trái lúc bấy giờ. Thị Kính là hiện thân của nhân vật khổ cực trong xã hội lúc ấy. Qua đây cũng cho ta thấy được đoạn trích nói riêng và vở chèo nói chung giàu giá trị nhân đạo sâu sắc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy