Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống trong "Vợ nhặt" bài 2

Nạn đói năm 1945 mà thực dân Pháp gây ra cho chúng ta thật sự rất nặng nề, nạn đói năm ấy không chỉ là vấn đề được nhắc đến trong lịch sử, trong các vấn đề xã hội lúc bấy giờ mà nó còn được nhắc đến trong văn học. Tác phẩm tiêu biểu nói về nạn đói năm ấy chính là truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân – một nhà văn của làng quê. Kim Lân không chỉ thành công trong việc xây dựng thành công nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng mà ông còn thành công với việc miêu tả nạn đói năm 1945 trong truyện ngắn Vợ Nhặt. Đặc biệt tác giả không chỉ nói lên nạn đói ấy mà còn khắc họa những tác động của nạn đói lên nhân vât của mình mà cụ thể ở đây là Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. trong nạn đói ấy con người Việt Nam vẫn lấp lánh vẻ đẹp của tình người và niềm tin vào cuộc sống.


Nạn đói năm 1945 được nhà văn Kim Lân miêu tả thật đau thương, nhưng chính cái hoàn cảnh đau thương ấy mới thấy được những vẻ đẹp của người dân Việt Nam ta. cái đói đã tìm đến xóm ngụ cư của mẹ con Tràng. Buổi sáng ra đường đã thấy mấy cái xác bốc mùi hôi thối, có những người đói nằm dài trên đường trưa về thì họ đã chết. Hôm nào chẳng vậy phải đến ba bốn cái thây nằm trên đường. trên cao những tiếng quạ kêu thật thảm thiết. Có thể nói tử thần đang bủa vây nơi đây.


Trước hết là vẻ đẹp tình người trong các nhân vật trong truyện, người đầu tiên cần nhắc đến là anh Tràng. Anh cùng với mẹ già ở một xóm ngụ cư mà người dân ngụ cư thì thường bị người ta khinh ghét. Tràng có một ngoại hình vô xùng xấu xí anh có đôi mắt gà gà, lưng to như lưng gấu. Anh làm nghề kéo xe thuê, anh thường kéo xe gạo lên tỉnh, có đợt anh đang kéo thấy mấy cô ả ngồi chơi với nhau nhặt nhạnh những hạt lúa hạt thóc vãi trên đường. Anh ngẫu hứng hò lên một câu:


“Có ăn cơm trắng với giò này

Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”


Không ngờ những cô gái kia đã đáp lại Tràng, họ đẩy một cô gái ra chỗ anh và cười tít. Chuyện cũng bắt đầu từ đấy, Tràng hứa thế nhưng anh cũng có hơn cô gái đó là bao. Sau chuyện ấy có lần anh đang ngồi uống nước thì thị chạy đến trông thị khác lắm. cái mặt gầy sọp lại nhìn như cái lưỡi cày. Thị như hiện thân của cái đói. Thế rồi thị đòi ăn kêu Tràng hôm trước nói dối, thị ăn liền bốn bát bánh đúc. Anh Tràng tưởng thế mà hào phóng quá. Nhưng thật sự mà nói trông thị như thế Tràng cũng không nỡ từ chối, đó chính là cái tình thương của anh Tràng dành cho Thị. Thị ăn xong theo anh về nhà Tràng, tràng nghĩ bây giờ đến thân mình còn chưa lo xong lại còn đèo bòng nhưng anh vẫn tặc lưỡi mà đưa Thị về nhà mình. Người trong xóm ngụ cư ai nhìn thấy cũng lo cho anh Tràng nhưng biết làm sao được dẫu nạn đói hoành hành nhưng tình thương người của Tràng đã không thể bỏ mặc người phụ nữ kia được, thế là anh đã có vợ rồi, một người vợ nhặt ngoài đường. Thế đấy trong nạn đói con người bị coi như cỏ rác có thể nhặt mà mang về được.


Vẻ đẹp tình người còn thể hiện rõ trong người vợ nhặt kia, Thị xuất hiện thật xấu và ghê gớm. Kim Lân cho Thị với một vẻ như hiện thân của cái đói, gầy gò “ mặt nhu lưỡi cày”. Cái đói kia chính là nguyên nhân làm cho Thị trở nên chỏng lỏn và mất đi vẻ duyên dáng ấy. nghe anh Tràng tán gẫu thì tin ngay chạy ton ton ra đây xe bò với anh này. Gặp lại anh Thị chẳng ngại gì nữa mặc cho không nhận ra mình Thị nhận lại để quen, rồi xà xuống ăn một chập bốn bát bánh đúc, ăn xong còn lấy đũa quẹt ngang miệng. có lẽ Thị đói quá nên không còn để ý được sự tế nhị dịu dàng của một cô gái nữa. Thị chẳng biết đi đâu nữa Thị theo Tràng về nhà, Thị nghĩ mình sẽ được sung sướng. Nhưng khi về nhà Tràng thì mới vỡ lẽ ra, những điều Thị mơ tưởng thực sự không giống thực tại trước mắt. Mặt Thị sầm lại nhưng Thị lại chấp nhận và quyết định ở lại cùng chán. Đó cũng là một tình người đáng quý không thấy người sang bắt quàng làm họ không thấy nghèo khó mà nỡ bỏ người ta ra đi.


Về phần bà cụ Tứ, bà là một người mẹ cao cả và giàu đức hi sinh. Đã ở cái tuổi xế bóng chiều nhưng bà vẫn phải đi làm kiếm ít tiền để đối mặt với nạn đói. Khi trở về bà thấy hành động của anh Tràng thấy bà linh cảm có điều gì đó. Khi vào trong sân nhìn vào nhà thấy người đàn bà nọ, cụ Tứ giật mình rồi ngạc nhiên tự hỏi chính mình không biết phải con cái Đục không. Nhưng không khi hiểu rõ sự tình cụ chỉ biết quay mặt đi dấu những hàng nước mắt của mình. Cụ nghĩ tới cảnh đói mà nhà lại thêm một miệng ăn nhưng dù sao như thế thì con cụ cũng có vợ. tình thương người trong cụ dâng lên, cụ thương con trai, cụ thương cả con dâu nữa. Cụ nhìn người đàn bà mân mê vạt áo đã rách bươm mà lấy làm thương xót. Cụ chỉ biết nói “ thôi chúng mày đã phải duyên phải kiếp với nhau thì u cũng mừng”. tình thương của cụ thể hiện rất rõ khi cụ chấp nhận Thị và khuyên răn họ rằng không ai nghèo ba họ khôn ai khó ba đời, chỉ cần qua cái đợt này thì chúng mày cũng yên bề gia thất. Cụ không những thương con, nhân hậu, có hậu mà còn khuyên nhủ con hướng các con mình đến một tương lại sáng lạng hơn.


Và như thế ba con người ấy trong nạn đói thương lấy nhau, thông cảm cho nhau và cùng nhau vượt qua nạn đói. Đêm tân hôn của đôi vợ chồng trẻ thật sự không có rượu nồng ấm, ngày cưới không có nồi đồng chén ngọc, mâm xôi con lớn béo, vò rượu tâm. Tất cả chỉ là những tiếng khóc của những nhà có người chết và tiếng quạ kêu.


Không chỉ đẹp về tình thương người họ còn lấp lánh một niềm tin vào tương lai tươi sáng. Niềm tin ấy được thể hiện ở buổi sáng hôm sau. Khi mọi người thức dậy buổi sáng hôm ấy khác với những buổi sáng thường ngày. Thức dậy chẳng ai bảo ai mỗi người một tay làm việc nhà, Tràng dậy sau cùng thấy nhà của hôm nay tươm tất sạch sẽ quá. Cái áng khô cong đã được kéo nước đầy ắp, người vợ của anh đang phụ mẹ chồng quét dọn nhà cửa xong lại nhổ những búi cỏ trong vườn. Tràng cảm thấy anh phải có trách nhiệm và gia đình nhỏ của mình rồi. bữa sáng được dọn ra đó là niêu cháo lõng bõng nước nhưng họ vẫn ăn rất vui vẻ. Trong lúc ăn cụ Tứ còn nói chuyện tương lại với hai con. Cụ tính chỗ vườn kia sẽ nuôi một đàn gà, họ nói chuyện về tương lai với một niềm tin đổi đời. Đang vui thì cháo hết, bà cụ Tứ mang lên một nồi chè khoản, hai vợ chồng Tràng háo hức nhưng khi ăn miếng “chè” thì Thị phải nuốt cố vì nó quá chát. Khổ đến mức phải ăn cả cám nhưng có những nhà cám không có mà ăn. Thế rồi tiếng trống giục thuế kêu lên, Thị kể về những người cướp xe thóc của giặc đầy đê và mang theo lá cờ đỏ sao vàng. Từ lúc đó trong đầu Tràng cứ phấp phới lá cờ đỏ sao vàng ấy. Có lẽ đó là con đường mà Tràng đang dần dần giác ngộ đi tới. Nhà văn Kim Lân đã mở một con đường tương lai mới cho nhân vật của mình.


Qua đây có thể khẳng định ngay cả trong nạn đói nhân dân ta vẫn cứ yêu thương đùm bọc lấy nhau, lá lành đùm lá rách. Trước thực tại đau khổ và chết chóc họ không thôi nhìn về tương lai với một niềm tin đổi đời và thật sự ở cuối tác phẩm đã lóe sáng một con đường đổi đời mới làm tác giả muốn nhắc đến. hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng như thể hiện quy luật đến với cách mạng của những người dân Việt Nam.

Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống trong
Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống trong "Vợ nhặt" bài 2
Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống trong
Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống trong "Vợ nhặt" bài 2

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy