Phòng ngừa hội chứng tic ở trẻ
Bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của rối loạn tic mà không cần nhờ đến sự can thiệp của thuốc. Tic là các rối loạn thần kinh, nên không phải là lỗi của trẻ. Sự quan tâm và cách chăm sóc của bạn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị và ngăn ngừa rối loạn tic.
Dưới đây là một vài lời khuyên mà bạn nên biết:
- Sự căng thẳng và lo lắng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tic. Vì vậy, hãy cố gắng giữ không khí trong gia đình không bị căng thẳng.
- Đôi khi, rối loạn tic là do dị ứng thực phẩm. Kiểm tra những thực phẩm mà trẻ đã ăn. Nếu xác định dị ứng thực phẩm gây ra chứng rối loạn này, bạn ngưng cho trẻ ăn các thực phẩm làm từ sữa, có màu nhân tạo, hương vị hoặc chất bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn và các thực phẩm gluten khác trong một thời gian.
- Đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ vào ban đêm. Trẻ nên ngủ ít nhất 10 giờ mỗi ngày.
- Nếu các triệu chứng của tic không quá nghiêm trọng, hãy quên chúng đi. Chú ý quá nhiều vào nó sẽ làm cho trẻ cảm thấy căng thẳng và khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
- Tic có thể làm trẻ lúng túng. Bạn hãy giải thích với con điều này không có là gì sai và con chỉ cần hạn chế những hành động này.
- Khoảng 72% trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) bị thiếu magiê. Hội chứng tic thường có mối quan hệ mật thiết với ADHD, do đó bạn nên cho trẻ ăn những món ăn giàu magiê.
Chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống và môi trường sống tích cực sẽ giúp trẻ có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái, giúp ngăn ngừa rối loạn tic. Tuy nhiên, nếu con mắc phải hội chứng này thì bạn nên bình tĩnh và đừng để trẻ bị căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng nên ghi lại những gì đã xảy ra trước khi các triệu chứng tic xuất hiện. Điều này sẽ giúp bạn biết được khi nào các triệu chứng của tic xuất hiện để biết cách ngăn ngừa.