Phòng tránh bệnh đau dây thần kinh số V

Để phòng tránh đau dây thần kinh số V, ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh thì việc thường xuyên rèn luyện thân thể là rất cần thiết.


Việc tập luyện không chỉ gói gọn trong việc giữ cho cơ thể săn chắc. Nó cũng giúp cải thiện sức khoẻ về mặt cảm xúc và thần kinh, cũng như hỗ trợ cho phòng tránh bệnh dau dây thần kinh số V. Việc luyện tập có thể giúp tăng cường tự tin, giải toả suy nghĩ tiêu cực, và giúp bạn điều khiển bản thân tốt hơn. Tóm lại, nếu một người có thể trạng tốt sẽ ít bị bất an, trầm cảm, và căng thẳng hơn so với những người có lối sống không năng động.

Các nghiên cứu cho thấy việc tập luyện có thể giúp ích cho một số tình trạng sức khoẻ về thần kinh. Việc tập luyện cũng giúp ngăn chặn chứng trầm cảm lặp lại và cải thiện các triệu chứng trầm cảm nhẹ. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong phòng tránh đau dây V.


Hãy giữ an toàn khi tập luyện
Việc tập luyện vừa đủ là an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng nếu bạn nói chuyện với bác sĩ trước khi tăng cường cường độ tập sẽ tốt hơn. Bất kể người nào từ 65 tuổi trở lên đều nên nói chuyện với bác sĩ trước khi tập.

    • Bắt đầu thật chậm, và tăng dần cường độ tập
    • Dừng việc tập luyện nếu bạn bị đau dữ dội, đặc biệt là ở ngực, hoặc các vấn đề nghiêm trọng trong hô hấp. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những triệu chứng này.
    • Những người thường xuyên bị bất an hoặc lo lắng có thể phải nghỉ giữa những bài tập bởi cơ thể sẽ tích tụ các độc tố trong cơ thể (như axit lactic) do tập luyện. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì khi tập luyện, hãy nói chuyện với bác sĩ.

    Các mẹo để luôn ở trạng thái tích cực

    Việc luôn ở trạng thái tích cực sẽ gặp khó khăn nếu như bạn cảm thấy căng thẳng hay lo lắng hoặc có vấn đề về hệ thần kinh. Nhưng các hoạt động có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn, nên hãy cố gắng hết sức tìm cách để luôn ở trạng thái tích cực. Cứ bắt đầu với từng bước nhỏ. Bạn có thể tăng dần vài phút mỗi ngày.

      • Không được tập quá sức: Hãy bắt đầu với những bài đơn giản, như đi bộ, đạp xe, bơi lội, hoặc chạy bộ.
      • Khởi động các cơ khoảng 5 phút trước khi bắt đầu tập luyện. Để có thể làm việc này, bạn có thể đi bộ, cử động tay chân nhẹ nhàng, hoặc làm một vài động tác giãn cơ đơn giản.
      • Sử dụng cách kiểm tra khả năng nói-hát để xem liệu bạn có đang tập ở cường độ đúng không.
      • Nếu bạn có thể hát trong khi tập, bạn nên tập nhanh hơn hoặc nặng hơn.
      • Nếu bạn không thể nói, có thể bạn đang tập quá mức. Hãy chậm lại.
      • Hãy thư giãn từ 5 đến 10 phút sau khi tập. Bạn cũng có thể làm các động tác co giãn khi kết thúc.
      • Uống nước trước, trong, và sau khi luyện tập.
      • Tập luyện thường xuyên nhưng phải từ 3 đến 4 giờ trước khi đi ngủ. Nếu không bạn sẽ khó ngủ được.
      • Bạn có thể biến các hoạt động thường ngày thành một phần của chương trình tập luyện. Ví dụ:
        • Đi bộ đi làm hoặc các công việc lặt vặt.
        • Dùng máy hút bụi hoặc quét nhà.
        • Chơi đùa với con cái, hoặc dắt chó đi dạo.

      Hãy cố gắng hết sức để từ từ đạt mức tập luyện vừa phải ít nhất 2.5 giờ một tuần. Các hoạt động vừa phải có thể gồm đi bộ nhanh, đạp xe nhanh, hoặc bắn rổ. Ngoài ra, bất kỳ hoạt động nào - gồm cả việc nhà - có thể làm tăng nhịp tim của bạn đều được tính. Hãy xác định một cường độ mà bạn thấy thoải mái. Bạn cũng có thể chia thời gian thành những phần 10 phút hoặc hơn xuyên suốt các ngày trong tuần.

      Rèn luyện thân thể giúp ngăn ngừa đau dây V
      Rèn luyện thân thể giúp ngăn ngừa đau dây V
      Rèn luyện thân thể phải đúng cách

      Công Ty cổ Phần Toplist
      Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
      Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
      Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
      Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy