Rắn
Trên 20 họ rắn hiện nay đang được công nhận, bao gồm khoảng 500 chi với khoảng 3.400-3.550 loài. Có khoảng 3.500 loài rắn phân bố từ vùng phía bắc tới vòng Bắc Cực tại Scandinavia cho tới phía nam tại Australia. Rắn có thể được thấy trên gần như mọi châu lục (trừ châu Nam Cực), trong lòng đại dương, cũng như cao tới cao độ 4.900 m (16.000 ft) trong khu vực dãy núi Himalaya ở châu Á. Có nhiều hòn đảo không có rắn, như Ireland, Iceland và New Zealand (mặc dù vùng biển ven New Zealand thỉnh thoảng vẫn thấy có rắn đẻn sọc dưa (Pelamis platura) và rắn cạp nia biển (Laticauda colubrina).
Người ta thường chia phân bộ này thành 2 cận bộ là Alethinophidia và Scolecophidia. Sự chia tách này dựa theo các đặc trưng hình thái học và sự tương đồng trình tự DNA ti thể. Alethinophidia đôi khi được chia tách tiếp thành Henophidia và Caenophidia, với nhóm thứ hai bao gồm các loài rắn dạng "rắn nước" (Colubridae, Viperidae, Elapidae, Hydrophiidae và Attractaspididae) và Acrochordidae, trong khi các họ rắn dạng Alethinophidia còn lại tạo thành Henophidia. Tất cả các loài rắn hiện đại được gộp nhóm trong phân bộ Serpentes trong phân loại học Linnaeus, một phần của bộ Squamata (bò sát có vảy), mặc dù vị trí chính xác của chúng trong phạm vi bò sát có vảy vẫn là điều gây mâu thuẫn. Có nhiều tranh luận liên quan tới hệ thống học trong phạm vi nhóm này. Chẳng hạn, nhiều nguồn coi Boidae và Pythonidae chỉ là một họ trong khi quan hệ họ hàng của chúng không thực sự gần, trong khi lại coi Elapidae (rắn hổ) và Hydrophiidae (rắn biển) là các họ tách biệt vì các lý do thực tiễn trong khi quan hệ của chúng là rất gần gũi.
Số lượng: 16,5 tỷ