Rồng rắn lên mây
Xưa kia, trò chơi dân gian được ra đời trong hoàn cảnh thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như điều kiện sinh hoạt. Việt Nam lại là đất nước nông nghiệp, nên các trò chơi dân gian cho trẻ em thường gắn liền với môi trường sống và rất gần gũi với thiên nhiên. Trong các dịp tết, lễ hội, những trò chơi dân gian là điều không thể thiếu bởi phải có những trò chơi thì con người mới vui vẻ, hòa nhập và gần gũi hơn với nhau. Người lớn thì kéo co, thi vật, trẻ em thì nhảy dây, chơi chuyền... Trò chơi dân gian không đơn thuần là những trò vui tiêu khiển mà nó chứa đựng những nét đẹp văn hóa và mang giá trị truyền thống dân tộc. Và một trong số đó chắc hẳn bạn còn nhớ trò "Rồng rắn lên mây".
Trò chơi này không giới hạn người chơi, một bạn làm “thầy thuốc” đứng đối diện với người là “rồng rắn”. Các bạn khác túm đuôi áo nhau (hoặc tay ôm eo, lưng nhau) thành rồng rắn. Người đứng đầu thường to con nhất, khỏe nhất trong nhóm. “rồng rắn đi lượn vèo vèo, vừa đi vừa đọc đồng dao: “Rồng rắn lên mây có cái cây lúc lắc, có cái nhà điểm binh, có ông chủ ở nhà không?.
Thầy thuốc đuổi bắt rồng rắn, trẻ đứng đầu dang tay ra cản thầy thuốc, thầy thuốc tìm mọi cách để bắt được khúc đuôi thì bạn khúc cuối đuôi bị loại. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu đến khi rồng rắn ngắn dần vì bị mất bạn chơi. Nếu rồng rắn bị đứt khúc hoặc bị ngã thì cũng bị thua.