Top 10 Hình ảnh khiến bạn nhớ về tuổi thơ ngay lập tức

Vũ Đình Thái 1209 0 Báo lỗi

Tuổi thơ của mỗi thế hệ 8x, 9x gắn liền với những cánh diều bay bổng, với những trò chơi rất đỗi bình dị cùng những món ăn dân dã đến thú vị. Thế nhưng, cùng ... xem thêm...

  1. Nếu như Hoa Học Trò là biểu tượng của teen miền bắc thì ở miền Nam thì Mực Tím là người bạn đồng hành của biết bao thế hệ học trò. Ngày ấy, nhiều bạn đọc 8X, 9X đã trông chờ từng số báo để đọc được những trang văn chương, tâm tình tuổi mới lớn.

    Với đề tài gần gũi, giọng văn ngọt ngào, đáng yêu, tờ báo đã nằm trong thanh xuân của nhiều độc giả, giúp học trò có dịp bay bổng trên vòm trời cảm xúc của mình. Ngày 25/11/1988, báo Mực Tím ra đời và là tờ báo đầu tiên trong cả nước dành riêng cho tuổi mới lớn. Trong 20 năm qua, Mực Tím đã gặp gỡ, sẻ chia những vui buồn, thành công cũng như những thất bại đầu đời; góp phần khắc họa nên một chân dung tuổi mới lớn giàu ước mơ, khát khao, hoài bão, đầy năng động, sáng tạo. Tờ báo đã trở thành người bạn đồng hành cùng tuổi mới lớn trên con đường vươn lên, hướng thiện.


    Báo mực tím là thể loại báo đầu tiên và lâu đời nhất dành cho các thế hệ thiếu niên 8x, 9x. Mỗi báo thường có giá dao động từ 2000 đồng - 3000 đồng nhưng nếu ai có được một chồng báo thời đó thì qúa là xa xỉ rồi.

    Báo mực tím
    Báo mực tím
    Báo mực tím
    Báo mực tím

  2. Cao sao vàng huyền thoại nhà nào cũng có, Cao Sao Vàng được điều chế từ nhiều loại tinh dầu, có tác dụng hiệp lực với thủ pháp xoa trên huyệt dùng trong các trường hợp chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn và say xe rất công hiệu. Cao Sao Vàng được chỉ định trong các trường hợp cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, buồn nôn, đau bụng, say tàu xe, bị muỗi và các côn trùng khác đốt. Cao Sao Vàng có dạng cao xoa, được đóng trong một hộp thiếc với nhiều hàm lượng khác nhau 4g, 5g, 8g… tùy từng nhà sản xuất. Hàm lượng các thành phần tinh dầu trong cao Sao Vàng có thể thay đổi một chút giữa các nhà sản xuất khác nhau, nhưng về cơ bản tỷ lệ giữa các hoạt chất không chênh lệch đáng kể.


    Đây là loại cao phổ biến trong những năm đầu của thế kỉ 21 cũng như cuối thập niên 90 được bày bán trên thị trường nước ta. Các bạn 8x -9x quá quen thuộc với loại cao này rồi. Chắc giờ không còn bán trên thị trường nữa đâu các bạn nhỉ?

    Cao sao vàng
    Cao sao vàng
    Cao sao vàng
    Cao sao vàng
  3. Hoàn Châu cách cách - bộ phim kinh điển được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nữ văn sĩ Quỳnh Dao - vẫn chứng tỏ sức sống vượt thời gian cùng tầm ảnh hưởng sâu rộng của một tác phẩm đã trở thành “huyền thoại” và gắn liền với ký ức tuổi thơ, thanh xuân của nhiều thế hệ khán giả. Nội dung hấp dẫn, cốt truyện lý thú, cảnh quay đẹp mắt, âm nhạc lay động lòng người hợp cùng diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên hội tụ cả tài lẫn sắc là những yếu tố góp phần làm nên thành công của bộ phim truyền hình “ăn khách” bậc nhất châu Á này.


    Bộ phim nổi tiếng nhất châu Á trong những năm 1997, 1999 đã làm nên tên tuổi của các sao Hoa ngữ nổi tiếng bây giờ như Lâm Tâm Như, Phạm Băng Băng, Triệu Vy,... Phim nói về câu chuyện của hai cách cách dân gian với những tình huống dở khóc, dở cười. Có ai từng lấy khăn để bên hông và đi đi lại lại: "Hoàng thượng cát tường không" ?

    Hoàn châu cách cách
    Hoàn châu cách cách
    Hoàn châu cách cách
    Hoàn châu cách cách
  4. Nhìn lại hình ảnh của những buổi tiệc sinh nhật ngày xưa mà thấy cả bầu trời kí ức ùa về. Mọi thứ ngày xưa tuy đơn giản nhưng lại tình cảm, gần gũi và nhiều cảm xúc. Khoảng 15, 20 năm về trước, cứ đến sinh nhật của đứa nào trong lớp là cả đám sẽ lại kéo nhau qua nhà nó để mở tiệc. Ai có thiệp mời ghi tên hẳn hoi mới được vào.

    Bàn tiệc quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài chai nước ngọt, chiếc bánh kem với mấy đĩa bánh trái, hoa quả. Quà tặng cũng đúng kiểu học sinh như cuốn vở mới, cục xà bông hay lọ mực tím để bơm vào bút, chiếc đồng hồ, cuốn sổ lưu bút. Đấy, đơn sơ và giản dị thế thôi nhưng lại vô vàn cảm xúc và cực kì đáng nhớ.

    Nhìn lại ảnh của những buổi tiệc sinh nhật ngày đó, ai mà chẳng có chút bồi hồi, xao xuyến. Ôi tuổi thơ tôi.!!!!

    Sinh nhật
    Sinh nhật
    Sinh nhật
    Sinh nhật
  5. Máy game di động Brick Game 9999 in 1 từng rất thịnh hành tại Việt Nam vào những năm 90. Tuy chứa không nhiều trò chơi, và đồ họa trắng đen chẳng khác gì trẻ con tập vẽ. Nhưng ở thời điểm đó, loại máy game này đã gây nghiện không ít người. Tuy máy Brick Game có nhiều màu sắc cho người dùng tùy chọn, nhưng đa số ai cũng thích phiên bản màu vàng. À, còn một chi tiết nữa, con số 9999 in 1 là ảo chứ máy chỉ có trên dưới 10 trò và được tùy biến thêm các cảnh chơi mà thôi. Cũng có máy để là 7 in 1 hoặc 2 in 1,...


    Có một thời từng rất rất mê bộ đồ chơi điện tử này bởi thời kì bấy giờ, chỉ có những gia đình có điều kiện mới có thể có được. Những hình dáng, những trò chơi trong trò chơi điện tử này thực sự đã trở thành một phần của tuổi thơ.

    Trò chơi điện tử
    Trò chơi điện tử
    Trò chơi điện tử
    Trò chơi điện tử
  6. Chỉ cần một nắm đũa, vài quả banh lông (hoặc những quả bưởi nhỏ hái từ vườn của bà) là đã có thể chơi trò này rồi. Cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhắt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 đến hết bàn 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn:


    • Que mốt, que mai, cái trai, cái hến, con nhện chăng tơ quả mơ quả mận chần chẫn lên bàn hai.
    • Đôi chúng tôi, đôi chúng nó, đôi con chó, đôi con mèo, đôi trèo ba
    • Ba lá đa, ba lá đề, ba củ kề, một lên tư
    • Tư ông sư, tư bà vãi hai hỏi năm
    • Năm em nằm, năm lên sáu
    • Sáu lẻ bốn, bốn lên bầy
    • Bẩy lẻ ba, ba lên tám
    • Tám lẻ hai, hai lên chín
    • Chín lẻ một, mốt lên mười
    • Tung năm mươi mười chấm đấm vò vo tay chuyền, chuyền chuyền một đủ một đôi, chuyền chuyền hai đủ hai đôi… sang đò, cò nhảy gẫy chân mây leo, bèo nổi, ổi xanh, hành bóc vỏ,trứng đỏ long, tôm cong đít vịt, chuyền chõ ngỏ vung tung ba cái hái lá ngải bồng hoa cải trải bàn một. Ở bàn mười trong khi chuyền nếu bị rơi que là hỏng phải chuyển cho đối phương và khi đến lượt thì làm lại. Khó thì thật khó mà vui thì thật vui.

    Giờ thì bạn đã nhớ lại bài hát một thời rồi đúng không?

    Chơi chuyền.
    Chơi chuyền.
    Chơi chuyền.
    Chơi chuyền.
  7. Ngày trước khi mạng xã hội và điện thoại di động, máy tính chưa phổ biến như bây giờ thì lũ trẻ chỉ có tìm niềm vui qua các trò chơi dân gian như ô ăn quan, đánh chuyển, bắn bi… và có lẽ với những bé gái thế hệ 8X, 9X, nhảy dây vẫn là 'trò chơi thần thánh' đáng nhớ nhất.


    Bạn còn nhớ bao nhiêu ký ức về trò nhảy dây với đám bạn ngày thơ bé? Nhảy lèo, nhảy chéo, nhảy 2 dây, nhảy đông tây nam bắc, nhảy đạp… đủ các kiểu nhảy dây mà đám trẻ con ngày xưa đứa nào cũng thạo.


    Nhảy dây là trò chơi mà cả nam và nữ đều thích chơi, rèn luyện khả năng nhảy cao và sự linh hoạt của cơ thể. Hai bạn sẽ đứng căng dây và số người còn lại thì lần lượt nhảy qua sợi dây theo các kiểu và từ mức đến cao. Ai nhảy vướng dây thì sẽ thay vào cho một trong 2 người bạn đứng cầm dây. Hoặc cũng có thể được chia làm 2 đội rồi chơi đấu với nhau để qua các màn.

    Nhảy dây
    Nhảy dây
    Nhảy dây
    Nhảy dây
  8. Xưa kia, trò chơi dân gian được ra đời trong hoàn cảnh thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như điều kiện sinh hoạt. Việt Nam lại là đất nước nông nghiệp, nên các trò chơi dân gian cho trẻ em thường gắn liền với môi trường sống và rất gần gũi với thiên nhiên. Trong các dịp tết, lễ hội, những trò chơi dân gian là điều không thể thiếu bởi phải có những trò chơi thì con người mới vui vẻ, hòa nhập và gần gũi hơn với nhau. Người lớn thì kéo co, thi vật, trẻ em thì nhảy dây, chơi chuyền... Trò chơi dân gian không đơn thuần là những trò vui tiêu khiển mà nó chứa đựng những nét đẹp văn hóa và mang giá trị truyền thống dân tộc. Và một trong số đó chắc hẳn bạn còn nhớ trò "Rồng rắn lên mây".


    Trò chơi này không giới hạn người chơi, một bạn làm “thầy thuốc” đứng đối diện với người là “rồng rắn”. Các bạn khác túm đuôi áo nhau (hoặc tay ôm eo, lưng nhau) thành rồng rắn. Người đứng đầu thường to con nhất, khỏe nhất trong nhóm. “rồng rắn đi lượn vèo vèo, vừa đi vừa đọc đồng dao: “Rồng rắn lên mây có cái cây lúc lắc, có cái nhà điểm binh, có ông chủ ở nhà không?.


    Thầy thuốc đuổi bắt rồng rắn, trẻ đứng đầu dang tay ra cản thầy thuốc, thầy thuốc tìm mọi cách để bắt được khúc đuôi thì bạn khúc cuối đuôi bị loại. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu đến khi rồng rắn ngắn dần vì bị mất bạn chơi. Nếu rồng rắn bị đứt khúc hoặc bị ngã thì cũng bị thua.

    Rồng rắn lên mây
    Rồng rắn lên mây
    Rồng rắn lên mây
    Rồng rắn lên mây
  9. Ô ăn quan hay còn gọi tắt là ăn quan hoặc ô quan là một trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam ngày xưa rất yêu thích. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai hoặc ba người chơi và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi.


    Ở nhà, ở trường các bạn đều có thể bày trò chơi ô ăn quan ra được để chơi. Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia là 10 ô vuông hoạc hình chữ nhật, mỗi bên 5 ô đối xứng nhau. Ở hai đầu hình chữ nhật kẻ hai ô bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan( ô vua). Từng người chơi khi đến lượt mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn nhiều dân và quan hơn người còn lại càng tốt. Sau khi quan (hoặc các dân ở trong ô quan) bị ăn hết hoặc một trong hai người hết dân để chơi thì trò chơi kết thúc. Ai nhiều dân và quan hơn là thắng. Giờ thì bạn nhớ đã chơi trò này cả trưa với tối rồi chứ?

    Ô ăn quan
    Ô ăn quan
    Ô ăn quan
    Ô ăn quan
  10. Một hình ảnh vô cùng thân thuộc đã được ghi sâu trong lòng rất nhiều người thuộc thế hệ 8x, 9x đời đầu là bác bán kem với chiếc xe đạp cà tàng, chiếc thùng gỗ đèo sau lưng cùng dụng cụ không thể thiếu là chiếc kèn được chế từ chai/lọ cũ... Đi đến đâu, bác bán kem lại bóp chiếc kèn, phát ra những tiếng kêu nghe gần giống với âm thanh "kem mút, kem mút"... Ấy thế là lũ trẻ gần đó ba chân bốn cẳng chạy ào tới, đón lấy những chiếc kem mát lạnh.


    Kem mút thời xưa không có nhiều hương vị, cũng chẳng ngon như những chiếc kem que bây giờ. Thế nhưng hồi đó thì đây lại là món quà vặt vô cùng hấp dẫn mà nhiều đứa trẻ ao ước. Hồi nhỏ không có tiền, chỉ cần chút giấy bỏ và ít sắt vụn là cũng đã có thể đổi kem ăn rồi đúng không nào. Thời đó mua một que kem này chỉ với 100 đồng, vậy mà đứa nào đứa đấy đều háo hức mỗi khi có bác bán kem đi qua.

    Kem mút
    Kem mút
    Kem mút
    Kem mút



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy