Sĩ quan Anh giả danh binh lính Đức Quốc Xã vượt ngục
Top 10 trong Top 10 Phi vụ vượt ngục ly kỳ, táo bạo nhất thế giới
Colditz Castle là một pháo đài đen tọa lạc sát bờ vực của một vách đá thẳng đứng cao 75 mét nằm ở trung tâm nước Đức. Đây là nơi Đức Quốc Xã giam giữ tù binh cấp bậc sĩ quan trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Vào năm 1941, quân đội Đức Quốc Xã tiến hành giam sĩ quan Anh, Airey Neave vào Colditz Castle.
Và rồi Neave quyết định vượt ngục, thế nhưng ông đã thất bại ngay lần đầu tiên. Không dừng lại, vào ngày 28/8 ông dùng sơn xanh tạo một bộ quân phục giả và giả vờ tản bộ ra ngoài. Khi đó, một chiếc máy bay tuần tra đã rọi vào Neave, màu xanh của chiếc áo phản quang một cách rõ ràng khiến cho viên sĩ quan lại thất bại trong lần tẩu thoát này. Khoảng 5 tháng sau, Neave tiếp tục kế hoạch vượt ngục cùng một tù binh khác. Cả 2 người mặc đồng phục giả, bò lên trần nhà và thoát ra từ một trạm gác nằm gần pháo đài. Họ đi bộ và bắt xe lửa đi qua 650 km về phía đông nam của nước Đức. Trong khoảng thời gian ấy, hai người ngủ bất cứ nơi đâu và cố gắng trốn thoát mọi cuộc truy lùng. Họ đã vượt biên giới Thụy Sĩ, tìm cách trốn qua đất Pháp và Tây Ban Nha. Cuối cùng sau 4 tháng, Neave và bạn tù đã đặt chân lên đất Anh.
Và rồi Neave quyết định vượt ngục, thế nhưng ông đã thất bại ngay lần đầu tiên. Không dừng lại, vào ngày 28/8 ông dùng sơn xanh tạo một bộ quân phục giả và giả vờ tản bộ ra ngoài. Khi đó, một chiếc máy bay tuần tra đã rọi vào Neave, màu xanh của chiếc áo phản quang một cách rõ ràng khiến cho viên sĩ quan lại thất bại trong lần tẩu thoát này. Khoảng 5 tháng sau, Neave tiếp tục kế hoạch vượt ngục cùng một tù binh khác. Cả 2 người mặc đồng phục giả, bò lên trần nhà và thoát ra từ một trạm gác nằm gần pháo đài. Họ đi bộ và bắt xe lửa đi qua 650 km về phía đông nam của nước Đức. Trong khoảng thời gian ấy, hai người ngủ bất cứ nơi đâu và cố gắng trốn thoát mọi cuộc truy lùng. Họ đã vượt biên giới Thụy Sĩ, tìm cách trốn qua đất Pháp và Tây Ban Nha. Cuối cùng sau 4 tháng, Neave và bạn tù đã đặt chân lên đất Anh.