Sốt
Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em và luôn được các bà mẹ quan tâm hơn cả vì biến chứng co giật có thể ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Các bà mẹ nên biết sốt không phải là một bệnh mà là triệu chứng của một bệnh. Sốt là phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng. Sốt biểu hiện thân nhiệt tăng, khi nhiệt độ đo được ở nách > 37,2 ° C hay > 37,8 ° C ở miệng hoặc > 38,2 ° C ở trực tràng. Sốt do nhiều nguyên nhân, nhưng người ta ưu tiên hạ sốt cho trẻ trước tiên. Có hai phương pháp hạ sốt là phương pháp vật lí và phương pháp hóa học. Phương pháp vật lí các bà mẹ thường bỏ quên phương pháp này nhưng đây lại là phương pháp hạ sốt vô cùng hiệu quả cho trẻ em. Bao gồm cởi bớt quần áo cho thoáng, chườm lạnh bằng đắp khăn thấm nước lạnh lên chỗ có mạch máu lớn đi qua như bẹn, nách, trán, hai bên thái dương, trường hợp đặc biệt có thể tưới nước muối đẳng trương đã để lạnh lên người. Bổ sung nước điện giải cho trẻ bằng dung dịch oresol, nước canh, cháo... để tránh mất nước do sốt cao. Phương pháp hóa học : Dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ > 38,5 ° C ( đo được ở nách) , dùng paracetamol liều 10-15mg/kg, mỗi liều dùng cách nhau ít nhất 4-6h tức khoảng 4-6 lần trong ngày, riêng đối với trẻ sơ sinh mỗi liều dùng ít nhất cách nhau 6-8h, tức 3-4 lần trong ngày. Không nên lạm dụng thuốc vì thuốc này gây độc cho gan, nhưng cần kiểm soát nhiệt độ trẻ ở mức cho phép để tránh co giật ở trẻ. Đặc biệt thận trọng ở trẻ đã có tiền sử co giật do sốt cao. Quan điểm điều trị co giật do sốt cao là cho diazepam đặc biệt là đường hậu môn - trực tràng, vì hấp thu nhanh và ít có biến chứng suy hô hấp. Khi phòng ngừa tái phát co giật diazepam (0,5mg/kg) cứ 12 giờ một lần khi nhiệt độ (38,50C). nên lưu ý khi nhiệt độ của trẻ trên 39 độ. Nếu trẻ vẫn sốt cao không hạ thì nên đưa gấp trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị nguyên nhân gây sốt thích hợp