Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân tóe nước nhiều hơn 3 lần trong ngày. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày nếu trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.Nguyên nhân thường do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hay ở trẻ nhỏ không được bú sữa mẹ cũng là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ, cần theo dõi phân trẻ nếu thấy có máu lẫn trong phân thì tức trẻ bị lỵ ta có hướng điều trị thích hợp. Điều trị tiêu chảy cho trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng đối với bệnh lí tiêu chảy thì điều trị và phòng ngừa mất nước luôn được ưu tiên hàng đầu. Khi bị tiêu chảy, ngoài đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày trẻ còn có thể nôn nhiều gây tình trạng mất nước nghiêm trọng. Bà mẹ cần bồi phụ nước điện giải cho trẻ càng sớm càng tốt. Bằng nước khoáng, orezol, nước cháo, canh... nếu trẻ không uống được hoặc trẻ uống vào nôn hết thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được đặt đường truyền. Mất nước được chia làm 3 mức độ.
Độ A: trẻ chưa có mất nước, cho trẻ uống 125 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài. Và tiếp tục theo dõi
Độ B: trẻ có biểu hiện của uống háo hức, quấy khóc, mắt trũng, nếp véo da mất <2s . Với trẻ lớn, bé sẽ và đòi uống, uống nhiều. Với trẻ sơ sinh, trẻ sẽ quấy khóc, khi bạn cho trẻ uống nước mắt trẻ nhìn theo tay bạn, nếu bạn không cho trẻ uống nữa trẻ sẽ kéo tay bạn lại và há mồm đòi uống, khi được uống trẻ sẽ thôi khóc. Đây là biểu hiện có mất nước mức độ trung bình. Bạn cần hòa orezol( nay thường dùng loại ) với trẻ lớn thì cho trẻ uống đến khi nào trẻ hết khát, còn với trẻ nhỏ trẻ sơ sinh, bạn cần cho trẻ uống từng thìa một đến khi trẻ không quấy khóc đòi uống nữa. chuyển sang điều trị của độ A
Độ C: là giai đoạn trẻ mất nước nặng. Giai đoạn này, trẻ sẽ có biểu hiện li bì, mê mệt khó đánh thức, mắt trũng sâu, nếp véo da mất rất chậm. Giai đoạn này bạn cần chuyển gấp trẻ đến bệnh viện để được truyền dịch qua đường truyền tĩnh mạch.
Nếu bà mẹ không có thái độ xử lí đúng đắn, mất nước có thể khiến trẻ tử vong. Vì vậy, khi trẻ có tiêu chảy đừng quên theo dõi và bồi phụ nước cho trẻ, không nên thay đổi chế độ ăn ( trừ khi biết thức ăn đó gây tiêu chảy cho trẻ) bổ sung chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng, cho trẻ ăn sữa chua có thể giảm tiêu chảy. Không nên dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sỹ, có thể cho trẻ uống thêm kẽm
Độ A: trẻ chưa có mất nước, cho trẻ uống 125 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài. Và tiếp tục theo dõi
Độ B: trẻ có biểu hiện của uống háo hức, quấy khóc, mắt trũng, nếp véo da mất <2s . Với trẻ lớn, bé sẽ và đòi uống, uống nhiều. Với trẻ sơ sinh, trẻ sẽ quấy khóc, khi bạn cho trẻ uống nước mắt trẻ nhìn theo tay bạn, nếu bạn không cho trẻ uống nữa trẻ sẽ kéo tay bạn lại và há mồm đòi uống, khi được uống trẻ sẽ thôi khóc. Đây là biểu hiện có mất nước mức độ trung bình. Bạn cần hòa orezol( nay thường dùng loại ) với trẻ lớn thì cho trẻ uống đến khi nào trẻ hết khát, còn với trẻ nhỏ trẻ sơ sinh, bạn cần cho trẻ uống từng thìa một đến khi trẻ không quấy khóc đòi uống nữa. chuyển sang điều trị của độ A
Độ C: là giai đoạn trẻ mất nước nặng. Giai đoạn này, trẻ sẽ có biểu hiện li bì, mê mệt khó đánh thức, mắt trũng sâu, nếp véo da mất rất chậm. Giai đoạn này bạn cần chuyển gấp trẻ đến bệnh viện để được truyền dịch qua đường truyền tĩnh mạch.
Nếu bà mẹ không có thái độ xử lí đúng đắn, mất nước có thể khiến trẻ tử vong. Vì vậy, khi trẻ có tiêu chảy đừng quên theo dõi và bồi phụ nước cho trẻ, không nên thay đổi chế độ ăn ( trừ khi biết thức ăn đó gây tiêu chảy cho trẻ) bổ sung chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng, cho trẻ ăn sữa chua có thể giảm tiêu chảy. Không nên dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sỹ, có thể cho trẻ uống thêm kẽm