Tàu tên lửa cao tốc Molniya
Tàu tên lửa cao tốc Molniya là thế hệ sau của tàu tên lửa Osa II, được sản xuất hàng loạt tại Liên Xô vào những năm 1980. Việt Nam nhập khẩu nguyên 2 chiếc từ Liên Xô và sau đó đã mua dây chuyền chế tạo 6 chiếc trong nước tại nhà máy đóng tàu Ba Son tại Sài Gòn. Như vậy, hiện nay Việt Nam có 8 tàu tên lửa cao tốc Molniya và có kế hoạch chế tạo một loạt tài loại này nữa. Với tốc độ 60 km/h, hệ thống vũ khí mạnh mẽ, tàu Molniya được nhiều Hải quân các nước tin tưởng và sử dụng.
Tàu Molniya có kích thước nhỏ với chiều dài chỉ 56.9m, lượng giãn nước tối đa là 563 tấn nên nó không thể tích hợp được nhiều loại vũ khí. Tuy nhiên thay vào đó nó tập trung tối ưu cho một loại vũ khí mạnh nhất là tên lửa mạnh nhất gồm 4 tên lửa đối hạm P-15 Termit hay P-270 Moskit hay 16 tên lửa đối hạm Kh-35 Uran, 1 hệ thống tên lửa phòng không SA-N-5SAM (1x4) MANPAD, 1 khẩu pháo 76 mm AK-176, 2 khẩu pháo AK-630 hay 1 khẩu CADS-N-1 Kashtan CIWS để phòng không. Vậy nên dù có độ giãn nước chỉ bằng 1/3 tàu 1161, Molniya vẫn khiến các đối thủ phải nể sợ.
Với tính năng, vũ khí đa dạng, hệ thống radar bám bắt mục tiêu hiện đại đảm bảo độ chính xác trong phát hiện và tiêu diệt mục tiêu, tàu Molniya được sử dụng trong tác chiến hải quân chống nhiều loại mục tiêu trên mặt nước và trên không.