Top 9 Tàu chiến mạnh nhất Hải quân Việt Nam

Phạm Quang Phúc 2356 0 Báo lỗi

Là quốc gia xếp hạng 20 trên bản đồ quân sự thế giới, Việt Nam có lực lượng Hải quân mạnh mẽ, xếp hạng 36/136 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bài viết này hãy ... xem thêm...

  1. Tàu ngầm Kilo là một loại tàu ngầm quân sự của Nga chạy bằng diesel-điện cỡ lớn được chế tạo tại Nga, được thiết kế nhằm tiêu diệt các loại tàu ngầm, tàu nổi cũng như các phương tiện thủy của đối phương, được cho là một trong những loại tàu ngầm êm nhất trên thế giới.


    Tàu Kilo được bao phủ bởi một lớp vật liệu đặc biệt có thể hấp thu sóng sonar, chân vịt được làm bằng gỗ có tính hấp thụ va đập lignum vitae, vì vậy gần như không thể bị phát hiện, được quân đội Mỹ mệnh danh là "hố đen trong lòng đại dương".


    Tàu dài gần 74 m, rộng 10 m, lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ (37 km/h), lặn sâu tối đa 300 m, hoạt động độc lập 45 ngày đêm, thủy thủ đoàn 52 người, được lắp 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, trang bị nhiều loại ngư lôi khác nhau tùy theo chiến thuật hoặc tên lửa đối hạm 3M-54 Klub (tầm bắn 660 km) và tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E (tầm bắn 2.200 km), 08 tên lửa phòng không để chống trực thăng săn ngầm.


    Việt Nam đã đặt hàng 06 chiếc từ Nga vào năm 2009 với giá 2 tỷ USD và nhận hàng đầy đủ từ 2012-2016, thử tên lừa lần đầu tháng 12/2017, sẵn sàng trực chiến, chiến đấu bảo vệ hòa bình trên biển Việt Nam.

    Tàu ngầm Kilo 182 Hà Nội
    Tàu ngầm Kilo 182 Hà Nội
    Tàu ngầm Kilo
    Tàu ngầm Kilo

  2. Tàu hộ vệ tên lửa Gepard là loại tàu chiến loại nhẹ do Nga sản xuất, được trang bị hệ thống thiết bị điện tử và vũ khí hiện đại, phù hợp với xu thế chiến tranh điện tử hiện đại hiện nay.


    Tàu có trọng tải chắn nước lên đến 1930 tấn, vận tốc tối đa 27 hải lý/giờ,tầm hoạt động 7.000 km, chống chọi được bão cấp 10 - 12, có thể hoạt động liên tục trong 15 ngày, thủy thủ đoàn gồm 98 người, được trang bị hệ thống nhiễu Bell Squat kết hợp với kết cấu của tàu giúp cho nó có khả năng tàng hình trước ra đa của đối phương, ra đa Cross Dome, 2 thiết bị chắn thụ động Bell Shroud, Sonar phát hiện tàu ngầm, 4 hệ thống phun khói ngụy trang Pk-16, tàu còn có 1 bãi đáp cùng 1 nhà chứa cho trực thăng chống ngầm Kamov Ka-28.


    Vũ khí trên tàu bao gồm 1 pháo AK-176M 76,2 mm gồm 500 viên đạn, 2 pháo AK-630 CIWS 30 mm để phòng không dự trữ đạn mỗi khẩu là 2000 viên được điều khiển bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực Bass Tilt. 8 tên lửa hành trình chống tàu chiến Kh-35E Uran tầm bắn 130 km, vận tốc cận âm 0,8 Mach. 1 hệ thống phòng không Kashtan CIWS gồm 2 pháo AO-18K, mỗi pháo có 6 nòng 30 mm, 8 tên lửa 9M311 hải-đối-không. 1 dàn hỏa tiễn chống tàu ngầm gồm 12 ống phóng RBU-6000. 4 ống phóng ngư lôi 533 mm (hai bệ phóng kép) gồm 12-20 ngư lôi.


    Việt Nam đã đặt hàng 06 tàu Gepard với giá 350 triệu USD/chiếc và đã nhận, nhập biên chế 04 tàu, mở ra một kỷ nguyên mới cho sức mạnh Hải quân Việt Nam.

    Tàu Gepard HQ 011 Đinh Tiên Hoàng
    Tàu Gepard HQ 011 Đinh Tiên Hoàng
    Tàu hộ vệ tên lửa Gepard
    Tàu hộ vệ tên lửa Gepard
  3. Tàu Petya là một loại tàu săn ngầm hạng nhẹ do Liên Xô sản xuất từ những năm 1960, chạy bằng động cơ tuabin khí và có nhiệm vụ săn ngầm tại vùng nước nông. Tàu được Liên Xô viện trợ cho hải quân Việt Nam nhằm bảo vệ căn cứ, hộ tống các tàu chiến mang tên lửa điện hạm.


    Tàu có lượng giãn nước lên đến hơn 1.150 tấn, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ và có thể hoạt động liên tục trong 102 ngày với sức chứa 92 người. Tàu được trang bị hai tháp súng đôi 76mm, 4 bệ phóng rocket chống tàu ngầm RBU 6000, 5 ống thủy lôi chống tàu ngầm 406mm, bộ thiết bị sonar VDS săn tàu ngầm đầy đủ và được điều khiển bởi thủy thủ đoàn 92 người. Hiện Hải quân Việt Nam có 06 tàu Petya trong biên chế và làm nhiệm vụ thường xuyên. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam sở hữu 5 chiều tàu săn ngầm Petya và đây được coi là chiến hạm mạnh nhất, hiện đại nhất của Việt Nam khi vừa trang bị được ngư lôi và bom phản lực.

    Tàu săn ngầm Petya HQ 13
    Tàu săn ngầm Petya HQ 13
    Tàu săn ngầm Petya
    Tàu săn ngầm Petya
  4. Tàu tên lửa Osa II là một loại tàu chiến nhẹ và nhanh do Liên Xô sản xuất từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Với chiến thuật "hit and run", Osa II trang bị tên lửa tầm xa và sức nhỏ nhẹ, chỉ việc tấn công từ xa rồi bỏ chạy để tránh bị truy kích, có thể sử dụng 4 tên lửa đối hạm P-15 Termit để diệt một tàu khu trục lớn gấp 10 lần ở khoảng cách 40 km. Nếu gặp không quân, Osa II có thể chống trả bằng 04 pháo phòng không AK-230 cỡ nòng 30mm.


    Tàu tên lửa Osa II có tầm hoạt động ngắn, tốc độ tốt và hỏa lực đủ mạnh để tiêu diệt được chiến hạm lớn hơn của đối phương. Tuy vậy, hệ thống dẫn đường của Osa II không tốt lắm và khả năng phòng vệ kém. Dù vậy, với việc được trang bị 4 tên lửa P-15U và có tốc độ tốt, Osa II là một mối đe dọa với các tàu chiến lớn. Hiện Hải quân Việt Nam đang sở hữu 08 tàu Osa II còn sử dụng tốt, đang hoạt động tại khu vực cảng Tiên Sa - Đà Nẵng.

    Tàu tên lửa Osa II HQ 359
    Tàu tên lửa Osa II HQ 359
    Tàu tên lửa Osa II
    Tàu tên lửa Osa II
  5. Tàu tên lửa cao tốc Molniya là thế hệ sau của tàu tên lửa Osa II, được sản xuất hàng loạt tại Liên Xô vào những năm 1980. Việt Nam nhập khẩu nguyên 2 chiếc từ Liên Xô và sau đó đã mua dây chuyền chế tạo 6 chiếc trong nước tại nhà máy đóng tàu Ba Son tại Sài Gòn. Như vậy, hiện nay Việt Nam có 8 tàu tên lửa cao tốc Molniya và có kế hoạch chế tạo một loạt tài loại này nữa. Với tốc độ 60 km/h, hệ thống vũ khí mạnh mẽ, tàu Molniya được nhiều Hải quân các nước tin tưởng và sử dụng.


    Tàu Molniya có kích thước nhỏ với chiều dài chỉ 56.9m, lượng giãn nước tối đa là 563 tấn nên nó không thể tích hợp được nhiều loại vũ khí. Tuy nhiên thay vào đó nó tập trung tối ưu cho một loại vũ khí mạnh nhất là tên lửa mạnh nhất gồm 4 tên lửa đối hạm P-15 Termit hay P-270 Moskit hay 16 tên lửa đối hạm Kh-35 Uran, 1 hệ thống tên lửa phòng không SA-N-5SAM (1x4) MANPAD, 1 khẩu pháo 76 mm AK-176, 2 khẩu pháo AK-630 hay 1 khẩu CADS-N-1 Kashtan CIWS để phòng không. Vậy nên dù có độ giãn nước chỉ bằng 1/3 tàu 1161, Molniya vẫn khiến các đối thủ phải nể sợ.


    Với tính năng, vũ khí đa dạng, hệ thống radar bám bắt mục tiêu hiện đại đảm bảo độ chính xác trong phát hiện và tiêu diệt mục tiêu, tàu Molniya được sử dụng trong tác chiến hải quân chống nhiều loại mục tiêu trên mặt nước và trên không.

    Tàu Molniya HQ 376
    Tàu Molniya HQ 376
    Tàu tên lửa cao tốc Molniya
    Tàu tên lửa cao tốc Molniya
  6. Tàu tuần tra TT-400TP là một loại tàu pháo do Viện Kỹ thuật Hải quân thiết kế và Công ty đóng tàu Hồng Hà - Việt Nam tự sản xuất (TT là "tuần tra", TP là "tàu pháo").Khi ra mắt, TT-400TP ngay lập tức thu hút ánh nhìn, chuyên gia quân sự báo Thời đại phân tích tại triển lãm IndoDefence. Điểm nổi bật của TT-400TP có thể kể đến như có những đặc tính kỹ — chiến thuật vượt trội như tốc độ cao, tầm hoạt động rộng (2.500 hải lý) và đặc biệt là chúng có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng 30 ngày đêm, giá cả phải chăng và có thể đóng nhanh,...


    Với các nhiệm vụ: tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước, TT-400TP được thiết kế với tốc độ 59 km/h, được trang bị 1 pháo hạm 76.2mm AK-176, 1 pháo phòng không 30mm AK-630, 16 tên lửa phòng không SA-16, 2 súng máy hạng nặng KPVT 14.5mm, kèm theo đó là hệ thống radar điều khiển hỏa lực và dẫn đường tự động. Thủy thủ đoàn của tàu gồm 43 người. Hiện Hải quân Việt Nam đang có 06 tàu "made in Vietnam" này trong biên chế.

    Tàu tuần tra TT-400TP HQ 275
    Tàu tuần tra TT-400TP HQ 275
    Tàu tuần tra TT-400TP
    Tàu tuần tra TT-400TP
  7. Tàu tuần tra ven biển Svetljak do Nga chế tạo được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ tuần tra ngăn chặn bạo lực ở các khu vực biên giới ven biển, đến bảo vệ các tàu lớn và hàng tiếp tế trước các cuộc tấn công của đối phương trên mặt nước và trên không. Thân tàu áp dụng thiết kế tối ưu, phối hợp với động cơ diesel tự động giúp cho việc vận hành và sử dụng tàu thuận tiện và tiết kiệm nhất, đồng thời có tốc độ hành trình cao. Tốc độ tối đa 30 dặm/giờ (55,56 km/giờ)...phạm vi hoạt động lên tới 2.200 hải lý/giờ


    Tàu được trang bị 2 bệ phóng rocket 406mm, 1 pháo 76mm và 1 pháo 30mm, được điều khiển bởi thủy thủ đoàn 28 người và có tốc độ 55km/h. Hiện nay, Hải quân Việt Nam có trong biên chế 06 tàu Svetljak. Mục đích chính của tàu tuần duyên Svetljak là ngăn chặn các cuộc xâm lược biên giới trên biển của đất nước. Kiểm tra, giám sát tàu thuyền nước ngoài trong khu kinh tế để đảm bảo cảnh giác đối với tài nguyên biển trong khu vực lợi ích quốc gia. Bảo vệ các tuyến đường vận chuyển và các công trình nhân tạo, bảo vệ các tàu dân sự khỏi các lực lượng phá hoại và khủng bố. Đẩy lùi hiệu quả các cuộc tấn công từ trên không, trên biển và trên biển, tàu ngầm và thợ lặn.
    Tàu tuần tra bờ biển Svetljak
    Tàu tuần tra bờ biển Svetljak
    Tàu tuần tra bờ biển Svetljak
    Tàu tuần tra bờ biển Svetljak
  8. Tàu tên lửa tấn công nhanh BPS-500 do nhà máy Ba Son chế tạo theo thiết kế của Nga. Chiếc tàu tên lửa này có kích thước không lớn Molniya là bao nhiêu với chiều dài chỉ 26m, rộng 11m, lượng giãn nước là 520 tấn. Tuy nhiên con tàu mang trong mình nhiều tư duy thiết kế tiên tiến như có hình dáng tối ưu hóa góc cạnh nhằm giảm diện tích phản xạ sóng radar hay nói cách khác là con tàu có khả năng tàng hình nhẹ.


    Tàu được trang bị hệ thống radar đa năng Pozitiv ME trinh sát mục tiêu trên không và dưới biển với tầm trinh sát hơn 100km. Radar có thể cùng lúc theo dõi 15 mục tiêu, bám 3-5 mục tiêu. Bên cạnh đó tàu còn có các hệ thống radar điều khiển hỏa lực pháo và hỏa lực tên lửa cùng hệ thống thông tin liên lạc. BPS-500 được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu Uran-E, 2 ụ pháo phòng không cao tốc AK-630, pháo hải quân AK-176, tổ hợp tên lửa phòng không Igla và 2 đại liên 12,7mm. Với hỏa lực như vậy, BPS-500 được mệnh danh là tàu tên lửa tấn công nhanh

    Tàu tên lửa tấn công nhanh BPS-500
    Tàu tên lửa tấn công nhanh BPS-500
    Tàu tên lửa tấn công nhanh BPS-500
    Tàu tên lửa tấn công nhanh BPS-500
  9. Tàu phóng lôi Turya là loại tàu phóng lôi cánh ngầm cao tốc được Liên Xô thiết kế và phát triển vào những năm 1970 của thế kỉ 20. Tàu Turya có trọng lượng 220 tấn, tốc độ 74 km/h, được trang bị 1 tháp pháo gắn súng phòng không 2 nòng 57mm đặt phía sau tàu, 1 súng 2 nòng 25 mm đặt phía trước tàu, 4 ống phóng ngư lôi 533 mm (ngư lôi 53-VA cỡ 533mm có chiều dài 7,9m, nặng 2 tấn và lắp đầu nổ nặng 210 kg, độ sâu chiến đấu 6-8m, độ sâu sục sạo 12-16m, tốc độ 29 km/h, cự li bắn 11 km). Cùng hệ thống radar, sonar hiện đại, tàu có khả năng tiêu diệt các loại chiến hạm trên mặt nước và cả tàu ngầm.


    Hải quân Việt Nam đang sở hữu 05 tàu Turya PTF cải tiến với ống phóng lôi đã qua nâng cấp và tốc độ lên đến 78 km/h. Tàu Turya mang đặc trưng tấn công nhanh, sử dụng tốc độ để áp sát tàu địch, phóng ngư lôi và rút lui nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay, tàu phóng lôi hầu như không còn tận dụng được những ưu thế đó nữa. Lý do, tàu địch mang tên lửa chống tàu có tầm bắn xa hàng trăm km, vượt xa tầm bắn của ngư lôi. Nhưng tàu phóng lôi vẫn cần thiết và trở thành vũ khí hạng nặng khi tận dụng lợi thế địa hình, địa vật gần bờ, tấn công bất ngờ đội hình hành quân, đổ bộ của địch.

    Tàu phóng lôi Turya HQ 334
    Tàu phóng lôi Turya HQ 334
    Kết cấu tàu phóng lôi Turya
    Kết cấu tàu phóng lôi Turya



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy