Top 10 Tàu ngầm mạnh nhất Thế giới

Thủy Tinh 5567 0 Báo lỗi

Con người chúng ta từ việc đi bộ, dần dần đã có thể di chuyển bằng các phương tiện hiện đại, thuận tiện và nhanh hơn trước rất nhiều. Và rồi chúng ta có thể ... xem thêm...

  1. Tàu ngầm lớp Los Angeles, có khi người ta còn gọi nó là lớp 688, hay là lớp LA. Đây có lẽ là một trong những lớp tàu ngầm tấn công có năng lượng hạt nhân và là vũ khí nòng cốt của đội tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ. Lớp Los Angeles với 42 tàu ngầm thuộc lớp này đang hoạt động và 20 tàu đã nghỉ hưu, có nhiều tàu ngầm hạt nhân hơn so với những lớp tàu ngầm khác trên thế giới. Tiền thân của lớp Los Angeles là lớp Sturgeon và lớp sau của nó là submarine lớp Seawolf. Ngoài USS Hyman G. Rickover (SSN-709), thì tất cả tàu ngầm lớp LA đều được đặt theo tên một vài thị trấn và các thành phố của Hoa Kỳ. Sức mạnh của lớp tàu ngầm này mạnh thứ 10 thế giới đó nha.


    Theo Bộ quốc phòng Mỹ, tốc độ tối đa của tàu ngầm lớp Los Angeles là trên 25 knots (29 dặm/h. or 46 km/h), mặc dù vận tốc tối đa thật sự vẫn được giữ bí mật. Một số đánh giá khác trong sách báo là 30 đến 33 knots cho tốc độ tối đa. Trong cuốn sách Submarine: A Guided Tour Inside a Nuclear Warship, Tom Clancy đánh giá tốc độ tối đa của tàu ngầm lớp Los Angeles là khoảng 37 knot. Hải quân Hoa Kỳ đưa ra độ sâu tối đa của tàu ngầm lớp Los Angeles là khoảng 650 foot (200 m), trong khi Patrick Tyler, trong cuốn Running Critical của ông, cho rằng độ sâu hoạt động của tàu ngầm lớp này tối đa là 950 foot (290 m). Mặc dù Tyler trích dẫn thiết kế của lớp 688- cho thông số này, chính phủ Hoa Kỳ không bình luận gì cả. Tàu có thể lặn sâu tối đa 1.475 foot (450 m) theo Jane's Fighting Ships, 2004-2005 Edition, edited by Commodore Stephen Saunders of Royal Navy.

    Tàu ngầm lớp Los Angeles - Hoa Kỳ
    Tàu ngầm lớp Los Angeles - Hoa Kỳ
    Tàu ngầm lớp Los Angeles - Hoa Kỳ

  2. Tàu ngầm lớp Rubis của nước Pháp là một trong những lớp tàu ngầm thế hệ đầu tiên của loại tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Pháp. Tàu ngầm lớp Rubis là chiếc tàu ngầm tấn công nhỏ gọn nhất hiện nay. Nó có một hệ thống máy tính trung tâm nhằm tìm kiếm và phát hiện tàu ngầm, xử lý thông tin thu thập và thậm chí là tấn công mục tiêu. Thân tàu ngầm lớp Rubis được làm bằng 80 HLES thép đàn hồi cao. Tháp Conning và mái vòm sonar được làm bằng vật liệu composite. Người ta chia làm hai đội, xanh và đỏ làm việc trong tàu ngầm cứ ba tháng đổi người một lần. Sức mạnh của tàu ngầm lớp Rubis được xếp vào vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng những chiếc tàu ngầm mạnh nhất thế giới.


    Mặc dù lớp Rubis áp đảo các lớp thế hệ tương tự như các Tàu ngầm lớp Redoutable, do sự nhấn mạnh của Tổng thống Charles De Gaulle cần có được một loạt vũ khí hạt nhân cho Pháp, chương trình RUBIS được bắt đầu chỉ trong năm 1974. Sau khi chương trình tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo bắt đầu. Các thân tàu đầu tiên lớp Rubis được thiết kế trong tháng 12 năm 1976 và hạ thủy vào năm 1979. Tàu ngầm lớp Rubis có một hệ thống máy tính trung tâm để phát hiện tàu ngầm, xử lý thông tin, và bắn vũ khí. Thân tàu được làm bằng 80 HLES thép đàn hồi cao. Mái vòm sonar và tháp Conning được làm bằng vật liệu composite. Các tàu ngầm có hai đội, "xanh" và "đỏ", những người làm việc trong tàu thay đổi 3 tháng 1 lần. Tàu ngầm lớp Rubis sẽ được thay thế bởi các Tàu ngầm lớp Barracuda thế hệ 2.

    Tàu ngầm lớp Rubis - Pháp
    Tàu ngầm lớp Rubis - Pháp
    Tàu ngầm lớp Rubis - Pháp
  3. Liên bang Nga đã sản xuất và phát triển khoảng 48 chiếc tàu ngầm lớp Victor III dành cho các lực lượng hải quân trong quá khứ và tàu ngầm lớp Victor III là chiếc tàu đứng thứ 8 trong danh sách những chiếc tàu ngầm mạnh nhất thế giới. Có thể nói đây là biến thể hiện đại hóa từ tàu ngầm tấn công hạt nhân đề án 671 tuy nhiên nó nổi bật bởi chiếc phao định vị thủy âm hình giọt nước ở cuối đuôi tàu nằm phía trên tay lái. Nhờ việc áp dụng nhiều công nghệ mới đã giúp cho tàu ngầm lớp Victor III hoạt động êm hơn so với các lớp tàu ngầm thế hệ trước đó. Điều đặc biệt là người ta đánh giá chiếc tàu ngầm này tương đương với tàu ngầm lớp Sturgeon của Hoa Kỳ. Chiếc tàu ngầm này được trang bị hai ống phóng ngư lôi có đường kính 650 mm thêm vào đó nó còn được sử dụng để phóng tên lửa chống hạm RPK-6 Vodopad/RPK-7 Veter (SS-N-16 Stallion) có tầm bắn 100 km, 4 ống phóng ngư lôi 533 mm để phóng ngư lôi VA-111 Shkval. Đây là chiếc tàu ngầm mạnh thứ 8 thế giới.


    Tàu ngầm đề án 671RTM/RTMK Shchuka - bắt đầu phục vụ trong Hải quân Nga từ năm 1979, đã có 25 chiếc được chế tạo tính đến năm 1991. Tàu ngầm Victor III có tiếng ồn thấp hơn các lớp tàu ngầm trước đó của Liên Xô. Tàu được trang bị bốn ống phóng tên lửa SS-N-21 hay SS-N-15 và ngư lôi Type 53, cộng thêm hai ống phóng khác để phóng tên lửa SS-N-16 hoặc ngư lôi Type 65. Tổng cộng tàu mang được 24 đơn vị ngư lôi/tên lửa phóng qua ống phóng lôi hoặc mang theo 36 thủy lôi. Tàu ngầm lớp Victor III có thêm một bộ phận nhỏ trên đuôi đứng. NATO cho rằng nó là bộ phận chứa hệ thống đẩy yên lặng nào đó, có thể là một động cơ từ thủy động lực học. Một giả thuyết khác cho rằng đó là một hệ thống vũ khí. Sau này người ta mới biết được rằng nó là bộ phận chứa dàn sonar thụ động kéo theo. Hệ thống này sau đó cũng được trang bị trên lớp tàu ngầm Sierra và Akula. Vào tháng 10 năm 1983, mảng kéo sonar của K-324 bị mắc vào mảng kéo của tàu khu trục nhỏ USS McCloy của Mỹ gần Bermuda.

    Tàu ngầm lớp Victor III - Nga
    Tàu ngầm lớp Victor III - Nga
    Tàu ngầm lớp Victor III - Nga
    Tàu ngầm lớp Victor III - Nga
  4. Tiếp theo là tàu ngầm được nghiên cứu và phát triển bởi Liên Bang Nga, Sierra Class. Người ta cho rằng đã có 4 chiếc được xây dựng ban đầu, tuy nhiên chỉ có hai chiếc lớp Sierra được đưa vào biên chế vào thời điểm đó. Đây là chiếc tàu ngầm hạt nhân có thiết kế thủy động lực học gần giống với tàu ngầm lớp Victor III, đặc biệt như chiếc phao định vị thủy âm ở cuối đuôi tàu. Người ta sử dụng titan để chế tạo thân tàu thay cho thép giúp tàu có thể hoạt động tới độ sâu 600 mét.


    Đây cũng là con tàu từng được mệnh danh là “tàu ngầm báu vật quốc gia” của Nga tại thời điểm lúc bấy giờ. Tàu ngầm lớp Sierra Class có chiều rộng 14,2 mét và dài 110 mét. Theo nghiên cứu, lượng giãn nước khi lặn lên tới 9.100 tấn. Chiếc tàu ngầm quân sự này cũng được trang bị lò phản ứng hạt nhân áp lực nước công suất 190 MW, khi lặn, nó có vận tốc khoảng 32 hải lý/ giờ. Với 4 ống phóng ngư lôi 650 mm, 4 ống phóng ngư lôi 533 mm được sử dụng để phóng tên lửa hành trình chống ngầm RPK-2 Viyaga và tấn công mặt đất RK-55 (SS-N-21 Sampson) tầm bắn 45 km cùng các loại ngư lôi.

    Tàu ngầm lớp Sierra - Nga
    Tàu ngầm lớp Sierra - Nga
    Tàu ngầm lớp Sierra - Nga
  5. Tàu ngầm lớp Trafalgar của nước Anh cũng được xếp vào danh sách những chiếc tàu ngầm quân sự mạnh nhất thế giới. Có thể bạn chưa biết, từ năm 1983 chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân này được đưa vào hoạt động trong hải quân Hoàng gia Anh. Trong bảy chiếc mới sản xuất lúc đó có 4 chiếc vẫn còn hoạt động. Trafalgar lập kỷ lục với thời gian hoạt động liên tục dưới nước lên đến 66.000 km trong chuyến hành trình đến Australia vào năm 1993. Tàu ngầm lớp Trafalgar được trang bị một lò phản ứng hạt nhân Rolls Royce PWR1. Thay vì sử dụng chân vịt để di chuyển giúp hoạt động êm hơn thì chiếc tàu ngầm này lại được sử dụng hệ thống bơm phun để di chuyển. Hệ thống định vị thủy âm mạng pha đa chức năng 2076 là cảm biến chính của tàu ngầm Trafalgar vốn được mô tả như là hệ thống định vị thủy âm hiện đại nhất thế giới. Trafalgar có lượng giãn nước khi lặn 5.300 tấn, vận tốc khi lặn dưới nước tối đa là 32 hải lý/ giờ. Bên cạnh đó nó còn được trang bị 5 ống phóng ngư lôi 533 mm giúp nó phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, với 30 quả ngư lôi.


    Các tàu ngầm thuộc lớp này đã hoạt động ở nhiều địa điểm, đặc biệt là khai hỏa Tomahawk tên lửa hành trình tấn công đất liền trong cơn giận dữ vào các mục tiêu trong các cuộc xung đột ở Afghanistan, Iraq và Libya. Ba trong số Trafalgar- thuyền hạng đã tham gia vào các hoạt động như vậy. Vào năm 2001 Trafalgar tham gia Hoạt động Veritas, cuộc tấn công vào lực lượng Al-Qaeda và Taliban sau Các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ, trở thành tàu ngầm Hải quân Hoàng gia đầu tiên phóng tên lửa hành trình Tomahawk chống lại Afghanistan. Trong tháng 4 năm 2003, HMS Sóng gió trở về nhà bay Jolly Roger sau khi phóng ba mươi tên lửa hành trình Tomahawk trong cuộc xâm lược Iraq. Là một phần của 2011 can thiệp quân sự vào Libya, HMS Chiến thắng ba lần bắn tên lửa hành trình Tomahawk trong cơn giận dữ; đầu tiên vào ngày 19 tháng 3, sau đó một lần nữa vào ngày 20 tháng 3 và cuối cùng vào ngày 24 tháng 3. Mục tiêu chính của cô là các cơ sở phòng không của Libya xung quanh thành phố Sabha.

    Tàu ngầm lớp Trafalgar - Anh
    Tàu ngầm lớp Trafalgar - Anh
    Tàu ngầm lớp Trafalgar - Anh
    Tàu ngầm lớp Trafalgar - Anh
  6. Vậy thì chiếc tàu ngầm tiếp theo là của nước nào nhỉ ta? Đó chính là tàu ngầm 093 Shang của Trung Quốc. Sau khi triển khai 5 chiếc Type 093, hiện chỉ có 3 chiếc đang hoạt động trong số 8 chiếc được biên chế trong lực lượng hải quân Trung Quốc. Với phạm vi không giới hạn, Chiếc tàu ngầm này có thể lặn trong thời gian tối đa là 80 ngày cùng với tốc độ 35 Knots khi di chuyển dưới mặt nước. Ngoài ra, tàu ngầm 093 Shang còn được trang bị sáu ống phóng ngư lôi và tên lửa chống hạm YJ-82 đã khiến cho nó trở thành một con thủy quái dưới đại dương, làm cho lực lượng hải quân của một số quốc gia khiếp sợ. Ngoài vũ khí, điểm đáng chú ý khác của tàu ngầm lớp Shang là thiết kế “tàng hình”. Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc mang tên Type 091 là một “thảm họa” thực sự. Ngoài việc tàu ngầm này có thể lặn được dưới biển thì nó đã hoàn toàn lỗi thời, cũng không có các vũ khí tấn công mặt nước, cũng như hoạt động quá ồn ào.


    Theo Asia Times, Trung Quốc hiện đang vận hành 6 tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 093, hay còn gọi là tàu ngầm lớp Shang. Ít nhất 3 tàu ngầm loại này là phiên bản Type 093G mới được chế tạo gần đây. Phiên bản Type 093G trang bị thêm ống phóng tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình thẳng đứng, tương đương sức mạnh tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ, trong khi có khả năng hoạt động yên tĩnh tương đương, theo giới phân tích. Nguyên mẫu tàu ngầm Type 093 có 6 ống phóng ngư lôi, kích thước tiêu chuẩn 533mm hoặc cỡ lớn (650mm). Nhờ lò phản ứng hạt nhân, tàu ngầm lớp Shang có tầm hoạt động không giới hạn, sức chịu đựng của thân vỏ được cải thiện đáng kể, giúp duy trì tốc độ lên tới 30 hải lý khi lặn, theo truyền thông Trung Quốc. Phiên bản Type 093G được trang bị thêm ống phóng thẳng đứng với khả năng phóng tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-18 và tên lửa hành trình CJ-10. Chuẩn Đô đốc hải quân Trung Quốc Yin Zhuo nói rằng, các tàu ngầm Type 093G có thể mang theo 12 tên lửa chống hạm hoặc tên lửa hành trình.

    Tàu ngầm 093 Shang - Trung Quốc
    Tàu ngầm 093 Shang - Trung Quốc
    Tàu ngầm 093 Shang - Trung Quốc
  7. Tàu ngầm lớp Astute của Anh từng được nhà sản xuất BAE Systems giới thiệu là lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân tiên tiến nhất thế giới. Nó được biết đến là một trong những tàu ngầm đắt đỏ nhất thế giới khi mà chi phí để sản xuất nó lên đến 1,160 tỷ bảng Anh/chiếc. Người ta phủ 39.000 viên gạch cao su chống âm trên thân tàu giúp tàu ngầm tàng hình tốt hơn. Theo các chuyên gia đánh giá thì tàu ngầm Astute tạo ra tiếng ồn khi hoạt động còn ít hơn cả một con cá heo. Hệ thống định vị thủy âm mạng pha đa chức năng 2076 được giới thiệu là tốt nhất trong các loại định vị thủy âm trên tàu ngầm hiện nay chính là cảm biến chính của tàu. Bên cạnh đó, nó còn được bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm giúp cho nó có khả năng mang theo 38 ngư lôi và tên lửa hành trình Tomahawk. Chiếc tàu ngầm này có lượng giãn nước khi lặn 7.400 tấn, tốc độ tối đa khi lặn 30 hải lý/ giờ. Đây thực sự là một chiếc tàu ngầm quân sự có sức mạnh đáng kinh ngạc đó chứ.


    Astute là lớp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới nhất của Hải quân Hoàng gia Anh với chuẩn mới về vũ khí, phương tiện liên lạc và khả năng tàng hình, được đóng bởi BAE Systems Submarines tại Barrow-in-Furness. Chương trình Astute bắt đầu vào tháng 2/1986 khi Bộ Quốc phòng khởi động một số nghiên cứu nhằm xác định khả năng và yêu cầu cho việc thay thế các tàu ngầm lớp Swiftsure và Trafalgar đang có trong trang bị của Hải quân Xứ sở sương mù. Các công trình nghiên cứu này mang mật danh “Dự án SSN20”, được thực hiện trong Chiến tranh Lạnh, khi Hải quân Hoàng gia chú trọng tác chiến chống ngầm nhằm chống lại lực lượng tàu ngầm ngày càng hiện đại hơn của Liên Xô. Để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng này, các nghiên cứu kết luận rằng dự án SSN20 phải là một thiết kế mang tính cách mạng, với sức đẩy và hỏa lực hạt nhân được tăng cường đáng kể, cùng một “bộ sonar tích hợp” và hệ thống vũ khí phức tạp hơn.

    Tàu ngầm lớp Astute - Anh
    Tàu ngầm lớp Astute - Anh
    Tàu ngầm lớp Astute - Anh
  8. Hoa Kỳ là không chỉ là cường quốc kinh tế mà còn là nước đứng đầu trong lĩnh vực quân sự, Lại có thêm một chiếc tàu ngầm nữa của Hoa Kỳ nằm trong danh sách những chiếc tàu ngầm mạnh nhất trong thế giới. Đó chính là lớp tàu ngầm Seawolf. Nó được biết đến là biến thể cao cấp của tàu ngầm lớp Los Angeles tuy nhiên do chi phí quá cao nên chỉ 3 chiếc được chế tạo mà thôi. Tàu ngầm lớp Seawolf được chế tạo nhằm mục đích ngăn chặn mối đe dọa từ tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Typhoon, Akula của Liên Xô. Người ta sử dụng thép cường độ cao HY-100 để chế tạo thân tàu, cho phép tàu hoạt động tới độ sâu 500 mét. Chiếc tàu này sử dụng động cơ bơm phun thay cho chân vịt giúp tàu hoạt động êm hơn. Bên cạnh đó, tàu còn được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến bậc nhất khiến nó trở thành sát thủ đáng sợ khi ở dưới nước. Với lượng giãn nước khi lặn 12.139 tấn, vận tốc tối đa là 35 hải lý/ giờ. Đây có lẽ là một vũ khí đáng sợ của thế giới.


    Tàu ngầm lớp Seawolf là một lớp tàu ngầm tấn công nhanh (SSN) sử dụng năng lượng hạt nhân, là lực lượng nòng cốt của đội tàu ngầm của Hải quân Liên bang Mỹ (USN). Seawolf được thiết kế để thay thế cho các tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles đã lạc hậu, công việc thiết kế được General Dynamics Electric Boat khởi động vào năm 1983. Một hạm đội 29 tàu ngầm lớp Seawolf chế tạo trong khoảng thời gian mười năm đã được lên kế hoạch, nhưng sau đó đã giảm xuống còn 12 tàu ngầm. Tuy nhiên, toàn bộ chương trình chế tạo 12 tàu ngầm lớp Seawolf lúc bấy giờ được ước tính lên đến 33,6 tỷ USD, một khoản chi phí khó có thể chấp nhận được trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã vào năm 1991 và mối đe dọa từ các tàu ngầm công nghệ cao tương đương của Liên Xô cũng không còn nữa. Cuối cùng, chương trình chỉ dừng lại ở việc chế tạo 3 tàu ngầm thuộc lớp này, với giá trị 7,3 tỷ USD. Hải quân Liên bang Mỹ sau đó đã thiết kế lớp Virginia nhỏ hơn và rẻ hơn để thay thế. Seawolf là lớp tàu ngầm tấn công đắt đỏ nhất từng được chế tạo và là phương tiện ngầm đắt thứ 2 nếu xét chung các loại.

    Tàu ngầm lớp Seawolf  - Hoa Kỳ
    Tàu ngầm lớp Seawolf - Hoa Kỳ
    Tàu ngầm lớp Seawolf - Hoa Kỳ trong quá trình hoàn thiện
  9. Tàu ngầm lớp Akula II của Nga chỉ xếp sau tàu ngầm lớp Virginia của Hoa Kỳ, đã gây sửng rốt cho NATO nhờ khả năng hoạt động cực êm của nó. Chiếc tàu ngầm này có thiết kế thủy động lực học tương tự tàu ngầm lớp Sierra-II, Oscar-II cùng với chiếc phao định vị thủy âm ở phần cuối đuôi tàu. Năm 2012, truyền thông đã đưa tin rằng một tàu ngầm lớp Akula-II đã hoạt động trong vịnh Mexico mà lại không bị phát hiện đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới quân sự Mỹ. Nó được được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm cộng thêm 4 ống phóng ngư lôi 650 mm, số ngư lôi và tên lửa hành trình mang theo khoảng 40 quả. Tàu ngầm quân sự này có lượng giãn nước khi lặn tới 13.800 tấn, vận tốc tối đa khi lặn 33 hải lý/giờ, không chỉ có vậy, nó còn có thể hoạt động trong vòng 100 ngày tùy thuộc vào nhu yếu phẩm cung cấp cho các thủy thủ đoàn.


    Tàu ngầm Đề án 941 Akula là loại tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo được triển khai bởi Liên Xô trong những năm 1980. Với trọng tải tối đa 26.000 tấn, cho đến nay, Đề án 941 là loại tàu ngầm lớn nhất từng được đóng. Với khả năng lặn suốt tháng mà không cần ngoi lên nhưng thủy thủ đoàn vẫn có thể sống tốt. Lý do để NATO gọi loại tàu ngầm này là lớp Typhoon "cuồng phong" (тайфун) không được rõ có thể do Leonid Brezhnev trong một bài diễn văn năm 1974 đã mô tả một loại tàu ngầm hạt nhân mới mang tên lửa đạn đạo là тайфун (Typhoon). Về cơ bản đây là loại tàu ngầm có thể di chuyển xa để có thể triển khai các tên lửa đạn đạo gần biên giới của kẻ thù nhưng các tên lửa mà loại tàu ngầm này mang lại có tầm bắn xa đủ để xem là đã triển khai mặc dù vẫn đang neo tại cảng.

    Tàu ngầm lớp Akula II - Nga
    Tàu ngầm lớp Akula II - Nga
    Tàu ngầm lớp Akula II - Nga
  10. Xếp ở vị trí đầu trong danh sách những chiếc tàu ngầm mạnh nhất thế giới đó chính là tàu ngầm lớp Virginia của Hoa Kỳ. Đây là tàu ngầm được trang bị cột buồm lượng tử ánh sáng thay cho kính tiềm vọng truyền thống đầu tiên trên thế giới. AN/BVS-1 - cặp cột buồm lượng tử ánh sáng bao gồm một máy ảnh độ phân giải cao có khả năng hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu, máy đo khoảng cách laser, một cảm biến hồng ngoại. AN/BVS-1 giúp cho tàu giám sát thời gian thực một cách liên tục bên cạnh đó nó còn giúp nâng cao khả năng nhận thức tình huống.


    Virginia được điều khiển theo công nghệ “fly-by-wire” sợi quang thông qua thanh điều khiển HOSTA tương tự như việc lái máy bay chiến đấu. Bộ định vị thủy âm mảng pha đa chức năng BQQ-10 là cảm biến chính của tàu được đánh giá là đã tạo ra cuộc cách mạng trong công nghệ dò tìm, tấn công các mục tiêu đang ở dưới nước. Ngoài ra nó còn được trang bị lò phản ứng hạt nhân S9G cung cấp năng lượng cho động cơ bơm phun. Với lượng giãn nước khi lặn 7.900 tấn, vận tốc tối đa 30 hải lý/ giờ, bao gồm mười hai ống phóng thẳng đứng VLS sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, bốn ống phóng ngư lôi 533 mm, cơ số ngư lôi, tên lửa mang theo 27 quả.

    Tàu ngầm lớp Virginia - Hoa Kỳ
    Tàu ngầm lớp Virginia - Hoa Kỳ
    Tàu ngầm lớp Virginia - Hoa Kỳ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy