Top 8 Đại dịch đáng sợ nhất lịch sử Việt Nam

Hà Nguyễn 1317 0 Báo lỗi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đại dịch được địch nghĩa là "một bệnh dịch xảy ra trên toàn thế giới, hoặc trên một khu vực rất rộng, vượt qua ranh giới giữa các ... xem thêm...

  1. Covid – 19 là viết tắt của Coronavirus disease 2019 – một đại dịch truyền nhiễm gây ra bởi virus SARS-CoV-2 – một chủng mới của virus Corona, gây viêm đường hô hấp cấp ở người và có khả năng lây lan từ người sang người.


    Ca ghi nhận lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, với hai trường hợp được xác nhận ở Thành phố Hồ Chí Minh, đều là những người đến từ thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Tính đến tháng 3 năm 2020, đại dịch COVID-19 tại Việt Nam có thể chia thành hai giai đoạn lây nhiễm chính, với 22 ngày cả nước không ghi nhận thêm ca nhiễm mới nằm giữa hai giai đoạn.


    Từ ngày 6 tháng 3, Việt Nam bắt đầu ghi nhận hàng loạt các trường hợp mới liên tiếp mỗi ngày, phần lớn trong số đó là những người đến từ vùng có dịch trên thế giới. Sự lây lan trong cộng đồng cũng đang diễn ra. Tính đến ngày 4 tháng 4, Việt Nam ghi nhận 240 ca nhiễm, trong đó có 90 bệnh nhân đã xuất viện và chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.


    Xã hội, kinh tế bị tác động bởi đại dịch. Các hoạt động kiểm soát đã diễn ra trong đó có hạn chế tự do di chuyển. Trong năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh với tổng số ca tử vong xác nhận cả năm là 35. Tuy nhiên, sang đến năm 2021, tình hình dịch bệnh đã trở nên trầm trọng hơn với số ca mắc COVID-19 cùng với số ca tử vong tăng đột biến. Đại dịch Covid – 19 đã lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành tại Việt Nam. Nơi có dịch nặng nhất là TP Hồ Chí Minh với tổng số 480.104 ca nhiễm và 18.375 ca tử vong (tính đến hết ngày 7/12/2021). Nơi nhẹ nhất là Bắc Kạn với 29 ca nhiễm Covid – 19, không có ca tử vong.


    Các triệu chứng của Covid – 19:

    • Các triệu chứng thường gặp nhất: sốt, ho, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác
    • Các triệu chứng ít gặp hơn: đau họng, đau đầu, đau nhức, tiêu chảy, da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái, mắt đỏ hoặc ngứa.

    Các biện pháp phòng chống Covid – 19:

    • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính
    • Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người
    • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây
    • Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.
    • Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
    • Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
    Đại dịch Covid – 19
    Đại dịch Covid – 19
    Đại dịch Covid – 19
    Đại dịch Covid – 19

  2. Top 2

    SARS

    Bệnh SARS hay còn gọi là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (tiếng Anh: Severe acute respiratory syndrome; viết tắt: SARS) là một chứng bệnh hô hấp ở con người gây ra bởi một loại virus mang tên virus SARS. Giữa tháng 11 năm 2002 và tháng 7 năm 2003, dịch SARS bùng phát ở Hồng Kông, lan tỏa toàn cầu và gần như trở thành một đại dịch, với 8422 trường hợp và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới (10,9% tử vong) theo Tổ chức Y tế Thế giới.


    Ở Việt Nam, Dịch SARS đã khiến 44 y tá, bác sĩ của Bệnh viện Việt Pháp lây bệnh, 6 người (trong và ngoài nước) đã chết. Ngoài ra, có 2 người liên quan cũng tử vong là bệnh nhân Johnny Cheng và bác sĩ Carlo Ubani. Bệnh viện Việt Pháp phải khử trùng, đóng cửa gần nửa năm.

    • Nguồn lây: là những người bệnh bị bệnh và người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân (nhân viên y tế, người nhà trực tiếp chăm sóc người bệnh…)

    SARS là một loại vi rút có khả năng lây truyền qua 3 con đường:

    • Đường tiếp xúc với các dịch tiết từ đường hô hấp có chứa vi rút bắn ra và bám dính vào môi trường bề mặt
    • Lây qua đường giọt bắn khi người bệnh ho và hắt hơi bắn dịch tiết có chứa vi rút trong khoảng cách dưới 1 m
    • Lây qua đường không khí khi những người bệnh này phải làm thủ thuật trên đường thở như phun khí dung, hút đàm nhầy, thở máy,…

    Các nhà nghiên cứu Mỹ đã thành công trong việc miễn dịch với virut SARS cho khỉ nhờ một loại vacxin được phun thẳng vào mũi khỉ. Với cách này họ hy vọng sẽ sản xuất ra loại vacxin có thể sử dụng dễ dàng đối với các nhân viên y tế khi có đại dịch SARS


    SARS
    SARS
    SARS
    SARS
  3. Bệnh phong hay còn gọi là bệnh hủi, cùi hay có tên gọi khác là bệnh Hansen. Là một bệnh đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử và là một loại bệnh nhiễm trùng. Gây hủy hoại bề ngoài, gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên và dần làm cơ thể suy kiệt. Bệnh phòng lây truyền do tiếp xúc nhiều và gần với chất nhầy của người bệnh khi người bệnh hắt hơi hoặc ho.


    Tại Việt Nam, rất nhiều người đã bị căn bệnh này cướp đi sinh mạng. Người bị nhiễm bệnh phong trước đây thương phải chịu những thành kiến sai lầm, họ bị hắt hủi, xa lánh và còn bị ngược đãi.


    Cách điều trị bệnh phong:

    • Các loại thuốc được dùng để chữa bệnh phong là Dapsone, Rifampin, Clofazimine, Ethionamide, Aspirin, Thalidomide và Prednisone để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng viêm.
    • Cần phải đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ hay đến những trung tâm chuyên khoa như bệnh viện da liễu khi bạn thấy mình có những triệu chứng của bệnh phong. Đặc biệt là sau khi bạn nghi ngờ mình đã tiếp xúc với vi trùng gây bệnh phong.

    Cách phòng tránh bệnh phong:

    • Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, miệng của bệnh nhân mắc bệnh phong.
    • Phải rửa tay bằng xà phòng thật sạch sẽ sau khi chăm sóc và tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm bệnh.
    • Nên hiểu biết rõ ràng về nguyên nhân, triệu chứng và diễn biến của bệnh.
    Bệnh phong
    Bệnh phong
    Bệnh phong
    Bệnh phong
  4. Căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS hiện vẫn là một trong những vấn đề y tế nan giải của toàn cầu, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng căn bệnh này vẫn chưa thể đẩy lùi. Kể từ khi bùng phát vào thập niên 80 của thế kỷ trước, đại dịch HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của hơn 35 triệu người trên toàn thế giới.


    Trong 9 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã phát hiện mới gần 7.800 trường hợp nhiễm HIV, gần 3.000 bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS, hơn 1.400 trường hợp tử vong. Ước tính đến nay, Việt Nam có khoảng hơn 211.000 người nhiễm HIV.

    • Con đường lây nhiễm của HIV/AIDS: Đường máu, đường tình dục, đường từ mẹ sang con

    Hướng tới mục tiêu ngăn ngừa và loại trừ đại dịch HIV/AIDS, trong những năm gần đây, ngành y tế Việt Nam đã mở rộng và đa dạng dịch vụ xét nghiệm HIV, phát hiện gần 10.000 trường hợp nhiễm HIV mới thông qua các loại hình xét nghiệm mới như: xét nghiệm tại các cơ sở y tế, xét nghiệm dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm, sử dụng sinh phẩm mới để phát hiện sớm nhiễm HIV. Điều trị bằng kháng retrovirus cũng có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân ước tính trung bình là hơn 5 năm.

    HIV/AIDS
    HIV/AIDS
    HIV/AIDS
    HIV/AIDS
  5. Bệnh cúm A H1N1 gây ra bởi cơ thể nhiễm vi rút cúm A H1N1 - một loại vi rút cúm được phát hiện vào năm 2009.Loại cúm này còn được gọi là cúm lợn vì ban đầu các nhà khoa học cho rằng chủng cúm này có nguồn gốc từ lợn (khác với chủng cúm A H1N1 trước đó). Cúm A H1N1 bùng phát mạnh vào năm 2009 và có tốc độ lây lan rất nhanh.


    Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên ghi nhận ngày 26/5/2009 và bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm 2009, hàng nghìn người đã nhiễm virus cúm và nhiều người tử vong.


    Đặc điểm của dịch bệnh cúm A H1N1:

    • Virus cúm A H1N1 có thể dễ dàng lây lan từ người sang người giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.
    • Người bệnh cũng có thể nhiễm vi rút cúm do tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm vi rút, chạm vào khăn giấy đã dụng có nhiễm vi rút sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc dụi mắt.
    • Việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể lây nhiễm vi rút cúm A(H1N1).

    Phòng bệnh cúm A H1N1:

    • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi.
    • Hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.
    • Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm.
    • Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc
    • Bên cạnh đó, người dân có thể đi tiêm vắc-xin để phòng bệnh.
    Cúm H1N1
    Cúm H1N1
    Cúm H1N1
    Cúm H1N1
  6. Bệnh tả hay thổ tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong. Đây là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh sau 12 giờ đến 5 ngày kể từ khi sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn.


    Bệnh tả lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam năm 1850 với 2 triệu trường hợp bệnh được ghi nhận. Từ năm 1910-1938, số bệnh nhân mắc tả hàng năm dao động từ 5.000 – 30.000 người. Bệnh tả El Tor lần đầu tiên xuất hiện ở miền Nam năm 1964 với 20.009 người mắc bệnh trong đó 821 người đã tử vong. Ngày nay, ở Việt Nam, bệnh tả xảy ra dưới dạng dịch l­ưu hành. Hàng năm có hàng trăm bệnh nhân bị bệnh tả được ghi nhận.


    Các nguồn lây nhiễm phổ biến bao gồm:

    • Người mang bệnh tả trong thời gian phát bệnh;
    • Người lành mang phẩy khuẩn tả;
    • Rau trồng với nước chứa chất thải của con người;
    • Cá và hải sản sống hoặc nấu chưa chín đánh bắt trong vùng nước bị ô nhiễm hoặc nước thải.

    Các biện pháp điều trị bệnh tả:

    • Thực hiện các phương pháp cách ly bệnh nhân nhiễm khuẩn tả;
    • Bồi phụ nước, chất điện giải nhanh chóng và đầy đủ thông qua đường uống (sử dụng ORS) hoặc truyền tĩnh mạch tùy tình trạng nguy kịch của bệnh;
    • Sử dụng kháng sinh hợp lý dựa trên kết quả kháng sinh đồ;
    • Nên cho bệnh nhân ăn sớm, dạng thức ăn lỏng, dễ tiêu. Đối với trẻ còn bú, cần tăng cường bú mẹ.

    Chủ động tiêm vắc xin phòng tả là biện pháp hữu hiệu chống bệnh tả

    Bệnh tả
    Bệnh tả
    Bệnh tả
    Bệnh tả
  7. Đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm của riêng loài người, gây bởi hai dạng virus Variola major và Variola minor. Loại V major độc hại hơn, gây tử vong trong số 30-35% bệnh nhân. V minor gây dạng bệnh nhẹ hơn, giết khoảng 1% bệnh nhân. Hậu quả của đậu mùa thường là vết sẹo trên da nhưng cũng có khi làm nạn nhân mù vì giác mạc bị sẹo. Phái nam còn có thể bị hiếm muộn.


    Lịch sử Việt Nam có ghi lại một số những nhân vật chết vì bệnh đậu mùa. Trong đó có Hoàng tử Cảnh, người con cả của vua Nguyễn Thế Tổ (niên hiệu Gia Long). Hoàng tử Cảnh mất năm 22 tuổi, để lại một vợ và hai con. Vua Tự Đức cũng bị bệnh đậu mùa và bị vô sinh nên nhận một người con nuôi lên làm vua và chỉ tại vị được 3 ngày, đó là vua Dục Đức.


    Sử nhà Nguyễn cũng ghi hai nạn dịch lớn trước thời Pháp thuộc:


    "Năm Canh Thìn (1820) tháng 11 (âm lịch) bệnh dịch lan tràn, khởi đầu từ Hà Tiên đến Bắc Thành. Nhiều người chết. Nhà nước chẩn cấp cho dân tổng cộng 73 vạn quan tiền."
    "Năm Canh Tý (1840) tháng 9 (âm lịch) ở Sơn Tây từ mùa xuân đến mùa thu có hơn 4.900 người chết dịch.”

    Đậu mùa
    Đậu mùa
    Đậu mùa
    Đậu mùa
  8. Bệnh dịch hạch là bệnh lý truyền nhiễm gây ra do vi khuẩn Yersinia pestis. Bệnh diễn tiến cấp tính với biểu hiện nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân nặng nề. Người nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ các loại động vật gặm nhấm như thỏ, chuột,… thông qua vật trung gian là bọ chét nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam vector gây bệnh chính là bọ chét Xenopsylla cheopis sống ký sinh chủ yếu trên chuột.


    Ở Việt Nam, từ năm 1960-1970, mỗi năm có khoảng 10.000 trường hợp mắc bệnh, đứng đầu thế giới. Số ca bệnh giảm mạnh chỉ còn khoảng 140 trường hợp mỗi năm trong những năm sau đó. Đến nay gần như không ghi nhận được bất cứ trường hợp mắc dịch hạch nào ở các cơ sở y tế. Bệnh lan truyền từ loài gậm nhấm (chủ yếu là chuột) sang người, chủ yếu qua bọ chét chuột (Xenopsylla cheopis). Đây là véc tơ chính truyền bệnh dịch hạch.


    Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh dịch hạch bao gồm:

    • Môi trường sống ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh
    • Sống trong các khu vực bệnh dịch hạch lưu hành
    • Thường xuyên tiếp xúc với các loài động vật gặm nhấm
    • Sức đề kháng của cơ thể suy yếu
    Dịch hạch
    Dịch hạch
    Dịch hạch
    Dịch hạch



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy