Top 15 Quốc gia cổ đại xuất hiện sớm nhất lịch sử loài người

Anh Đinh 20270 0 Báo lỗi

Loài người đã xuất hiện trên Trái Đất từ khoảng 200.000 năm trước và đã trải qua nhiều giai đoạn: bộ tộc, công xã nguyên thủy, thành bang... cho tới khi hình ... xem thêm...

  1. Đứng đầu Top 15 quốc gia cổ đại xuất hiện sớm nhất lịch sử loài người chính là Ai Cập cổ đại. Ai cập cổ đại chính thức thống nhất từ Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập với sự lên ngôi của vị Pharaoh đầu tiên vào khoảng những năm 3100 TCN. Vị Pharaoh đầu tiên ấy tên là Narmer, thường gọi là Menes.


    Lãnh thổ của Ai Cập cổ đại bao gồm một vùng rộng lớn Đông Bắc Châu Phi theo lưu vực sông Nile tới Địa Trung Hải. Chính những đồng bằng màu mỡ của sông Nile đã tạo điều kiện thuận lợi để con người tập trung phát triển nông nghiệp, qua đó đã tạo bước tiến mới trong quá trình phát triển của xã hội loài người.


    Lịch sử Ai Cập cổ đại bao gồm các giai đoạn lớn: Sơ Triều Đại (3100-2686 TCN), Cổ Vương Quốc (2686-2181 TCN), Chuyển tiếp thứ nhất (2181-2055 TCN), Trung Vương Quốc (2055-1650 TCN), Chuyển tiếp thứ hai (1650-1550 TCN), Tân Vương Quốc (1550-1069 TCN), Chuyển tiếp thứ ba (1069-664 TCN) và Hậu nguyên (664-332 TCN). Trong đó, Ai Cập cổ đại đạt đến đỉnh cao của quyền lực, sức mạnh, văn hóa vào giai đoạn Tân Vương Quốc, trong thời kỳ Ramsside (tiếng Anh: Ramsey) (1186-1077 TCN).


    Ai Cập cổ đại có nhiều thành tựu văn minh lớn mà đến nay còn được lưu lại. Đó là những công trình kiến trúc như Kim tự tháp, Tượng Nhân sư, các đền thờ; hệ thống toán học sơ khai, hệ thống y học sơ khai, kỹ thuật ướp xác, kỹ thuật làm giấy và chế tác thủy tinh đầu tiên trên thế giới. Trong đó, nổi tiếng nhất chính là Kim tự tháp Giza của Pharaoh Khufu - được UNESCO công nhận là 7 kỳ quan thế giới cổ đại.

    Xã hội Ai Cập cổ đại
    Xã hội Ai Cập cổ đại
    Di sản còn lại từ thời Ai Cập cổ đại
    Di sản còn lại từ thời Ai Cập cổ đại

  2. Các nhà khoa học đã tìm ra "cái nôi của Châu Á" chính là Ấn Độ cổ đại tại lưu vực sông Ấn vào khoảng 3.000 năm TCN. Theo nghiên cứu, người tiền sử đã xuất hiện tại Ấn Độ từ khoảng 200.000 đến 500.000 năm trước và con người hiện đại đã định cư tại Ấn Độ vào cuối Kỷ băng hà, tức 12.000 năm trước. Nền văn minh của Ấn Độ cổ đại phát triển thành quốc gia vào khoảng năm 3.000 TCN. Nền văn minh này nổi bật với việc xây dựng các thành phố bằng đất nung, hệ thống cống rãnh thoát nước và những tòa nhà nhiều tầng.


    Lịch sử Ấn Độ cổ đại trải qua rất nhiều biến cố, giai đoạn chồng chéo lẫn nhau, trong đó phải kể đến dấu mốc lịch sử quan trọng khi người Aryan từ phía Bắc tràn xuống, đã xây dựng thời kỳ Vệ Đà tại Ấn Độ cổ đại. Đỉnh cao của văn hóa này là Kinh Vệ Đà - văn bản chữ viết cổ nhất còn tồn tại, được viết từ năm 1.500 TCN. Khoảng năm 625 TCN, một người Ấn Độ vĩ đại đã sinh ra, đó chính là Siddhartha Gautama, hay còn được gọi là Buddha, chính là Phật tổ Thích Ca Mâu Ni - người đã sáng lập ra Phật giáo. Có thể nói Ấn Độ cổ đại có một nền văn hóa tôn giáo vô cùng phong phú và mạnh mẽ, còn có ảnh hưởng sâu rộng tới tận bây giờ, đặc biệt là Phật giáo chính là tôn giáo phổ biến nhất từ Nam Á đến Á Đông.

    Xã hội Ấn Độ cổ đại
    Xã hội Ấn Độ cổ đại
    Di sản còn lại từ Ấn Độ cổ đại
    Di sản còn lại từ Ấn Độ cổ đại
  3. Đảo Crete được coi là cái nôi của Hy Lạp cổ đại, là vùng đất đầu tiên của văn minh tiến bộ phương Tây và là hòn đảo lớn nhất và đông dân nhất của Hy Lạp. Nền văn minh tại đảo Crete đã xuất hiện từ rất sớm trước khi lan tỏa sang toàn Hy Lạp cổ đại với sự phát triển rực rỡ dưới thời văn minh Minos (khoảng 2.700 TCN). Họ nổi tiếng là những người tiên phong và phát triển rực rỡ trong lĩnh vực hàng hải bởi vị trí thuận lợi, nằm ở điểm giao nhau của các tuyến đường thương mại.


    Do quá nguyên sơ và ít được ghi chép lại trong sử sách sau này, lịch sử đảo Crete đã trở thành những câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp, đó là những câu chuyện về vua Minos, Theseus, Minotaur được kể lại bởi Homer - người hát rong vĩ đại nhất thời Hy Lạp cổ đại (khoảng thế kỷ 8 TCN). Sau này, đảo Crete trở thành một phần của Hy Lạp cổ đại.

    Xã hội cổ đại đảo Crete
    Xã hội cổ đại đảo Crete
    Di sản còn lại từ nền văn minh cổ đại tại Đảo Crete
    Di sản còn lại từ nền văn minh cổ đại tại Đảo Crete
  4. Đế chế Akkad là quốc gia cổ đại nói tiếng Semit đầu tiên, sau này được nhắc đến trong Kinh Thánh. Vào thiên niên kỷ thứ 3 TCN, người Sumer và Akkad đã giao thoa văn hóa và văn hóa Akkad dần thay thế văn hóa Sumer. Đế chế Akkad xuất hiện từ khoảng năm 2334 TCN và tồn tại đến khoảng năm 2154 TCN. Đế chế Akkad nằm ở khu vực Lưỡng Hà, thủ đô của đế chế Akkad thuộc hai quốc gia Syria và Iraq còn những vùng đất lân bang mà đế chế Akkad xâm chiếm được kéo dài tới tận Bahrain, Oman và một phần của Ả Rập ngày nay.


    Đế chế Akkad đã kết thúc thời kỳ thành bang ở khu vực Lưỡng Hà để mở ra thời kỳ quốc gia đầu tiên tại một trong những cái nôi của loài người này. Đế chế Akkad bắt đầu bởi sự chinh phạt của vua Sargon, kết thúc bởi vua Shu-turul. Đế chế Akkad cũng chính là tiền thân của những đế quốc cổ đại nổi tiếng khác là Assyria và Babylon sau này.

    Đế chế Akkad
    Đế chế Akkad
    Di sản còn lại từ Đế chế Akkad
    Di sản còn lại từ Đế chế Akkad
  5. Vào khoảng năm 2100 TCN, quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện tại khu vực Đông Á, đó chính là Nhà Hạ - Trung Hoa - vương triều đầu tiên trong thời Tam Đại của Trung Quốc: Hạ - Thương - Chu. Nhà Hạ là triều đại đầu tiên tại Trung Nguyên, theo Sử ký Tư Mã Thiên thì vốn dĩ Nhà Hạ là một trong những bộ tộc cổ đại tại Trung Nguyên, nhờ chiến thắng những bộ tộc khác mà xây dựng thành quốc gia. Theo sử sách, Hạ tộc hoạt động tại khu vực núi Tung Sơn, đương thời, Trung Nguyên còn gặp nhiều khó khăn do lũ lụt từ các con sông lớn xâm hại.


    Thủ lĩnh Hạ tộc lúc bấy giờ là Tung Bá Vũ, con trai của Tung Bá Cổn, đã có công trị thủy, củng cố được địa vị của Hạ tộc trong lòng dân chúng và sau khi đánh bại các bộ tộc tranh chấp, Hạ tộc đã trở thành Nhà Hạ, xây dựng nhà nước đầu tiên của Trung Hoa. Dưới thời Nhà Hạ, Trung Hoa có Tam Hoàng Ngũ Đế, bao gồm ba vị vua mang tước hoàng đầu tiên, thường xuất hiện trong thần thoại là Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng; ngũ đế là năm vị vua kế tục mang tước đế: Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đại Vũ.


    Lịch sử quân chủ tại Trung Hoa bắt đầu bởi Nhà Hạ với thời kỳ Tam Hoàng: Hạ, Thương, Chu, sau đó là giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc, sau đó đến nhà Tần rồi đến nhà Hán. Nhà Hán suy vong thì sinh ra Tam Quốc, sau Tam Quốc là Tấn -Tùy - Đường rồi đến Ngũ Đại Thập Quốc. Nhà Tống sau đó đã thống nhất Trung Hoa nhưng rồi lại bị Mông Cổ thâu tóm tạo ra Nhà Nguyên, nhà Nguyên bị Nhà Minh lật đổ rồi lại bị người Mãn đánh chiếm tạo nên Nhà Thanh. Đó là toàn bộ các giai đoạn lịch sử quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.

    Tranh vẽ lại Đại vũ trị thủy - tổ phụ của Nhà Hạ - Trung Hoa
    Tranh vẽ lại Đại vũ trị thủy - tổ phụ của Nhà Hạ - Trung Hoa
    Cổ vật còn lại từ thời Nhà Hạ - Trung Hoa
    Cổ vật còn lại từ thời Nhà Hạ - Trung Hoa
  6. Nhắc đến Top 15 quốc gia cổ đại xuất hiện sớm nhất lịch sử loài người thì không thể thiếu Đế chế Assyria - một trong những thế lực rất mạnh thời cổ đại. Đế chế Assyria đã kế thừa một diện tích rộng lớn ở Lưỡng Hà khi Đế chế Akkad sụp đổ. Dưới thời Đế chế Akkad, Assyria chỉ là một chư hầu nhỏ bé lân bang. Sau khi Đế chế Akkad sụp đổ, Assyria dần lớn mạnh, cạnh tranh với những thế lực khác và trở thành Đế chế Assyria từ khoảng năm 2.000 TCN. Trung tâm của Đế chế Assyria đặt tại thượng nguồn sông Tigris, phía Bắc Lưỡng Hà, ngày nay là miền Bắc Iraq.


    Đế chế Akkad sụp đổ khiến nhiều thế lực nổi lên cạnh tranh lẫn nhau, trong đó có Đế chế Assyria, Đế chế Hittite và Babylon cổ đại. Từ thế kỷ 19 TCN, Đế chế Assyria đã mở rộng bờ cõi, cạnh tranh với Đế chế Hittite ở phía Bắc và Babylon cổ đại ở phía Nam. Giai đoạn thịnh vượng của Đế chế Assyria là dưới thời vua Shamshi-Adad I (1813-1791 TCN) kết thúc vào năm 1756 TCN khi Đế chế Assyria đã bị Babylon cổ đại xâm chiếm và thống trị, trước khi Đế chế Assyria phục hưng trở lại và quay trở lại xâm chiếm và thống trị Babylon (911-609 TCN).


    Đây chính là giai đoạn thịnh vượng nhất của Đế chế Assyria khi đế chế này bành trướng khắp khu vực Lưỡng Hà, lan sang cả Tiểu Á và Địa Trung Hải. Tuy nhiên chính lãnh thổ rộng lớn với nhiều thuộc địa đã khiến Đế chế Assyria sụp đổ, khi nước này không thể kiểm soát nổi và bị các thuộc địa, bao gồm Babylon, Scythia, Ba Tư, Nam Tư nổi lên đánh bại.

    Đế chế Assyria
    Đế chế Assyria
    Di sản còn lại từ Đế chế Assyria
    Di sản còn lại từ Đế chế Assyria
  7. Theo Biên niên sử, Babylon vốn dĩ là một thành trì dưới thời Đế chế Akkad. Sau khi Đế chế Akkad tan rã, các vùng đất của Đế chế Akkad đã dần trở thành những quốc gia cổ khác, bao gồm Babylon cổ đại, Đế chế Assyria và Đế chế Hittite. Triều đại đầu tiên của Babylon cổ đại bắt đầu từ năm 1894 TCN, khi Đế chế Assyria chuyển hướng xâm lược khu vực Tiểu Á, Babylon cổ đại đã nổi lên giành độc lập. Babylon cổ đại nằm ở vị trí Ả Rập hiện nay, cách thủ đô Baghdad của Iraq khoảng 85 km. Babylon cổ đại chính là thành phố lớn nhất thế giới trong giai đoạn 1770-1670 TCN, là thành phố đầu tiên có dân số trên 200.000 với Vườn treo Babylon nổi tiếng được UNESCO xếp hạng vào trong 7 Kỳ quan thế giới cổ đại.


    Babylon cổ đại đã từng có hai giai đoạn hùng mạnh: Giai đoạn thứ nhất (1770-1670 TCN) là khi Babylon cổ đại xâm chiếm cả Đế chế Assyria và giai đoạn thứ hai, sau quãng thời gian bị Đế chế Assyria xâm chiếm ngược lại, Babylon cổ đại đã phục hưng vào giai đoạn 612-550 TCN, cũng được gọi là thời kỳ Tân Babylon. Dưới triều vua Nebuchadnezzar II của Tân Babylon, Babylon cổ đại vô cùng hùng mạnh, đã xâm lược đến tận Jerusalem, đem nhiều người Do Thái về làm nô lệ. Vào năm 539 TCN, Babylon cổ đại bị hoàng đế sáng lập ra Đế quốc Ba Tư: Cyrus Đại đế, đem quân xâm chiếm và kể từ đó, Babylon cổ đại hoàn toàn sụp đổ.

    Xã hội Babylon cổ đại
    Xã hội Babylon cổ đại
    Di sản Vườn treo Babylon cổ đại
    Di sản Vườn treo Babylon cổ đại
  8. Một trong ba đế quốc phân chia Lưỡng Hà sau khi Đế chế Akkad sụp đổ, đó là Đế chế Hittite. Đế chế Hittite bắt đầu hình thành khoảng năm 1.600 TCN, tại khu vực Bắc Lưỡng Hà mà ngày nay là một phần của các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Lebanon. Người ta biết rất ít về người Hittite ngoài các tài liệu tham khảo từ Kinh thánh và tài liệu rời rạc từ Ai Cập cho đến cuối thế kỷ 19 CN khi các cuộc khai quật bắt đầu tại Boghaskoy (Bogazkale, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), nơi từng là địa điểm của Hattusa, thủ đô của Đế chế Hittite.


    Đỉnh cao của Đế chế Hittite vào khoảng thế kỷ 14 TCN, khi Đế chế Hittite gây ra nhiều cuộc chiến tranh với Ai Cập, Đế chế Assyria để kiểm soát vùng Cận Đông. Không tồn tại được lâu như Babylon cổ đại và Đế chế Assyria, Đế chế Hittite đã sụp đổ vào năm 1.178 TCN, khi bị tan rã thành nhiều thành phố độc lập, trước khi bị Đế chế Assyria thâu tóm toàn bộ sau đó.

    Huttusa, thủ đô của đế chế Hittile
    Huttusa, thủ đô của đế chế Hittile
    Di tích từ đế chế Hittite
    Di tích từ đế chế Hittite
  9. Carthage cổ đại được thành lập từ khoảng năm 814 TCN, còn được gọi là Vương quốc Carthaginian. Carthage cổ đại có lãnh thổ dọc theo bờ biển phía Bắc Châu Phi, kéo dài tới khu vực Pháp, Tây Ban Nha mà sẽ trở thành một phần của Đế chế La Mã sau này. Đương thời, Carthage cổ đại là một quốc gia đối đầu với Hy Lạp cổ đại và Đế chế La Mã sau này.


    Carthage cổ đại đã chiến đấu ngoan cường với Đế chế La Mã, tạo nên ba trận chiến tranh Punic (người La Mã gọi người Carthage là Punic vì họ là hậu duệ của tộc người Phoenicia). Vào cuối cuộc chiến thứ ba, sau hơn một trăm năm và cái chết của hàng trăm ngàn binh sĩ của cả hai bên, Đế chế La Mã đã chinh phục Carthage cổ đại và san bằng thành phố. Carthage cổ đại kết thúc vào năm 146 TCN.

    Carthage cổ đại
    Carthage cổ đại
    Di tích còn lại của Carthage cổ đại
    Di tích còn lại của Carthage cổ đại
  10. Vốn có nguồn gốc văn minh từ Đảo Crete, nền văn minh Châu Âu thời cổ đại đã bắt đầu lan tỏa sang khu vực Địa Trung Hải và phát triển rực rỡ, tạo nên Hy Lạp cổ đại. Hy Lạp cổ đại cũng là một trong những nền văn minh tiêu biểu nhất Top 15 quốc gia cổ đại xuất hiện sớm nhất lịch sử loài người.


    Từ khoảng năm 1.200 TCN đã xuất hiện những thành bang nhưng trải qua thời kỳ đen tối, đến tận khoảng năm 800, Hy Lạp cổ đại mới phát triển rực rỡ. Thành Athens nắm vị trí chủ chốt và được coi như là kinh đô của Hy Lạp cổ đại. Một thành bang khác nổi tiếng không kém gì Athens, đó là thành Sparta - thành bang của những chiến binh.

    Nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ với nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc; là quê hương của thế vận hội Olympic mà ngày nay đã trở thành thế vận hội lớn nhất thế giới. Nhắc đến Hy Lạp cổ đại, ta không thể không nhắc tới Thần thoại Hy Lạp, bao gồm những câu chuyện dân gian về các vị thần, vị vua, anh hùng Hy Lạp cổ đại, được truyền lại bởi dân gian và người hát rong Homer. Hai tác phẩm tiêu biểu nhất của Homer, đó chính là Iliad và Odyssey, kể về hành trình tấn công thành Troy của liên quân Hy Lạp cổ đại do vua Agamemnon cầm đầu và hành trình trở về quê hương của người anh hùng Ulysses sau nhiều năm chinh chiến tại thành Troy. Hai tác phẩm này đã trở thành kinh điển, là một trong những tác phẩm tiên phong của văn học thế giới.


    Hy Lạp cổ đại cũng nổi tiếng như là cái nôi của triết học và toán học Phương Tây, với nhiều nhà triết học, toán học như Euclid, Archimedes, Thales, Socrates, Plato, Aristoteles... Họ đều là những nhà toán học hoặc triết gia cổ đại nổi tiếng, được xem như là thủy tổ trong lĩnh vực toán học và triết học.

    Hy Lạp cổ đại là một quốc gia hùng mạnh bậc nhất khu vực Địa Trung Hải lúc bấy giờ. Thuộc địa của Hy Lạp cổ đại kéo dài từ phía Nam Biển Đen, bao trùm khắp Trung Âu, lên tới tận Đông Âu và giáp ranh với khu vực Tiểu Á. Tuy nhiên, Hy Lạp cổ đại cũng từng phải đối đầu với những thế lực hùng mạnh khác lúc bấy giờ, điển hình là cuộc xâm lược của Đế quốc Ba Tư do hoàng đế Xerxes dẫn đầu. Dưới sự chống đỡ của thành Sparta do Leonidas I chỉ huy, Athen đã kịp rút lui trước khi bị Đế quốc Ba Tư tấn công vào, và sau đó Hy Lạp cổ đại đã có cuộc phản công ngoạn mục, đánh bại Đế quốc Ba Tư cả trên đảo và đất liền để giành lại những vùng đất đã mất.


    Hy Lạp cổ đại sụp đổ dưới tay của Alexandros Đại đế - người đứng đầu Đế chế Macedonia. Alexandros Đại đế là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử, người đã đưa Đế chế Macedonia trở thành một thế lực đáng sợ khi thâu tóm cả Hy Lạp cổ đại lẫn Đế quốc Ba Tư và Ai Cập. Sau này, Hy Lạp cổ đại trở thành một phần của Đế chế La Mã khi Đế chế La Mã trở thành thế lực số một tại Châu Âu.

    Hy Lạp cổ đại
    Hy Lạp cổ đại
    Di tích lịch sử nổi tiếng còn lại từ Hy Lạp cổ đại
    Di tích lịch sử nổi tiếng còn lại từ Hy Lạp cổ đại
  11. Ban đầu, Macedonia chỉ là một vùng đất nhỏ thuộc địa của Hy Lạp cổ đại. Những người Hy Lạp di cư đã tới đây và tranh giành đất đai với người Macedonia bản xứ. Sau đó, Macedonia trở thành một thành bang và dần dần trở thành một quốc gia độc lập, nằm ở phía Bắc Hy Lạp cổ đại. Đế quốc Macedonia chính thức thành lập từ thế kỷ thứ 7 TCN, nhưng phải mãi cho tới thời đại của vua Phillip II, Đế quốc Macedonia mới trở thành một thế lực hùng mạnh. Đế quốc Macedonia đã dần dần chiếm nhiều thành bang của Hy Lạp cổ đại, và Phillip II cũng có mưu đồ thôn tính Hy Lạp cổ đại nhưng ông đã bị ám sát trước khi hoàn thành việc đó.


    Quyền binh của Đế quốc Macedonia để lại cho Alexandros Đại đế. Sau khi chiếm được Hy Lạp cổ đại, Alexandros Đại đế lại tiếp tục đem quân sang tấn công các nước khu vực Tiểu Á, qua đó thôn tính cả Đế quốc Ba Tư, cũng như thôn tính cả khu vực phía Nam là Ai Cập. Hầu hết những quốc gia lớn lúc bấy giờ ở khu vực Châu Âu và Châu Phi đều đã khuất phục Đế quốc Macedonia. Tuy nhiên sau cái chết của Alexandros Đại đế, Đế quốc Macedonia rơi vào tình trạng hỗn loạn, nội chiến kéo dài. Cùng lúc đó, Đế chế La Mã bắt đầu lớn mạnh trở thành thế lực mới và cuối cùng, Đế chế Macedonia đã bị Đế chế La Mã đánh bại vào năm 168 TCN, trước khi chính thức bị biến thành một tỉnh thuộc La Mã vào năm 149 TCN, đánh dấu sự kết thúc của một đế quốc hùng mạnh.

    Vua Alexandros Đại đế của Macedonia
    Vua Alexandros Đại đế của Macedonia
    Di tích còn lại từ Đế chế Macedonia
    Di tích còn lại từ Đế chế Macedonia
  12. Đế chế La Mã bắt đầu ra đời trên bán đảo Italia từ năm 753 TCN. Trong truyền thuyết của người La Mã, vị vua đầu tiên của Đế chế La Mã cổ đại là Romulus - người mà đã được lấy tên để đặt cho thành Rome. Giai đoạn cổ đại trải qua 7 đời vua và vị vua cuối cùng của là Tarquin bị phế truất vào năm 510 để chuyển sang giai đoạn cộng hòa, mở đầu cho kỷ nguyên mới của Đế chế La Mã.


    Dưới thời cộng hòa, nguyên lý tam quyền phân lập trong thể chế cộng hòa bắt đầu xuất hiện, Viện Nguyên Lão nắm quyền lực quyết định mọi thứ và người đứng đầu là hai chấp chính có quyền lực ngang nhau. Đây là một thể chế chính trị tiên tiến nhằm hạn chế quyền lực độc tài, là một trong những nền tảng cho chính trị hiện đại đương thời.


    Dưới thời cộng hòa, Đế chế La Mã mở rộng lãnh thổ, đánh bại Carthage, Macedonia, Hy Lạp và các tộc người man ở phía Bắc thuộc khu vực các nước Anh, Pháp, Đức hiện tại. Một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất Đế chế La Mã là Julius Caesar, khi đó là một trong hai quan chấp chính, cùng với Pompey Magnus. Cùng với một thế lực khác là Marcus Crassus, ba người đó tạo nên Liên minh Tam hùng Lần thứ 1.


    Cái chết của Crassus đã làm sụp đổ Tam hùng, Julius Caesar đánh bại Pompey Magnus để trở thành người nắm quyền lực tối cao của Đế chế La Mã. Sau đó, Julius Caesar đã tự phong mình là "Nhà độc tài suốt đời", là nền tảng khiến chế độ cộng hòa sụp đổ.


    Ít lâu sau đó, Julius Caesar bị ám sát ngay tại Viện Nguyên Lão. Thế lực của Đế chế La Mã chia rẽ và ba nhân vật mới nổi lên: Caesar Augustus - con trai nuôi và là người thừa kế chỉ định của Julius Caesar, Marcus Antonius - vị tướng tối cao, cánh tay phải của Julius Caesar và Marcus Aemilius Lepidus - một đại quý tộc La Mã. Ba người này đã tạo thành Liên minh Tam Hùng lần thứ 2.


    Sau khi Aemillus Lepidus bị đánh bại, Julius Caesar đã làm chủ Rome, buộc Marcus Antonius xuống Ai Cập. Marcus Antonius cưới nữ hoàng Cleopatra và chống đỡ lại các đợt tấn công từ Rome nhưng cuối cùng đã thất bại. Đế chế La Mã thôn tính cả Ai Cập và Caesar Augustus trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Đế chế La Mã, nền cộng hòa sụp đổ từ đó.


    Những sự thay đổi hiến pháp cơ bản của Caesar Augustus đã khiến Đế chế La Mã trở thành một nước đế quốc, tuy nhiên đa phần thuộc địa đã được Đế chế La Mã xâm chiếm từ thời cộng hòa. Trong thời kỳ đế quốc, Đế chế La Mã kiểm soát một diện tích bao trùm khắp Châu Âu: từ khu vực Tây Âu với các nước phía Bắc như Anh, Pháp, Đức; Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; khu vực Địa Trung Hải bao gồm các nước Ý, Hy Lạp; cho tới tận khu vực Bắc Phi bao gồm Ai Cập và khu vực Tiểu Á kéo dài đến cả Jerusalem, là Israel và Palestine hiện tại.


    Đế chế La Mã là một nền văn minh lớn, với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như Đấu trường thành Rome. Đế chế La Mã cũng đóng góp cho loài người một nền chính trị, luật pháp tiên tiến, là nền tảng của chính trị phương Tây, cũng như nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học quân sự. Nền văn học và thần thoại của Đế chế La Mã được kế thừa từ Hy Lạp nhưng sử dụng chữ Latin, và những chữ cái Latin chính là nền tảng của ngôn ngữ hiện đại, được rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, trong đó có cả Việt Nam. Về tôn giáo, dưới thời Đế chế La Mã, một nhân vật ra đời ở Jerusalem đã đi truyền đạo khắp nơi, đó chính là Jesus Christ, và từ đó Thiên Chúa Giáo ra đời. Ngày nay, Thiên Chúa Giáo cùng với Hồi Giáo và Phật Giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới.


    Đế chế La Mã sụp đổ do không kiểm soát được các thuộc địa, để mất lòng những người dân, đặc biệt là sự nổi dậy của người Barbarian và sự tấn công của người Viking ở khu vực phía Bắc, nhưng sự ra đời của Thiên Chúa Giáo cũng chính là một phần khiến Đế chế La Mã sụp đổ. Đế chế La Mã bị chia đôi thành Đế quốc Đông La Mã và Tây La Mã vào năm 285, trước khi các thuộc địa của họ bị phân chia thành nhiều nước như Anh, Pháp, Phổ... và cuộc Thánh chiến với những Vương quốc Hồi giáo ở Trung Đông nổ ra, mở đầu cho kỷ nguyên Trung cổ tăm tối ở Châu Âu.


    Có thể nói Đế chế La Mã là đế chế hùng mạnh nhất trong Top 15 quốc gia cổ đại xuất hiện sớm nhất lịch sử loài người.

    Xã hội La Mã cổ đại
    Xã hội La Mã cổ đại
    Di tích còn lại từ thời La Mã cổ đại
    Di tích còn lại từ thời La Mã cổ đại
  13. Đế quốc Ba Tư là một trong những thế lực hùng mạnh nhất ở khu vực Tây Á thời cổ đại. Đế quốc Ba Tư được thành lập bởi Cyrus Đại đế vào năm 550 TCN và Đế quốc Ba Tư đã nhanh chóng chinh phục Babylon cổ đại. Kể từ đó, những vị vua của Đế quốc Ba Tư tự xưng là "Vua của các vị vua". Đế quốc Ba Tư là đế chế Châu Á đầu tiên từng chinh phục Châu Âu, dưới triều đại của Darius I. Ở triều đại của Xerxes I, Đế quốc Ba Tư đã gây chiến tranh với Hy Lạp cổ đại và tấn công đến tận thành Athen, nhưng sau đó phải rút lui vì bị Hy Lạp cổ đại phản công. Đặc điểm nổi bật của quân đội Đế quốc Ba Tư đầy sức mạnh đó chính là họ sử dụng rất nhiều voi trong chiến đấu, khiến cho quân đội của họ có sức mạnh hủy diệt.


    Vào thời đại thịnh trị của mình, Đế quốc Ba Tư là đế quốc hùng mạnh nhất, thậm chí còn có diện tích lớn hơn cả Hy Lạp cổ đại. Đế quốc Ba Tư là đế quốc đầu tiên thống nhất và làm chủ được toàn bộ khu vực Trung Đông, Tây Á, và thống nhất toàn bộ khu vực này thành một nhà nước có tổ chức. Đế quốc Ba Tư đã xây dựng nhiều thành phố nguy nga, tráng lệ, với một nền văn hóa sùng đạo đậm chất Trung Đông. Nền văn hóa của Đế quốc Ba Tư đã ảnh hưởng rộng tới toàn bộ khu vực Trung Đông, Tây Á, Bắc Phi, Ấn Độ và cả Trung Hoa.


    Đế quốc Ba Tư sụp đổ vào năm 330 TCN dưới thời Darius III khi bị Alexandros Đại đế đánh bại. Từ đó, Đế quốc Ba Tư trở thành một phần của Đế quốc Macedonia, trước khi giành độc lập và lập nên nước Parthia khi Đế chế La Mã đánh bại Macedonia. Từ đó, Parthia và cả Đế quốc Sassanid (còn gọi là Đế quốc Tân Ba Tư) sau này trở thành một thế lực ở Trung Đông, đối đầu với Đế chế La Mã. Thậm chí dưới thời Đế quốc Tân Ba Tư, Đế chế La Mã còn phải coi như vị thế ngang với mình và Hoàng đế La Mã gọi Hoàng đế Tân Ba Tư là "Người anh em". Đế quốc Tân Ba Tư sụp đổ vào năm 651, khi bị đội quân Hồi Giáo tấn công và lật đổ. Quốc gia kế cận Đế quốc Ba Tư hiện tại là Iran.

    Đế quốc Ba Tư
    Đế quốc Ba Tư
    Di tích còn lại từ Đế quốc Ba Tư
    Di tích còn lại từ Đế quốc Ba Tư
  14. Cổ Triều Tiên là quốc gia cổ đại nằm trên bán đảo khu vực Đông Á, bao gồm diện tích của hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc hiện tại. Theo truyền thuyết, Cổ Triều Tiên được thành lập từ năm 2333 TCN nhưng các nhà sử học cho rằng đó chỉ là các bộ tộc còn nhà nước Cổ Triều Tiên được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ 4 TCN khi Cổ Triều Tiên tuyên bố là một vương triều và tuyên chiến với nhà Chu - Trung Quốc.


    Cổ Triều Tiên bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Trung Hoa và cũng nhiều lần bị Trung Hoa tấn công, đô hộ. Cổ Triều Tiên từng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, với nhiều triều đại, quốc gia kế cận, nổi tiếng nhất chính là Cao Câu Ly. Cho tới sau này bị Nhật Bản xâm lược. và khi được giải phóng, bán đảo Triều Tiên bị phân chia thành hai nước là Triều Tiên và Hàn Quốc như hiện tại. Cùng với Trung Hoa, Cổ Triều Tiên là một trong những quốc gia xuất hiện sớm nhất khu vực Đông Á.

    Tranh vẽ người thời Cổ Triều Tiên
    Tranh vẽ người thời Cổ Triều Tiên
    Văn tự cổ thời Cổ Triều Tiên
    Văn tự cổ thời Cổ Triều Tiên
  15. Và xếp cuối cùng trong Top 15 quốc gia cổ đại xuất hiện sớm nhất lịch sử loài người là Vương quốc Aksumite. Đế chế cận Sahara này có phạm vi và quyền lực rộng lớn trong nhiều thế kỷ cuối thời cổ đại. Vương quốc cổ đại Aksumite nằm ở Ethiopia ngày nay. Nền văn minh châu Phi giàu có này đã tôn vinh những thành tựu của mình bằng các di tích như tấm bia của Vua Ezana ở Công viên Stelae, Ethiopia.


    Vương quốc Aksumite là một vương quốc cổ ở Bắc Phi, hiện nay là nước Ethiopia. Vương quốc Aksumite tồn tại từ năm 100 TCN đến năm 940. Do vị trí địa lý cách xa và thế lực mạnh mẽ tại Bắc Phi lúc bấy giờ, Vương quốc Aksumite không bị Đế chế La Mã tấn công và là một trong những nước thiết lập ngoại giao chặt chẽ với Đế chế La Mã. Vương quốc Aksumite chính là trung gian buôn bán, thương mại giữa Đế chế La Mã và các nước Nam Á và Đông Á như Ấn Độ và Trung Hoa.

    Quân đội Aksumite
    Quân đội Aksumite
    Di tích còn lại từ vương quốc Aksumite
    Di tích còn lại từ vương quốc Aksumite



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy