Ấn Độ cổ đại

Các nhà khoa học đã tìm ra "cái nôi của Châu Á" chính là Ấn Độ cổ đại tại lưu vực sông Ấn vào khoảng 3.000 năm TCN. Theo nghiên cứu, người tiền sử đã xuất hiện tại Ấn Độ từ khoảng 200.000 đến 500.000 năm trước và con người hiện đại đã định cư tại Ấn Độ vào cuối Kỷ băng hà, tức 12.000 năm trước. Nền văn minh của Ấn Độ cổ đại phát triển thành quốc gia vào khoảng năm 3.000 TCN. Nền văn minh này nổi bật với việc xây dựng các thành phố bằng đất nung, hệ thống cống rãnh thoát nước và những tòa nhà nhiều tầng.


Lịch sử Ấn Độ cổ đại trải qua rất nhiều biến cố, giai đoạn chồng chéo lẫn nhau, trong đó phải kể đến dấu mốc lịch sử quan trọng khi người Aryan từ phía Bắc tràn xuống, đã xây dựng thời kỳ Vệ Đà tại Ấn Độ cổ đại. Đỉnh cao của văn hóa này là Kinh Vệ Đà - văn bản chữ viết cổ nhất còn tồn tại, được viết từ năm 1.500 TCN. Khoảng năm 625 TCN, một người Ấn Độ vĩ đại đã sinh ra, đó chính là Siddhartha Gautama, hay còn được gọi là Buddha, chính là Phật tổ Thích Ca Mâu Ni - người đã sáng lập ra Phật giáo. Có thể nói Ấn Độ cổ đại có một nền văn hóa tôn giáo vô cùng phong phú và mạnh mẽ, còn có ảnh hưởng sâu rộng tới tận bây giờ, đặc biệt là Phật giáo chính là tôn giáo phổ biến nhất từ Nam Á đến Á Đông.

Xã hội Ấn Độ cổ đại
Xã hội Ấn Độ cổ đại
Di sản còn lại từ Ấn Độ cổ đại
Di sản còn lại từ Ấn Độ cổ đại

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy