Top 12 Vị tướng được ca ngợi nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam

Nắng Mặn 55346 1 Báo lỗi

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã sản sinh ra nhiều vị tướng tài ba được cả thế giới ghi nhận. Mỗi triều đại lịch sử, dân tộc ta đều ... xem thêm...

  1. Chắc hẳn đây không còn là cái tên lạ lẫm với mỗi con dân đất Việt. Ngô Quyền (898- 944) sinh ra ở Châu Đường Lâm, là con rể Tiết Độ sứ Châu Đình Nghệ. Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, Ngô Quyền đem quân ra đánh. Công Tiễn sợ hãi, cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938, Ngô Quyền đem quân ra đánh chiếm thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn.


    Ông nổi tiếng với trận đánh giết quân Nam Hán năm 938 tại sông Bạch Đằng. Lúc bấy giờ ông đã dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều để đánh giặc, kết quả là quân Nam Hán thua chạy, quá nửa số quân lính địch phải bỏ mạng. Sau đó ông lên làm vua, kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì phong kiến đầu tiên cho nước ta.


    Ngô Quyền nằm trong danh sách mười bốn anh hùng dân tộc Việt Nam. Phan Bội Châu xem ông là vị Tổ Trung hưng của Việt Nam.

    Ngô Quyền (898- 944)
    Ngô Quyền (898- 944)
    Trận chiến của quân ta trên sông Bạch Đằng năm 938
    Trận chiến của quân ta trên sông Bạch Đằng năm 938

  2. Đinh Tiên Hoàng (sinh ngày 22 tháng 3 năm 924 – mất tháng 10 năm 979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh hoặc có sách gọi Đinh Hoàn. Đinh Bộ Lĩnh là vị hoàng đế (vua) sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.


    Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Nay là Hoa Lư, Ninh Bình), con trai ông Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, ở chốn sơn dã, được lũ trẻ tôn làm trưởng, lấy lễ vua tôi để giúp vương. Những lúc vui đùa, bọn trẻ đấu tay làm kiệu khiêng vương đi, lấy bông lau làm cờ đi trước dẫn đường như nghi vệ thiên tử. Lúc rảnh rỗi, bọn trẻ giục nhau đi kiếm củi nộp cho vương như nghi thức cống nạp vậy. Do được nuôi dạy tử tế, lại tiếp thu được kinh nghiệm cuộc sống, khí chất cũng như tính cách, sự khôn ngoan, quyết đáp chốn quan trường, lớn lên rất thông minh, có khí phách và có tài thao lược.


    Tên ông gắn với nhiều giai thoại như đánh trận giả, câu chuyện về long mạch đất Việt. Năm 926, đất nước loạn lạc hình thành 12 sứ quân. Ông cùng Đinh Liễn chiêu mộ binh tài, dẹp loạn, cứu nguy cho nước nhà. Năm 968, ông lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô tại Hoa Lư Ninh Bình.

    Đinh Bộ Lĩnh với giai thoại đánh trận giả
    Đinh Bộ Lĩnh với giai thoại đánh trận giả
    Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh tại Hoa Lư Ninh Bình
    Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh tại Hoa Lư Ninh Bình
  3. Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá (có thuyết nói: Lê Hoàn sinh ở Thanh Liêm, Hà Nam) trong một gia đình nghèo khổ, bố là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen. Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và lập được nhiều chiến công khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp Nhà Đinh.


    Ông được Đinh Tiên Hoàng phong làm Thập Đạo tướng quân lúc vừa tròn 30 tuổi. Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó, Nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi vua lấy niên hiệu là Lê Đại Hành. Vẫn lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.

    Thái hậu Dương Vân Nga trao hoàng bào cho Lê Hoàn
    Thái hậu Dương Vân Nga trao hoàng bào cho Lê Hoàn
    Lê Hoàn
    Lê Hoàn
  4. Lý Thường Kiệt (chữ Hán: 李常傑; 1019 – 1105) là một nhà quân sự, nhà chính trị cũng như hoạn quan rất nổi tiếng vào thời nhà Lý nước Đại Việt. Ông làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, khiến ông trở thành một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.

    Trong lịch sử Việt Nam, ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu: Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075–1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy. Đặc biệt, trận chiến ở ba châu Khâm, Ung, Liêm đã khiến tên tuổi của ông vang dội ra khỏi Đại Việt và được biết đến ở đất Tống.

    Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liệt ông vào một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam. Con tàu chiến USS Chincoteague (AVP-24) trong những năm 1972 - 1975 được mang tên là RVNS Lý Thường Kiệt (HQ-16), để vinh danh ông. Ông nổi tiếng với nhiều trận đánh nổi tiếng trong đó có trận đánh trên sông Như Nguyệt cùng bài thơ thần "Nam Quốc Sơn Hà" trong lịch sử.

    Lý Thường Kiệt với bài thơ Nam Quốc Sơn Hà
    Lý Thường Kiệt với bài thơ Nam Quốc Sơn Hà
    Lý Thường Kiệt
    Lý Thường Kiệt
  5. Trần Hưng Đạo (chữ Hán: 陳興道; 1231 – 1300), tên thật là Trần Quốc Tuấn (chữ Hán: 陳國峻), tước hiệu Hưng Đạo đại vương, là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần, sau khi qua đời dân gian đã suy tôn ông thành Đức Thánh Trần (德聖陳) hay còn gọi là Cửu Thiên Vũ Đế (九天武帝). Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288.


    Phần lớn tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian thời sau thường dùng tên gọi vắn tắt là "Trần Hưng Đạo" thay cho cách gọi đầy đủ là "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn", vốn bao gồm tước hiệu được sắc phong cho ông. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.


    Tháng 2/1984, ông được hội đồng khoa học Hoàng gia Anh xếp ông là 1 trong 10 vị tướng tài giỏi nhất thế giới. Ông được nhân dân tôn gọi là Đức Thánh Trần và đặt tượng đài tưởng nhớ ông ở nhiều nơi.

    Tượng đồng vua Trần Hưng Đạo
    Tượng đồng vua Trần Hưng Đạo
    Trần Hưng Đạo
    Trần Hưng Đạo
  6. Quang Trung Hoàng đế (sinh năm 1753 – mất ngày 16 tháng 9 năm 1792), miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ (西山太祖; được dùng để phân biệt với Nguyễn Thái Tổ nhà Nguyễn), danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên khai sinh là Hồ Thơm, quê gốc Nghệ An sau đổi tên thành Nguyễn Huệ (阮惠), Nguyễn Quang Bình (阮光平), là một nhà chính trị, nhà quân sự người Việt Nam, vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông.

    Nguyễn Huệ và 2 người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ.


    Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa thua một trận nào.

    Nguyễn Huệ( 1953- 1972)
    Nguyễn Huệ( 1953- 1972)
    Nguyễn Huệ
    Nguyễn Huệ
  7. Võ Nguyên Giáp (1911- 2013) sinh tại xã An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông là người lãnh đạo và thành lập quân đội nhân dân việt Nam ngày 22/12/1944. Năm 1954, ông lãnh đạo quân đội Việt Nam và làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội năm châu.


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình không chỉ bằng một vài trận đánh, chiến dịch mà là cả hai cuộc kháng chiến chống 2 siêu cường sừng sỏ bậc nhất của thời đại là Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.


    Ông cũng góp công trong việc đánh bại Đế quốc Mỹ (1975), giải phóng dân tộc. Ông cũng là một trong số những vị tướng không trải qua bất kì trường lớp quân sự nào. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng thứ 2 của Việt Nam được hội đồng khoa học Hoàng gia Anh xếp vào danh sách 10 vị tướng giỏi nhất thế giới. Đại tướng mất ngày 4/10/2013 tại bệnh viện quân y 108 Hà Nội. Hưởng thọ 103 tuổi.

    Võ Nguyên Giáp được đánh giá là 1 trong 10 vị tướng giỏi nhất thế giới
    Võ Nguyên Giáp được đánh giá là 1 trong 10 vị tướng giỏi nhất thế giới
    Hình ảnh thân thiện của Đại tướng với các cháu thiếu nhi
    Hình ảnh thân thiện của Đại tướng với các cháu thiếu nhi
  8. Theo truyền thuyết Việt Nam, vào thời Hùng Vương thứ 18, Ông Trọng giữ một chức nhỏ ở huyện ấp, đời sau truyền rằng ông cao hai trượng ba thước. Với bản tính cương trực, trung hậu, thương dân nên có lần thấy một tên lính huyện ác ôn đánh đập dân phu dã man, ông đã nổi giận đánh chết tên lính đó và bị triều đình khép tội chết. Nhưng vua thấy ông là người có tài đức, khỏe mạnh nên không nỡ giết. Sau đó ông bỏ chức, đi cầu học phương xa. Đến thời Thục An Dương Vương, ông là một tướng giỏi giúp vua và được cử đi sứ nước Tần.

    Bấy giờ nhà Tần hay có nạn giặc Hung Nô đánh phá phía Bắc. Tuy Tần Thủy Hoàng đã cho đắp Vạn Lý Trường Thành nhưng vẫn không yên. Nhân có tướng tài của nước Âu Lạc là Lý Ông Trọng sang sứ nên vua Tần ngỏ ý mời ông giúp Tần trừ giặc Hung Nô, phong ông làm Vạn Tín hầu. Ông Trọng cầm quân ra giữ đất Lâm Thao (vùng Cam Túc, Trung Quốc hiện nay), hễ quân Hung Nô kéo đến bao nhiêu là bị đập tan bấy nhiêu. Giặc Hung Nô kinh sợ và từ đó không dám xâm phạm biên ải nhà Tần nữa. Vua Tần hết sức khâm phục, phong tước cao, thưởng hậu và gả cả công chúa cho Lý Ông Trọng, muốn lưu ông ở lại Tần lâu dài. Sau đó một thời gian, Lý Ông Trọng nhớ quê hương xin vua Tần cho về nước nghỉ ngơi.

    Khi biết tin Lý Ông Trọng đã về nước, quân Hung Nô lại kéo sang đánh Tần. Vua Tần lại sai sứ sang Âu Lạc mời Ông Trọng. Ông Trọng không muốn đi nên vua Thục nói rằng ông đã mất. Vua Tần bất đắc dĩ phải đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng (bên trong rỗng, chứa được mấy chục người, có máy giật để cử động chân tay như thật) đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương. Giặc Hung Nô ngỡ là ông lại sang Tần nên không dám xâm phạm nước này. Từ đó người phương Bắc thường gọi những pho tượng lớn là "Ông Trọng".


    Mỗi khi thấy quân Hung Nô từ xa kéo đến, hàng chục binh lính Tần lại dùng sức đẩy cho bức tượng cử động, quân Hung Nô lầm tưởng Lý Ông Trọng nên không tấn công nước Tần nữa. Đến đời Đức Tông nhà Đường, 2 viên quan Triệu Xương và Cao Biền rất sùng bái Lý Ông Trọng, cho sửa sang lại đền thờ, tạc tượng gỗ, tôn xưng ông danh hiệu cao quý là Lý hiệu úy.

    Lý Ông Trọng nghe tên kẻ thù đã khiếp sợ
    Lý Ông Trọng nghe tên kẻ thù đã khiếp sợ
    Lý Ông Trọng
    Lý Ông Trọng
  9. Phạm Ngũ Lão (chữ Hán: 范五老; 1255 – 1320) là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người góp công rất lớn trong cả hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1288. Đương thời, danh tiếng của ông chỉ xếp sau Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – người được xem như vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự phong kiến Việt Nam.


    Trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285-1288) Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền khổng lồ của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía bắc và diệt được hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng.

    Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (12 - 1287), Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, trong trận này quân nhà Trần bắt sống các tướng nhà Nguyên là Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi. Phạm Ngũ Lão tiếp tục truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.

    Năm 1290, vua Trần Nhân Tông giao cho ông cai quản quân Thánh Dực, phong chức Hữu Kim ngô Đại tướng quân. Năm Giáp Ngọ (1294) nhờ lập công khi đi đánh ở Ai Lao, ông được ban Kim Phù (tức binh phù làm bằng vàng). Năm Đinh Dậu (1297) cũng nhờ lập công khi đi đánh trận ở Ai Lao, ông được ban Vân Phù (tức binh phù có khắc chạm hình mây). Năm Tân Sửu (1301), ông được phong làm Thân Vệ Đại tướng quân và được ban Quy Phù (tức binh phù có chạm hình con rùa). Đến đời vua Trần Anh Tông, ông được thăng tới chức Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu. Một người con gái của Phạm Ngũ Lão hiệu là Tĩnh Huệ là thứ phi của vua Anh Tông.

    Phạm Ngũ Lão đã ba lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao vào các năm 1294, 1297 và 1301; hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành vào năm 1312, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng và 1318 vua Chế Năng phải bỏ chạy sang Java.

    Phạm Ngũ Lão chàng trai đan sọt khiến kẻ thù khiếp sợ
    Phạm Ngũ Lão chàng trai đan sọt khiến kẻ thù khiếp sợ
    Phạm Ngũ Lão
    Phạm Ngũ Lão
  10. Phùng Hưng quê gốc ở Đường Lâm - nơi sau này cũng sinh ra hào kiệt khác là Ngô Quyền. Theo Việt Sử Tiêu Án, Phùng Hưng thời trẻ rất khỏe mạnh, có sức vật hổ đánh người.


    Trước ách đô hộ sưu cao thuế nặng của nhà Đường ở phương Bắc, Phùng Hưng đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy, ban đầu tập trung ở Đường Lâm, sau đem quân tỏa đi khắp nơi và đánh vào An Nam đô hộ phủ (thủ phủ của An Nam - tên của nước ta thời Bắc thuộc lần thứ 2).

    Phùng Hưng bao vây thành, quan đô hộ phủ sợ mà chết, Phùng Hưng chiếm thành, cai trị 7 năm rồi tạ thế. Phùng Hưng sau được tôn xưng là Bố Cái Đại Vương, là người đánh bại một trong những triều đại hưng thịnh nhất của Trung Quốc là nhà Đường.


    Đền thờ Phùng Hưng
    Đền thờ Phùng Hưng
    Bố cái đại vương
    Bố cái đại vương
  11. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên khai sinh là Nguyễn Vịnh, sinh ra trong một gia đình bần nông tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với lòng yêu nước, không chấp nhận sự bất công, từ thời tuổi trẻ, Nguyễn Vịnh đã cùng thanh niên trong làng đấu tranh chống bọn cường hào và tham gia phong trào bình dân. Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương lúc 23 tuổi, sau đó được cử làm Bí thư chi bộ ở địa phương.


    Trải qua nhiều nhà lao của thực dân Pháp ở Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột và vượt ngục thành công, từ cao trào “Kháng Nhật cứu nước” cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí hoạt động ở miền Nam Trung Bộ, được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giữ chức Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.


    Sau ngày toàn quốc kháng chiến, đồng chí được giữ nhiều cương vị quan trọng của Đảng và Nhà nước: Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên, Bí thư Phân khu ủy Bình-Trị - Thiên; Bí thư Liên khu ủy Liên khu 4, Phó Bí thư Tổng Chính ủy; Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Bộ Tổng Tư lệnh.


    Tại Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951), đồng chí được Trung ương cử vào Bộ Chính trị. Từ đầu năm 1961, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được giao nhiệm vụ Trưởng Ban Công tác Nông thôn Trung ương. Từ tháng 10/1964 đến trước khi qua đời, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh giữ cương vị Bí thư Trung ương Cục miền Nam kiêm Chính ủy các lực lượng vũ trang Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.


    Trên bất kỳ cương vị nào, ở những mặt trận khó khăn nhất, trong những thời điểm nóng bỏng nhất, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở hai miền đang ở giai đoạn quyết liệt, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đột ngột từ trần sau một cơn đau tim nặng. Đồng chí đã tạ thế hồi 9 giờ sáng 6/7/1967.

    Nguyễn Chí Thanh
    Nguyễn Chí Thanh
    Nguyễn Chí Thanh và vợ
    Nguyễn Chí Thanh và vợ
  12. Lê Trọng Tấn tên thật là Lê Trọng Tố, người làng Nghĩa Lộ, thôn An Định (cũ), xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), là một Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là một trong những vị tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Chỉ huy quân đánh phía Nam vào Mường Thanh, bắt sống tướng De Castries trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1975. Ngoài ra, Tư lệnh trưởng Lê Trọng Tấn còn chỉ huy các binh đoàn đánh phía Nam vào Dinh độc lập, bắt sống tướng Dương Văn Minh.


    Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Lê Trọng Tấn gắn liền với những chiến công và các bước trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhiều trận đánh, chiến dịch mang tầm chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược như: Biên giới (1950), Hòa Bình (1951), Tây Bắc (1952),Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954), Đường 9 – Nam Lào (1971), Trị Thiên(1972), Đà Nẵng (1975), Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975… đều in đậm dấu ấn của tướng Lê Trọng Tấn.


    Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét:“Tướng Lê Trọng Tấn là một trong những tư lệnh chiến dịch, chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng giỏi nhất của Quân đội ta”.

    Đại Tướng Lê Trọng Tấn
    Đại Tướng Lê Trọng Tấn
    Đại Tướng Lê Trọng Tấn trong chiến dịch Đường 9
    Đại Tướng Lê Trọng Tấn trong chiến dịch Đường 9



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy