Top 10 Kỳ tài trong lịch sử Việt Nam

Đinh Minh Huệ 19311 0 Báo lỗi

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, sức mạnh của dân tộc là sức mạnh toàn dân làm nên lịch sử. Nhân tài luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu làm nên lịch sử ấy. ... xem thêm...

  1. Có nhiều ghi chép khác nhau về Trạng Nguyên đầu tiên nước Việt. Tuy nhiên, các kì thi chưa lấy Trạng Nguyên chỉ gọi là Nhất giáp. Vì thế, danh sách 47 Trạng Nguyên ở Văn Miếu Quốc Tử Giám ghi danh Nguyễn Quán Quang là Trạng Nguyên đầu tiên vì đỗ đầu khoa thi “Tiến sĩ” năm 1246.


    Nguyễn Quán Quang - người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc, nay là xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sinh ra trong một gia đình nghèo không có tiền học nên lúc bé thường lân la ngoài cửa lớp nghe thầy dạy học trò trong làng học sách Tam tự kinh rồi dùng gạch non viết lên nền gạch. Vì thế dân gian gọi là “Thần đồng” học lỏm. Sân nhà thầy giáo có nét chữ như rồng hay phượng múa và thầy giáo nhận vào học vì mến tài chữ, tài học của ông. Quán Quang nổi tiếng thông minh, học giỏi và thông thạo từ lầu thông kinh sử đến ứng khẩu thành thơ, đàm đạo việc đời uyên bác. Ông liên tiếp đỗ đạt kì thi Hương, thi Hội cho đến kì thi Đại Tỷ thủ sĩ, ông cũng đậu Trạng nguyên. Người đời gọi ông là Tam nguyên. Ngày nay, nhắc đến những vị Trạng nguyên, người đời thường nhắc đến Nguyễn Hiền – trạng nguyên trẻ nhất – ít người biết đến Quán Quang và câu chuyện về ông.


    Truyện kể rằng sau khi vinh quy bái tổ, ông được vua tin tưởng ra chiếu cử sang thương nghị với giặc. Tên tướng giặc nổi tiếng kiêu hùng và thâm hiểm. Nhân đi qua ao bèo, hắn vớt một nắm bèo lên và bóp nát, tỏ ý coi thường nước Việt như một nắm bèo non yếu ớt, dễ bị nóp nát, đè bẹp. Hiểu thâm ý tướng giặc, Quán Quang nhặt một hòn đá ném xuống ao bèo. Bèo dạt ra một khoảng rồi lại tụm kín mặt ao với thâm ý rằng: Người Việt luôn đoàn kết để bảo vệ đất nước, giang sơn, không một sức mạnh nào có thể trấn át, đè bẹp hay khuất phục được. Tướng giặc tím mặt giận lắm mà đành hoãn binh không dám tiến quân xâm lược nước ta ngay. Ông cũng nổi tiếng là người thanh liêm, cương trực, hết lòng vì dân vì nước và có nhiều công lao, cống hiến cho đất nước. Đến khi tuổi già, ông về quê mở trường dạy học, sống một đời thanh đạm. Sau này ông mất, nhân dân lập đền thờ trên núi Viềng và gọi là đền Thành hoàng. Để tưởng nhớ, hàng năm ngày 22 tháng Chạp âm lịch, dân làng lại tổ chức “Tế phong mã” để nhớ tới vị Trạng nguyên đầy tài năng và ân đức cũng là để nhắc cho thế hệ sau này tiếp nối truyền thống hiếu học của tổ tiên.

    Trạng nguyên đầu tiên Nguyễn Quán Quang
    Trạng nguyên đầu tiên Nguyễn Quán Quang
    Trạng nguyên đầu tiên Nguyễn Quán Quang
    Trạng nguyên đầu tiên Nguyễn Quán Quang

  2. Năm Đinh Mùi (1247), chính thức thấy sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép: “ Ban cho Nguyễn Hiền (12 tuổi) đỗ Trạng Nguyên, Lê Văn Hưu (17 tuổi) đỗ Bảng nhãn, Đặng Ma La (14 tuổi) đỗ Thám hoa” và Trạng nguyên của kỳ thi Tam khôi đầu tiên này là Nguyễn Hiền. Nhưng cũng vì trước đó 1 năm đã có Nguyễn Quán Quang đỗ khoa thi “ Tiến sĩ” nên được coi là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử. Do đó, Nguyễn Hiền là vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam – năm đó ông mới 12 tuổi.


    Nguyễn Hiền sinh ra từ một vùng quê nghèo tại làng Dương Miện, huyện Thượng Hiền nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Mồ côi cha từ nhỏ nhưng đã sớm được tiếp xúc với sách vở, chữ nghĩa từ các nhà sư nên được coi là thần đồng với trí nhớ tuyệt vời, thông minh, học một biết mười, học thức uyên bác, năng khiếu kì lạ. Nhắc đến Nguyễn Hiền, người dân Việt không ai không biết đến tài ứng biến trong mọi tình huống đối đáp ứng xử của ông. Tương truyền rằng, từ nhỏ, Nguyễn Hiền rất nghịch, hồi lên 7 tuổi, ông thường hay chỉ đạo bọn trẻ con trong làng cùng chơi trò nặn đất. Khi nặn con voi đất, ông lấy bốn con cua làm chân voi, lấy đỉa làm vòi và lấy bướm làm tai nên thành thử con voi đất này cũng cử động được, khiến bọn trẻ con vui thích lắm mà reo hò ầm ĩ. Nhờ tài trí và sự láu lỉnh của mình, Nguyễn Hiền làm cho bao người nể phục mà ca ngợi là “Thần đồng xuất chúng” với 2 câu ca ngợi tài năng: “Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc / Vạn niên thiên tuế lập tam tài” (Mười hai tuổi khai khoa hai nước / Nghìn năm ghi mãi chữ tam tài”.


    Sau này vào triều, Nguyễn Hiền phò vua giúp nước, tiến nhiều kế sách dẹp giặc và giúp dân chúng mở đất khai hoang, đắp đê sông Hồng, tạo mùa màng thắng lợi, nhân dân ấm no. Năm 21 tuổi, Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng mà qua đời. Nhà vua thương tiếc một tài năng mà yểu mệnh đã truy phong ông là “Đại vương Thành hoàng” và tôn làm thần ở 32 nơi khác nhau trong đó có đình Lại Đà ở xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội. Việc tế lễ của ông cũng được thực hiện theo nghi thức quốc gia: “Đông A nhất giáp sinh tri Trạng / Nam Việt thiên thu quốc tế thần”.

    Trạng nguyên Nguyễn Hiền
    Trạng nguyên Nguyễn Hiền
    Trạng nguyên Nguyễn Hiền
    Trạng nguyên Nguyễn Hiền
  3. Tại sao Mạc Đĩnh Chi lại được gọi là “lưỡng quốc Trạng Nguyên”? Chúng ta cùng ngược dòng lịch sử về thời kì vua Trần Anh Tông (1304) để tìm hiểu những giai thoại nổi tiếng về ông.


    Ông người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Nhà nghèo, cha mất sớm, ông sống bằng nghề kiếm củi nuôi thân. Sống trong cảnh nghèo khổ mồ côi, tướng mạo lại xấu xí nên ông thường bị người đời khinh rẻ. Vốn là người có tư chất thông minh, linh lợi, ông sớm nhận ra rằng chỉ có con đường học tập thành tài mới thoát khỏi cảnh nghèo khó đó. Chính vì thế mà ông ra sức học tập. Đến năm Giáp Thìn 1304, ông đỗ Trạng Nguyên. Nhưng chỉ vì tướng mạo xấu xí mà vua không muốn cho ông đỗ đầu. Ông đã làm bài phú bằng chữ Hán để nói rõ nỗi niềm của người có chí khí “ Ngọc tỉnh liên phú” (Sen trong giếng ngọc). Vua mến phục người tài cho vào bệ kiến giúp vua làm rạng ranh đất nước. Ông giữ chức từ Hàn lâm học sĩ đến chức Thượng thư và sau làm Tể tướng. Tể tướng Mạc Đĩnh Chi luôn dùng tài năng và phẩm chất cao đẹp để trị quốc và khiến người nước ngoài phải khâm phục. Kể về Mạc Đĩnh Chi, sách sử đã ghi lại rất chi tiết những giai thoại của ông trong các chuyến đi sứ nhà Nguyên như “Tại cửa ải”, “Buổi tiếp kiến đầu tiên”, “Bức tranh chim sẻ ở phủ Tể tướng”, “Bài minh cái quạt” hay như “Văn tế công chúa”. Nhưng giai thoại nổi tiếng nhất chính là nhờ “quay bài” nên Mạc Đĩnh Chi được vua Nguyên phong là “Lưỡng quốc trạng Nguyên” (Trạng nguyên hai nước).


    Truyện kể lại khi vua Nguyên mời sứ thần Mạc Đĩnh Chi làm thơ vịnh đề lên quạt. Bị bất ngờ nên ông cũng “bí”. Bất giác nhìn thấy nét bút của sức thần Cao Ly, ông cũng đoán được ý viết và viết được bài vịnh cùng nội dung nhưng ý tứ hay và sâu sắc hơn nhiều. Và chính vì cảm mến tài văn của ông mà vua Nguyên đã đề lên quạt 4 chữ “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Cũng giống như bao đại công thần khác, về già, ông lại về với quê hương vui cùng chòm xóm, ngày ngày uống nước vối trò chuyện với những người dân quê.

    Lưỡng quốc Trạng nguyên - Mạc Đĩnh Chi
    Lưỡng quốc Trạng nguyên - Mạc Đĩnh Chi
    Lưỡng quốc Trạng nguyên - Mạc Đĩnh Chi
    Lưỡng quốc Trạng nguyên - Mạc Đĩnh Chi
  4. Lương Thế Vinh tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên, sinh ra trong một gia đình nông dân có học làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Từ nhỏ, ông nổi tiếng là thần đồng, vốn thông minh lại lắm tài. Lớn lên, ông càng học giỏi trong khi vẫn thả diều, đá bóng, câu cá, bẫy chim, còn các bạn ngày đêm dùi mài kinh sử quên ăn quên ngủ. Bởi lẽ, ông có phương pháp học và học đến đâu nhớ được ngay đến đó. Chưa đầy hai mươi tuổi, tài học của ông nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam. Năm 23 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên khoa Quý Mùi (1463), đời vua Lê Thánh Tông.


    Kể về Lương Thế Vinh cũng thật nhiều giai thoại. Ông là người đa tài, không chỉ giỏi toán học mà còn về Phật học, âm nhạc, văn thơ cũng không kém phần. Nổi tiếng với tài toán học, ông làm cho sứ thần nhà Minh phải ngửa mặt lên trời than rằng: “Nước Nam có lắm người tài”. Truyện kể rằng, có tài ngoại giao nên ông được vua Lê tin yêu, giao trọng trách soạn văn từ bang giao và đi tiếp sứ thần nước ngoài. Sứ thần dù biết tiếng Trạng nguyên nhưng vẫn tìm cách thách đố quan Trạng cân một con voi và đo độ dày của một tờ giấy. Ông thản nhiên nhận lời, cho người dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm trong nước của thuyền rồi cho đá lên thuyền cũng bằng chừng đó. Sau đó, ông chia nhỏ số đá ra cân rồi cộng lại thì ra cân nặng voi. Còn độ dày tờ giấy, ông mượn sứ thần quyển sách mà đo độ dày rồi chia số tờ là ra kết quả. Sứ thần thán phục và cảm thấy hổ thẹn khi ông giải thích cách cân voi là của Tào Xung (con Tào Tháo) vì chính sứ thần cũng chưa thuộc lịch sử nước mình. Tài năng toán học của Lương Thế Vinh được ghi lại bằng những bằng chứng hữu ích khi để lại lưu sách có giá trị: “Đại thành Toán pháp” , “Khải minh Toán học” và đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Chính tên “Trạng Lường” ra đời từ đó.


    Bên cạnh toán học, Lương Thế Vinh am hiểu sâu sắc âm nhạc và hát chèo. Cuối đời, Trạng nguyên Lương Thế Vinh cũng về tại quê nhà dạy học trò nghèo, sống tĩnh tại ở quê hương. Sau khi ông mất, bạn ông là Tiến sĩ Quách Hữu Nghiêm đã đề tựa và đưa tác phẩm “Cuốn Hý phường phả lục” của ông in thành sách- được coi là tác phẩm lý luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền.

    Trạng nguyên Lương Thế Vinh
    Trạng nguyên Lương Thế Vinh
    Trạng nguyên Lương Thế Vinh
    Trạng nguyên Lương Thế Vinh
  5. Giả nam đi thi và đỗ Trạng nguyên – Nguyễn Thị Duệ đã là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử khoa bảng thời kì phong kiến Việt Nam.


    Nguyễn Thị Duệ tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Toàn sinh năm 1574 trong một gia đình nhà nho nghèo ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ, bà đã nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa, giỏi văn chương, ca hát, nhiều người mến mộ tài sắc. Nhưng giáo dục Việt Nam thời phong kiến luôn “ trọng nam khinh nữ” nên cho dù hiếu học và muốn theo nghiệp văn chương, bà không thể ở “ phận nữ nhi” được nên đành giả trai để đi thi và đỗ Trạng nguyên đời nhà Mạc. Vua Mạc Kính Cung cũng bất ngờ khi biết tân khoa Trạng nguyên lại là nữ. Dù rất mến người tài, không trách tội nhưng bà cũng không được mang danh Trạng nguyên để theo đúng phép tắc thời bấy giờ. Nhưng bà lại được vua cho phép ở lại trong triều phụ trách việc dạy học cho các phi tần. Sau vua Mạc Kính Cung lập bà làm phi, ban hiệu Tinh Phi hay Bà chúa Sao.


    Cuộc đời bà cũng lắm thăng trầm. Vì mến mộ tài năng và khí tiết hiếm có của bà mà Chúa Trịnh đã không giết, lại rất coi trọng bà và giao cho nhiều trọng trách như trông coi việc học trong phủ Chúa, bồi dưỡng nhân tài. Khi cao tuổi, bà cáo quan về quê tiếp tục đọc sách, dạy học và được nhân dân mến mộ ngợi khen: “Lễ sư thông tuệ, nhất kính chiếu tam vương”.

    Trạng nguyên Nguyễn Thị Duệ
    Trạng nguyên Nguyễn Thị Duệ
    Trạng nguyên Nguyễn Thị Duệ
    Trạng nguyên Nguyễn Thị Duệ
  6. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt, tên tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.


    Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được coi là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam một cách có ý thức nhất thông qua các văn tự của ông còn lưu lại đến ngày nay.


    Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Bỉnh Khiêm có khả năng là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một tầm nhìn chiến lược thấu suốt về chủ quyền của đất nước trên biển Đông ngay từ thế kỷ 16. Ông cũng có thể là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam – với tư cách là quốc hiệu của dân tộc – một cách có ý thức nhất thông qua di sản thơ văn của ông còn lưu lại đến ngày nay.

    Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
    Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
    Tượng danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm
    Tượng danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm
  7. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, Khương Công Phụ sinh năm 731 và mất năm 805, tự là Đức Văn, người làng Sơn Ổi, xã Cổ Hiển (nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa). Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, học hành chẳng bao lâu đã thuộc làu kinh sách.


    Dưới thời nhà Đường, mỗi năm đất An Nam được chọn 8 người sang thi tiến sỹ và Khương Công Phụ và Khương Công Phục là 2 trong 8 người được chọn dự thi khoa tiến sỹ ở Trường An vào năm 758. Tại kỳ thi đình ở Trường An- kinh đô nhà Đường, với tài năng xuất chúng của mình, Khương Công Phụ đã vượt qua nhiều sỹ tử và đỗ đầu kỳ thi ấy. Bài thi "Đối trực ngôn cực gián" của ông xuất sắc đến nỗi tất cả giám khảo đều phải thừa nhận và khâm phục tài năng của sỹ tử đến từ xứ An Nam. Sau khi đỗ trạng nguyên, Khương Công Phụ được vua Đường phong chức "Hiệu thư lang" (chức quan văn); còn người em là Khương Công Phục làm "Lang trung bộ Lễ". Với trí tuệ và phẩm cách hơn người, Khương Công Phụ đã có nhiều chính sách và công lao lớn cho nhà Đường, được vua Đường Đức Tông rất kính nể, rồi phong cho ông những chức vụ cao hơn như "Tả thập di Hàn lâm học sĩ", kiêm chức "Hộ tào tham quân". Trong "Tân Đường thư", Âu Dương Tu nói về ông là người "có tài cao, mỗi lần tiến tấu rất rõ ràng, Đức Tông rất xem trọng". Tháng 10 năm Kiến Trung thứ 4 (783), ông can gián vua trong vụ binh loạn Trường An của Chu Thử nên được thăng chức làm "Gián định đại phu Đồng trung thư môn hạ Bình Chương sự" được quyền can vua, xem xét mọi sai lầm của các đại thần. Chức này trong các sách "Tư trị thông giám", "Uyên giám loại hàm", "Đường hội yếu"… ghi chép ông vào hàng Tể tướng thời Đường.


    Hiện nay, đền thờ Khương Công Phụ, cùng những sắc phong mà các triều đại phong kiến đã ban cho ông, vẫn còn ở Yên Định, Thanh Hóa. Khương Công Phụ là trường hợp “có một không hai” trong lịch sử phong kiến ở Việt Nam, khi là người Việt đầu tiên thi đỗ trạng nguyên ở xứ người, giữ vị trí cao trong bộ máy cai trị của cả đất nước Trung Hoa. Giới nho sĩ qua nhiều thế hệ đều ca ngợi Khương Công Phụ không chỉ tài năng văn chương, mà còn có phẩm chất, tư cách của một “kẻ sĩ” xuất chúng.

    Trạng nguyên Khương Công Phụ
    Trạng nguyên Khương Công Phụ
    Trạng nguyên Khương Công Phụ
    Trạng nguyên Khương Công Phụ
  8. Nguyễn Trực (1417 - 1473). Năm Thiệu Bình thứ nhất (1434), ở tuổi 17, Nguyễn Trực dự kỳ thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên). Năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442), 25 tuổi, dự thi Đình, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên). Ông được nhà vua ban sắc "Quốc Tử Giám Thi thư" và thưởng Á Liệt Khanh, đứng đầu trong 33 vị Tiến sĩ cùng khoa.

    Sử sách chép rằng: Nguyễn Trực sinh ra trong thời buổi loạn lạc, nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần. Cha của Nguyễn Trực lúc đó phải lánh nạn về phía tây ở Tiểu Đông Mộng - thôn Cây Thượng - xã Nghĩa Hương - Quốc Oai - Hà Tây. Tại đây Nguyễn Thời Trung gặp và kết duyên với một phụ nữ tên là Đỗ Thị Chừng, sinh ra Nguyễn Trực ở Am Long Khôi - núi Phật tích thuộc địa phận xã Sài Sơn - Quốc Oai - Hà Tây ngày nay. Thấy ông còn ít tuổi mà đã đăng quang, nên vua Lê Thái Tông ban cho ông yến tiệc của vườn Quỳnh, cưỡi bạch mã đi dạo quanh kinh đô Tràng An,... Sau ông được vua cử làm Chánh sứ sang nhà Minh, gặp kỳ thi Đình, Trạng nguyên Nguyễn Trực cùng với Phó sứ là Trịnh Thiết Trường muốn cho nhà Minh biết đến tài học của dân ta, nên xin dự thi được vua Minh chấp nhận cho phép dự thi, khi vào thi cũng phải chấp hành nội quy trường thi như các thí sinh khác, khi chấm thi xong, khớp phách kết quả: Nguyễn Trực đậu Trạng nguyên, Trịnh Thiết Trường đậu Bảng nhãn, vua nhà Minh phải khen ngợi: "Đất nào cũng có nhân tài" và phong cho Nguyễn Trực là "Lưỡng quốc Trạng nguyên".


    Sau này, khi về già, Nguyễn Trực thể hiện niềm mong muốn rất mực là được quay về thôn quê sống cuộc đời giản dị, tránh xa những tục lụy của cuộc đời làm quan nhiều bon chen chốn kinh thành.

    Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Trực
    Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Trực
    Trạng nguyên của nhà Minh - Nguyễn Trực
    Trạng nguyên của nhà Minh - Nguyễn Trực
  9. Theo “Trịnh Vương ngọc phả” thì Trịnh Huệ thuở nhỏ rất thông minh và chịu khó học hành, liếc mắt qua một lượt thuộc ngay mười hàng chữ, chục năm sau có thể đọc lại vanh vách. Năm 1723 Trịnh Huệ thi Hương và đỗ ngay Hương cống (tức đỗ đầu), được chúa Trịnh Giang mời vào cung Tân Nhân giao cho chức phó Tri Hình Phiên. Tại khoa thi năm Bính Thìn (1736), ông đỗ đầu kỳ thi Hội, vào đến thi Đình ông cũng lại đỗ đầu, trở thành Trạng nguyên.


    Tại Văn Miếu Hà Nội ngày nay vẫn còn bia tiến sĩ khoa thi năm Bính Thìn (1736), bia có đề rằng: Cho đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh: Trịnh Huệ, làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc, trú quán xã Bất Quần, huyện Quảng Xương… Ra lệnh khắc tên vào đá để truyền mãi mai sau. Sau khi đỗ Trạng nguyên, Trịnh Huệ được phong Đông các đại học sĩ, rồi lên tới chức Tham tụng Thượng thư bộ Hình (tước Quận Công) tức ngang với chức Tể Tướng trong triều. Năm 1740, Phủ Chúa có biến, chúa Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang, Trịnh Huệ bị nghi ngờ theo phe của Hoàng Công Phụ nên bị bắt giam để điều tra. Tuy nhiên nhận thấy ông vô tội nên chúa tha và phong làm Tế Tửu Quốc tử giám.


    Sau này khi nghỉ hưu Trịnh Huệ về nhà ở thôn Thọ Sơn, xã Bất Quần ở chân núi Voi. Tương truyền xưa khi bà Triệu thua trận, những con voi chạy tán loạn, trong đó con voi đầu đàn đã chạy đến vùng này thì hóa đá tạo thành dãy núi. Người dân nơi đây thấy con vật linh thiêng liền gọi dãy núi này là núi Voi. Khi Trạng nguyên Trịnh Huệ về đây dạy học, ông bỏ tiền thuê người xây dựng nhà để người dân tới học chữ. Đặc biệt ông dạy học không phân biệt giàu nghèo, trai gái hay tuổi tác, ai có tâm muốn học là ông dạy, và ông cũng dạy hoàn tiền miễn phí, không thu tiền của người dân. Vì thế người dân trong vùng cũng có người thân mật gọi ông là Trạng Voi.

    Trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử Việt nam - Trịnh Huệ
    Trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử Việt nam - Trịnh Huệ
    Trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử Việt nam - Trịnh Huệ
    Trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử Việt nam - Trịnh Huệ
  10. Nguyễn Nghiêu Tư đỗ trạng nguyên khoa thi Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa 6 (1448), đời vua Lê Nhân Tông. Bằng tài năng của mình, ông khiến nhà Minh nể phục khi đi sứ. Theo sử liệu và tư liệu của thôn Hiền Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư (chưa rõ năm sinh, năm mất) có tên húy là Nguyễn Trư, hiệu là Tùng Khê, người thôn Minh Lương, nay là thôn Hiền Lương, xã Phù Lương, huyện Quế Võ.


    Ngày ấy, ở Trung Quốc hạn hán kéo dài, nhân có Trạng Lợn sang thăm, vua Minh mời Trạng cầu đảo để thử tài. Trạng Lợn nhận lời, yêu cầu dựng đàn uy nghiêm để ông cầu đảo. Mục đích là để kéo dài thời gian. Khi thấy cỏ gà lang, Trạng bèn lên đàn làm lễ, ông khấn theo cách nói lái: Hường binh, hòa binh, tam tinh, kẹo tinh, bát tinh, linh tinh tinh... Vua Minh nghe thấy khiếp đảm, bái phục Trạng Lợn uyên thâm, tỏ tường thiên văn, thuộc hết ngôi thứ các vị tinh tú trên trời. Khóa lễ vừa xong, lập tức mưa như trút nước, khiến vua Minh đã phục lại càng phục hơn. Khi Nguyễn Nghiêu Tư về, vua thấy ông có công lớn với xã tắc, bèn gia phong là “Thượng quốc công Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư”, mà dân gian quen gọi với hai tiếng thân thương “Trạng Lợn” - một người nổi tiếng hiếu học, ham hiểu biết, ứng đối thông minh, thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư cũng là một minh chứng, một trong những nhà ngoại giao kiệt xuất của nước ta ở thế kỷ XV, nhất là việc giao tiếp, ứng đối với sứ giả nhà Minh.


    Theo báo Bắc Ninh, nằm trên đỉnh núi Đền, bao quanh là rừng thông xanh tốt, đền thờ trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư thuộc thôn Hiền Lương, xã Phù Lương, huyện Quế Võ, có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây là nơi tôn vinh phụng thờ danh nhân khoa bảng có công lao lớn với dân với nước, không những được sử sách lưu danh, mà còn được nhân dân tôn thờ, ca ngợi, truyền tụng.

    Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư
    Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư
    Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư
    Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy