Top 10 Vị tướng tài giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam

Green Apple 25283 0 Báo lỗi

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã sản sinh ra nhiều vị tướng tài ba được cả thế giới ghi nhận. Mỗi triều đại lịch sử, dân tộc ta đều ... xem thêm...

  1. Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (17 tháng 4 năm 898) trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ái Châu. Cha là Ngô Mân làm chức châu mục Đường Lâm. Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, "có trí dũng". Ông còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, Ngô Quyền đem quân ra đánh. Công Tiễn sợ hãi, cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938, Ngô Quyền đem quân ra đánh chiếm thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn.


    Một trong những chiến tích đáng nể nhất của Ngô Quyền chính là trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Lợi dụng thủy triều lên xuống, ông cho đóng cọc gỗ bịt sắt xuống lòng sông, chuẩn bị chờ giặc sa lưới. Kết quả trận đánh này thì ai cũng rõ, quân Nam Hán thất bại tan tát. Tướng Lưu Hoàng Tháo cùng với hơn nửa binh lính của mình đã bỏ mạng. Sau khi đánh bại nhà Nam Hán, Ngô Quyền lên làm vua, kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

    Ngô Quyền
    Ngô Quyền
    Ngô Quyền
    Ngô Quyền

  2. Theo Việt sử giai thoại, lúc bấy giờ, triều đình nhà Đường ở Trung Quốc ngày càng suy yếu. Nhân cơ hội đó, bọn cai trị ở An Nam không ngừng tăng cường vơ vét, bóc lột thậm tệ, đời sống nhân dân cơ cực, lầm than. Căm ghét chính sách thống trị của quan lại nhà Đường, nhân khi quân lính ở Tống Bình nổi loạn, năm 766, Phùng Hưng phát động cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ nhà Đường.


    Cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng phát động nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của người dân từ khắp các miền đất Giao châu. Ban đầu, ba anh em họ Phùng làm chủ Đường Lâm rồi nghĩa quân đánh chiếm được cả một miền rộng lớn quanh vùng thuộc Phong Châu, xây dựng thành căn cứ chống giặc.


    Phùng Hưng xưng là Đô Quân, Phùng Hải xưng Đô Bảo và Phùng Dĩnh xưng Đô Tổng, chia quân trấn giữ những nơi hiểm yếu. Tướng nhà Đường là Cao Chính Bình đem quân đàn áp nhưng không thể làm gì được. Tình hình diễn ra như vậy hơn 20 năm. Tháng 4 năm 791, Phùng Hưng cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình (Hà Nội). Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần và chủ tướng Phùng Hưng tiến công vây thành.


    Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, quân địch chết nhiều, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ đến phát bệnh ốm chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đô hộ, coi chính sự đất nước. Sau khi mất, Phùng Hưng được suy tôn là Bố Cái Đại Vương.

    Đền thờ Phùng Hung
    Đền thờ Phùng Hung
    Phùng Hưng
    Phùng Hưng
  3. Lý Thường Kiệt là vị tướng tài đầu tiên mà bài viết muốn nhắc đến. Ông tên thật là Ngô Tuấn, người làng Bắc Biên, xã Phúc Xá (nay thuộc xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội), sau này ông dời nhà về định cư phường Thái Hòa (nay thuộc nội thành Hà Nội).


    Ngô Tuấn tự là Thường Kiệt, có tài năng về đối nội đối ngoại, vì công lớn trong việc đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075 - 1077, ông được triều đình ban thưởng rất trọng hậu, lại còn cho lấy theo họ của Hoàng Đế nhà Lý đương thời liền nhân đó ghép họ được ban với tên tự thành Lý Thường Kiệt, mãi rồi thành quen, khiến cho không ít hậu sinh quên mất cả họ lẫn tên thật của ông. Ông sinh năm Kỷ Mùi (1019), mất năm Ất Dậu (1105), hưởng thọ 86 tuổi.


    Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần đã viết: trong quân sự, Lý Thường Kiệt là bậc đại danh tướng, là linh hồn của những chiến công lớn nhất lịch sử nước nhà trong thế kỷ thứ XI, trong chính trị, Lý Thường Kiệt là đấng đại danh thần, là chỗ dựa tin cậy và vững chắc của nhà Lý, nhất là dưới thời trị vì của Hoàng Đế Lý Nhân Tông (1072-1127), trong lịch sử văn học, Lý Thường Kiệt là cây đại bút, tác giả của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà - áng hùng thi có giá trị thiêng liêng như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước nhà.

    Lý Thường Kiệt
    Lý Thường Kiệt
    Lý Thường Kiệt
    Lý Thường Kiệt
  4. Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, còn được gọi là Hưng Đạo Vương hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương, là một trong những nhà quân sư kiệt xuất nhất lịch sử. Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230 hay 1232.


    Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 9 năm 1300), thọ hơn 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông mang tên Đền Kiếp Bạc tại Chí Linh, Hải Dương. Ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông (1257 - 1288), công lao của Trần Hưng Đạo là vô cùng to lớn với nhà Trần. Đại Việt sử ký toàn thư viết rằng: “tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên”.


    Sử gia Nguyễn Huệ Chi viết rằng ông là “thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”. Ông luôn là người theo tư tưởng lấy sức dân làm nền tảng xây dựng sức mạnh của chế độ.

    Trần Hưng Đạo
    Trần Hưng Đạo
    Trần Hưng Đạo
    Trần Hưng Đạo
  5. Quang Trung tên thật là Nguyễn Huệ, ông được biết đến với cái tên Quang Trung Hoàng Đế hay Bắc Bình Dương và là vị Hoàng Đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ông sinh năm 1753, mất năm 1792, sau Trần Hưng Đạo 525 năm.


    Từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, Nguyễn Huệ trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào nông dân thế kỷ XVIII và cũng trở thành người anh hùng dân tộc vĩ đại. Ở Ngọc Hồi, ở Đống Đa, quân Tây Sơn giành thắng lợi lớn, thây giặc Thanh chất cao như núi. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử kéo theo nhiều bộ hạ thân tín tự sát theo.


    Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn Sau 20 năm liên tục chinh chiến và 3 năm trị nước, khi tình hình đất nước bắt đầu có chuyển biến tốt thì Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi 39.


    Theo Việt Nam sử lược, Nguyễn Huệ đang ấp ủ đòi lại vùng đất đã mất vào tay phương Bắc từ thời trước, nhưng chưa kịp thực hiện hoài bão thì bị bệnh mất. Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng sự nghiệp của Nguyễn Huệ thực sự chói lọi với những chiến công hiển hách và khí thế thần tốc, đẩy lùi những đại quân xâm lược.

    Quang Trung
    Quang Trung
    Quang Trung
    Quang Trung
  6. Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/08/1911, mất 4 tháng 10 năm 2013, (sau vua Quang Trung - Nguyễn Huệ 158 năm). Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân) - một nhà nho đức độ và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình không chỉ bằng một vài trận đánh, chiến dịch mà là cả hai cuộc kháng chiến chống 2 siêu cường sừng sỏ bậc nhất của thời đại là Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.


    Lịch sử đã chứng minh tài cầm quân, thao lược của vị Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp mà điển hình là Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (năm 1954) và Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (năm 1975).


    Sử sách thế giới đã đánh giá tên tuổi và sự nghiệp của vị Tổng thư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những vị tướng lừng danh nhất của lịch sử nhân loại. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, kết hợp giữa chiến tranh du kích và chính quy đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát triển thành đỉnh cao của nhân loại, được xem là kiểu mẫu của nhiều cuộc chiến tranh hiện đại khác.

    Võ Nguyên Giáp
    Võ Nguyên Giáp
    Võ Nguyên Giáp
    Võ Nguyên Giáp
  7. Lê Trọng Tấn tên thật là Lê Trọng Tố, người làng Nghĩa Lộ, thôn An Định (cũ), xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), là một Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là một trong những vị tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Chỉ huy quân đánh phía Nam vào Mường Thanh, bắt sống tướng De Castries trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1975. Ngoài ra, Tư lệnh trưởng Lê Trọng Tấn còn chỉ huy các binh đoàn đánh phía Nam vào Dinh độc lập, bắt sống tướng Dương Văn Minh.


    Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Lê Trọng Tấn gắn liền với những chiến công và các bước trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhiều trận đánh, chiến dịch mang tầm chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược như: biên giới (1950), Hòa Bình (1951), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954), Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị Thiên (1972), Đà Nẵng (1975), Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975... đều in đậm dấu ấn của tướng Lê Trọng Tấn. Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét: “Tướng Lê Trọng Tấn là một trong những tư lệnh chiến dịch, chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng giỏi nhất của Quân đội ta".

    Lê Trọng Tấn
    Lê Trọng Tấn
    Lê Trọng Tấn
    Lê Trọng Tấn
  8. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên khai sinh là Nguyễn Vịnh, sinh ra trong một gia đình bần nông tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với lòng yêu nước, không chấp nhận sự bất công, từ thời tuổi trẻ, Nguyễn Vịnh đã cùng thanh niên trong làng đấu tranh chống bọn cường hào và tham gia phong trào bình dân. Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương lúc 23 tuổi, sau đó được cử làm Bí thư chi bộ ở địa phương.

    Trải qua nhiều nhà lao của thực dân Pháp ở Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột và vượt ngục thành công, từ cao trào “Kháng Nhật cứu nước” cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí hoạt động ở miền Nam Trung Bộ, được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giữ chức Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.Sau ngày toàn quốc kháng chiến, đồng chí được giữ nhiều cương vị quan trọng của Đảng và Nhà nước: Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên, Bí thư Phân khu ủy Bình-Trị - Thiên; Bí thư Liên khu ủy Liên khu 4, Phó Bí thư Tổng Chính ủy; Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Bộ Tổng Tư lệnh.


    Tại Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951), đồng chí được Trung ương cử vào Bộ Chính trị. Từ đầu năm 1961, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được giao nhiệm vụ Trưởng Ban Công tác Nông thôn Trung ương. Từ tháng 10/1964 đến trước khi qua đời, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh giữ cương vị Bí thư Trung ương Cục miền Nam kiêm Chính ủy các lực lượng vũ trang Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.Trên bất kỳ cương vị nào, ở những mặt trận khó khăn nhất, trong những thời điểm nóng bỏng nhất, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở hai miền đang ở giai đoạn quyết liệt, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đột ngột từ trần sau một cơn đau tim nặng. Đồng chí đã tạ thế hồi 9 giờ sáng 6/7/1967.

    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
  9. Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917-2002), nguyên: Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, là một vị tướng tài ba, mưu lược, nhà quân sự xuất sắc của dân tộc Việt Nam.


    Những năm 1951-1953, dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Đại đoàn Văn Tiến Dũng, Đại đoàn 320 (một trong những đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam) đã cùng bộ đội, dân quân du kích các địa phương đánh hàng trăm trận lớn nhỏ, tiêu diệt, giam chân một lực lượng lớn quân cơ động của địch, góp phần làm đảo lộn thế chiến lược của thực dân Pháp trên chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, làm thất bại âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của địch.

    Tháng 11-1953, Bộ Chính trị quyết định điều động đồng chí Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320 về làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong những ngày diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, theo sự phân công của Bộ Tổng Tư lệnh, đồng chí Văn Tiến Dũng đã cùng đồng chí Nguyễn Chí Thanh tham mưu, giúp Bộ Chính trị và Trung ương Đảng chỉ đạo chiến trường đồng bằng, đồng thời tổ chức huy động sức người, sức của chi viện cho Mặt trận Điện Biên Phủ.

    Nếu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tài thao lược của đồng chí Văn Tiến Dũng thể hiện ở tài cầm quân xông pha nơi trận mạc trong lòng địch hậu, thì trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tên tuổi của đồng chí lại gắn với những chiến dịch lớn mang tính chiến lược. Tiêu biểu như Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (4-1975), với vai trò là Tư lệnh, đồng chí đã cùng Bộ Tư lệnh chiến dịch quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”; đánh chiếm Sài Gòn nhanh gọn nhưng phải đảm bảo cho thành phố ít bị tàn phá, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của.

    Với công lao và thành tích hoạt động cách mạng, Đại tướng Văn Tiến Dũng được Đảng, Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý khác.

    Ngày 17-3-2002, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã ra đi ở tuổi 85, để lại niềm tiếc thương sâu sắc trong lòng đồng chí, đồng đội, đồng bào và chiến sỹ cả nước. Cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông là một trong hai vị Đại tướng chiến lược của cách mạng Việt Nam được cả thế giới biết đến

    Đại tướng Văn Tiến Dũng
    Đại tướng Văn Tiến Dũng
    Đại tướng Văn Tiến Dũng
    Đại tướng Văn Tiến Dũng
  10. Đồng chí Lê Đức Anh sinh ngày 1/2/1920 tại Phú Lộc - Thừa Thiên Huế. Theo cuốn hồi ký của Nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng lê Đức Anh mang tên "Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng", ông sinh ra trong một gia đình thuần nông.


    Năm 1937 ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng và sau đó từ năm 1945, đồng chí Lê Đức Anh tham gia Việt Nam Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này), giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến Chính trị viên các cấp Tiểu đoàn, Trung đoàn. Tháng 2/1964, trước sự diễn biến phức tạp của chiến trường miền Nam, phía ta nhận định địch sẽ đổ quân và tiến hành đánh lấn, đánh lớn trong thời gian sắp tới nên điều đồng chí Lê Đức Anh quay ngược vào Nam, tăng cường cho lực lượng tại chỗ. Năm 1969, ông được điều về làm Tư lệnh Quân khu 9. Cuối năm 1974, đồng chí Lê Đức Anh được điều trở lại chức Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam và được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng.


    Năm 1980, đồng chí Lê Đức Anh được phong hàm Thượng tướng. Năm 1984, ông được thụ phong quân hàm Đại tướng. Tháng 12/1986, Đồng chí Lê Đức Anh được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ tháng 2/1987 tới tháng 8/1991, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư thứ nhất Đảng uỷ Quân sự Trung ương.

    Năm 1991, ông được bầu vào Thường trực Bộ chính trị, năm 1992 được Quốc hội phê chuẩn bầu vào vị trí Chủ tịch nước. Ông giữ cương vị này tới năm 1997 sau đó chuyển sang trở thành Cố vấn Trung ương Đảng và từ tháng 4/2001, ông chính thức nghỉ hưu.


    Đại tướng Lê Đức Anh được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất,...

    Đại tướng Lê Đức Anh
    Đại tướng Lê Đức Anh
    Đồng chí Lê Đức Anh
    Đồng chí Lê Đức Anh



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy