Top 7 Kỉ lục độc nhất ngày Tết Việt Nam

Nguyen Viet Anh 265 0 Báo lỗi

Trong những dịp lễ, Tết cổ truyền cả người dân Việt Nam, chắc hẳn các bạn cũng không còn lạ gì với hình ảnh những cây hoa đào, hoa mai, những chiếc bánh chưng, ... xem thêm...

  1. "Tết Nguyên Đán của Việt Nam chỉ kéo dài trong 3 ngày, tuy nhiên, không khí tất bật chuẩn bị thì bắt đầu cả nửa tháng trước đó. Tết ở Việt Nam là dịp cho các thành viên của gia đình đoàn tụ, là những ngày mọi người quây quần bên mâm cơm ấm cúng để cùng cầu chúc một năm mới an lành, là vẻ mặt hớn hở của lũ trẻ khi được nhận phong bao lì xì...”. Nhiều du khách nước ngoài đã bày tỏ sự ấn tượng khi thưởng thức không khí đón năm mới âm lịch tại Việt Nam. Đường phố ngập tràn hoa, đèn lồng và ánh sáng lung linh. Mọi người đều nở nụ cười rạng rỡ khi gặp nhau và chúc nhau những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.


    Nhiều khách nước ngoài rất thích được đi tới các vùng quê của Việt Nam để hòa cùng không khí gia đình của người dân địa phương đón Tết. Có khách Tây thì thích đi dạo quanh phố phường Hà Nội ngắm hoa, có người thì đi chùa như người Hà Nội, có người thích xin chữ của các ông đồ vào dịp năm mới... Họ hòa mình vào nét văn hóa truyền thống của người Việt. Có người thì nói rằng điều họ ấn tượng nhất về Tết ở Việt Nam là mọi người đều hướng về gia đình. Dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều, người ta đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong những ngày Tết. Tết của người Việt là những ngày của lạc quan và hy vọng.

    Phong tục mừng tuổi ngày đầu năm
    Phong tục mừng tuổi ngày đầu năm
    Bữa cơm ngày Tết
    Bữa cơm ngày Tết

  2. Bánh chưng, bánh giày là hai món không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt. Loại bánh này chứa đựng ý nghĩa to lớn mà ít người biết đến vào dịp Tết. Mỗi khi Tết đến xuân về, người Việt dù có đi đâu cũng không bao giờ thiếu bánh chưng, bánh giày trong mâm cỗ Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên. Có thể nói, bánh chưng bánh giầy trong tâm thức người Việt là truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Đây là hai món ăn đặc trưng của dân tộc trong những ngày đầu năm mới. Năm 2008, nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương, vượt qua chặng đường dài 2000km, người dân thành phố Hồ Chí Minh đã mang đến Lễ hội Đền Hùng một cặp bánh chưng, bánh giày khổng lồ.


    Với chiếc bánh chưng, trọng lượng của nó lên đến 2 tấn, kích thước là: 1,8mx1,8mx0,7m, được làm nên từ 900kg gạo nếp, 200kg đậu xanh và 100kg thịt. Còn chiếc bánh giày nhẹ hơn, nặng khoảng 1 tấn với đường kính là 1,8m. Hình ảnh để làm nên chiếc bánh chưng này chắc chắn sẽ làm bạn hốt hoảng.

    Chiếc bánh chưng, trọng lượng của nó lên đến 2 tấn
    Chiếc bánh chưng, trọng lượng của nó lên đến 2 tấn
    Cặp bánh chưng, bánh giày với kích thước khổng lồ
    Cặp bánh chưng, bánh giày với kích thước khổng lồ
  3. Ông Phàm Xuân Thông, chủ nhân của vườn mai Minh Thùy được biết đến như một đại gia khi sở hữu cho mình một vườn cây hoa mai có diện tích gần 4000m2 trị giá cả bạc tỉ. Cây mai này có tên là "Thanh Long Nhất Trụ" có dáng trực (Thân cây thẳng, mọc thẳng đứng, mang tính chất không thay đổi, thon dần từ gốc đến ngọn), cao 2,5 m, đường kính 24 cm, xuất xứ từ huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long. Cây có tuổi đời 50 năm và đã từng đạt huy chương bạc Hội Hoa Xuân năm 2004.


    "Thanh Long Nhất Trụ" được mang ra bán đấu giá vào năm 2008, có rất nhiều doanh nhân sẵn sàng trả giá cao cho cây mai có dáng "quân tử" tượng trưng cho tài lộc và sự nghiệp tăng tiến này. Và người dành chiến thắng là 1 nữ doanh nhân, chủ của 1 công ty chuyên về bất động sản. Sau một hồi trả giá căng thẳng, cây mai quý này được định giá 2,5 tỷ đồng để sở hữu cây mai này nhưng ông Thông vẫn không bán, ông chia sẻ rằng, chỉ khi gặp được người thật sự yêu thích và có khả năng chăm sóc cho cây mai này thì ông mới bán.

    Cây mai có tên
    Cây mai có tên "Thanh Long Nhất Trụ"
    Cây mai cổ thụ trị giá 2,5 tỉ VNĐ
    Cây mai cổ thụ trị giá 2,5 tỉ VNĐ
  4. Cây đào là một thứ không thể thiếu được trong ngày Tết của miền Bắc. Giá cả của hoa đào cũng rất đa dạng, từ những cành đào có giá vài chục nghìn tới những cây đào vài trăm, vài triệu và có cả những cây đào "vô giá" chỉ có thể cho thuê. Cây đào đắt giá nhất Việt Nam hiện nay có thể nói đến cây đào cổ hơn 80 tuổi ở Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội.


    Cây đào cổ này cao gần 2m, được đặt trong 1 chiếc chậu đá có đường kính 1,2m được đúc theo hình bầu dục, có bệ đỡ là 2 chiếc ghế đá rất trang trọng và uy nghi. Chủ của cây đào đắt giá này nói rằng không bao giờ dám bán nó, mà chỉ để cho thuê. Chi phí để thuê được gốc đào quý này trong dịp Tết lên tới hơn 10.000 đô la Mỹ (khoảng 200 triệu đồng). Đây là giống cây đào Thất Thốn, có tuổi thọ cao, dáng đứng thuộc dạng quý hiếm, đồng thời, giá bán của một cây đào này bình thường cũng từ khoảng 5 đến 16 triệu cây đắt trung bình cũng rơi vào khoảng 50 triệu.

    Cây đào là một thứ không thể thiếu được trong ngày Tết của miền Bắc
    Cây đào là một thứ không thể thiếu được trong ngày Tết của miền Bắc
    Cây hoa đào đắt nhất chỉ để cho thuê
    Cây hoa đào đắt nhất chỉ để cho thuê
  5. Năm 2013, để chào đón Xuân Quý Tỵ, một khách sạn tại Nha Trang, Khánh Hòa là Yasaka Saigon Nhatrang đã nấu chiếc bánh tét kỉ lục này, với cân nặng 832kg và dài 38m. Bánh tét có đường kính 0,2 m, dài 38 m, gồm các đoạn: 7 m nếp trắng nhân chuối, 7 m nếp trắng nhân đậu xanh thịt, 6 m gấc đậu phụng nhân đậu xanh thịt, 8 m đậu đỏ nhân đậu xanh thịt và 10 m lá cẩm nhân đậu xanh thịt.


    Để làm được chiếc bánh này thì đã có sự liên kết của 20 nhân viên gói bánh, khoảng 100 nhân viên để rước bánh và đặt bánh vào trong nồi. Toàn bộ số tiền lấy được từ việc bán bánh sẽ dùng để gây quỹ từ thiện. Cho đến nay, vào mỗi năm khách sạn này đều tổ chức làm bánh tét, và mỗi năm, chiều dài của bánh sẽ tăng thêm 1m.

    Chiếc bánh tét kỉ lục có cân nặng 832kg và dài 38m.
    Chiếc bánh tét kỉ lục có cân nặng 832kg và dài 38m.
    Bánh tét
    Bánh tét
  6. Trong dịp Tết vào năm 2010, mâm ngũ quả kỷ lục này được trưng bày ngay trước công viên Văn Miếu tại thành phố Cao Lãnh với chủ đề là: “Hà Nội - Ngàn năm Văn Hiến, Đồng Tháp - Trăm năm Sen vàng”. Tác phẩm được làm ra bởi nghệ nhân Trần Văn Làm và đã được ghi tên vào trong danh sách Guinness Việt Nam. Để làm ra mâm ngũ quả này, cần phải có 5 tấn trái cây tươi, sạch, với chiều rộng 14m, chiều cao 4m và giá trị có thể lên đến 120 triệu đồng.


    Xung quanh mâm là 2 con rồng có vảy làm bằng 5.000 quả cau, mình rồng là các loại trái cây đặc sản gồm: xoài cát Hòa Lộc (Cao Lãnh, Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), dừa xiêm (Bến Tre), quýt hồng (Lai Vung, Đồng Tháp), nhãn (Châu Thành, Đồng Tháp). Giữa mâm ngũ quả, bức phù điêu chùa Một Cột được khảm ngũ cốc rất độc đáo, kèm câu đối: "Hà Nội ngàn năm văn hiến, Cao Lãnh trăm năm sen hồng".

    Mâm ngũ quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày Tết
    Mâm ngũ quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày Tết
    Mâm ngũ quả lớn nhất tại Việt Nam
    Mâm ngũ quả lớn nhất tại Việt Nam
  7. Cặp đối gồm 2 câu, mỗi câu 50 chữ do 50 nhà thư pháp viết trên lụa vàng nghệ, hai đầu may lụa nâu, dài 54m, rộng 1,2m mỗi câu, trên dưới có trục gỗ tròn đường kính 7cm để treo, được thực hiện trong dịp Hội ngộ ông đồ Việt Nam lần thứ 1, diễn ra tại Khách sạn Hoa Lư (Ninh Bình) năm 2010. Cặp câu đối này phá kỷ lục của câu đối cũ dài 30m, rộng 2,4m do nghệ nhân Trần Quốc Ẩn thực hiện vào ngày 14/04/2005.


    Nội dung câu đối do đại đức Thích Chỉnh Tuệ Câu lạc bộ thư họa Giác Ngộ sáng tác:


    "Tràng An linh địa chốn sản sinh vua hiền, hào kiệt, phô hùng khí Lạc Hồng xưng Đinh Tiên Hoàng đế uy danh nước Đại Cồ Việt tạo dựng kinh thành Hoa Lư, chiêu tài thịnh trị tiếp nối Tiền Lê vương triều điểm hồng chương lịch sử hiển vinh”.


    “Bái Đính đỉnh thiêng nơi hưng trấn cao sĩ, hiền nhân, giúp thái bình nam hiệu hiền Thánh đức Minh Không quảng bác quốc sư triều Lý, mở rộng trung tâm Phật đạo tiếp tăng độ chúng sáng mãi ân lớn tông tổ vững chính giáo pháp tàng chiếu khắp".


    Đây cũng là câu đối được xem có nội dung dài nhất Việt Nam.


    Treo câu đối trong nhà dịp Tết là 1 nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam...
    Treo câu đối trong nhà dịp Tết là 1 nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam...
    Câu đối dài nhất Việt Nam
    Câu đối dài nhất Việt Nam



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy