Thủy đậu

Thủy đậu (còn được gọi là bệnh trái rạ) do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 14- 16 ngày (một số người có thể phát bệnh sớm hơn-khoảng 10 ngày, hoặc muộn hơn - khoảng trên 20 ngày). Bệnh thủy đậu lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp (nói chuyện, ho, hắt hơi…) khi tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như quần áo, khăn, ga trải giường… Thời gian đầu nhiễm bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt, đau đầu hay đau cơ, mệt mỏi hoặc chán ăn. Sau đó bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt tròn đỏ (nốt rạ) trong khoảng 12- 24 giờ. Những nốt rạ sẽ dần tiến triển thành các mụn nước có chứa dịch trong, có thể mọc toàn thân hoặc rải rác khắp cơ thể, trung bình từ 100- 500 nốt. Trong trường hợp bình thường, bệnh thủy đậu sẽ kéo dài từ 5- 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước thì có thể để lại sẹo.


Bệnh thủy đậu có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Cho đến nay, cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất vẫn là tiêm ngừa bằng vắc xin. Bệnh có thể lây lan rất nhanh và để lại những hậu quả và biến chứng nghiêm trọng cho bé. Do vậy bố mẹ cần tiêm phòng thủy đậu cho con. Mũi tiêm thứ nhất khi bé được 12- 15 tháng tuổi. Mũi thứ hai khi bé được 4- 6 tuổi nhé. Bố mẹ cần đưa con đi tiêm phòng đúng lịch trình và đầy đủ mũi tiêm để bảo vệ sức khỏe của con. Không tiêm phòng thủy đậu cho những trẻ dị ứng với vắc xin hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin, bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bất thường về máu, ung thư, nhiễm HIV, đang hoá trị liệu, bệnh lao… Vì thế, khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin thủy đậu, phụ huynh nên nói rõ cho cán bộ tiêm chủng về tiền sử dị ứng cũng như bệnh của con mình. Nên hoãn tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ nếu trẻ đang trong tình trạng sốt cao, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bị viêm da có mủ, mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển (như lao phổi, viêm thận…) hoặc trẻ mới khỏi bệnh nặng, đang trong thời kỳ hồi sức.

Tiêm phòng thủy đậu cho trẻ.
Tiêm phòng thủy đậu cho trẻ.
Thủy đậu
Thủy đậu

Top 10 Mũi tiêm quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe cho con bạn

  1. top 1 Viêm gan B
  2. top 2 Uốn ván, bạch hầu, ho gà
  3. top 3 Thủy đậu
  4. top 4 Vacxin Haemophilus cúm B (Hib)
  5. top 5 Phế cầu liên hợp
  6. top 6 Viêm gan A
  7. top 7 Bại liệt
  8. top 8 Rota tiêu chảy
  9. top 9 Sởi, quai bị
  10. top 10 Human papillomavirus (HPV)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy