Thuyết minh về Đền Mẫu Thủy Linh Từ - Hà Nội
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Hai tiếng “Việt Nam” chất chứa hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước để hình thành nên bốn ngàn năm văn hóa, văn hiến của dân tộc. Trong kho tàng văn hóa ấy, một nét đẹp tín ngưỡng tâm linh đã ăn sâu bám rễ trong tâm thức của người Việt đó là tục thờ Mẫu – một loại hình tín ngưỡng thờ Tam Tứ phủ, phản ánh tư duy nông nghiệp lúa nước và hướng tới truyền thống đạo lí tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” đối với các vị anh hùng có công bảo vệ biên cương bờ cõi nước Việt. Và một trong các trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu là ngôi đền linh thiêng cổ kính mang tên “Đền Mẫu Thủy Linh Từ”.
Ngôi đền Mẫu Thủy Linh Từ nằm ở phía Nam Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, tọa lạc tại một cánh đồng chiêm trũng Trôi Ao Sen thuộc phủ Hoài Đức xưa, nay là địa phận thuộc thôn Nội – Đức Thượng – Hoài Đức – Hà Nội. Đây là một ngôi đền cổ được bao bọc xung quanh là đầm phá ao sen rộng lớn của hệ thống ven sông Hồng. Qua thời gian năm tháng, được sự bồi tụ của sông mà dần dần hình thành nên đồng bằng ngày nay.
Đền gắn liền với sự tích Mẫu Thủy đền Giẻ Trôi Ao Sen mang đậm màu sắc huyền thoại gắn liền với sự sùng bái tự nhiên ( Mẹ trời, mẹ đất, mẹ nước…) của cư dân nông nghiệp thời thượng cổ. Kiến trúc của ngôi đền hiện giờ được xây dựng theo hình chữ “Đinh”. Từ cổng Tam quan đi vào 50m, bên tay trái là Đảo Phật Bà với bức tượng Đức Mẹ Quan Âm Đại Sĩ hiền từ, một tay bấm khuyết cầm cành liễu, một tay cầm bình cam lộ trang nghiêm, thanh tịnh. Vòng qua đảo đi sâu vào trong khoảng 100 bước là tới chính cung, hai bên tả - hữu là gian nhà thờ Thần thổ địa, thần cai quản bản đền. Bên trong nội cung chính là gian thờ Mẫu Thủy (âm đọc chệch là Mẫu Thoải) với đôi câu đối cổ ca ngợi đức hạnh của ngài:
“Quốc sắc khuynh thành thiên hạ hữu
Nữ trung chính trực thế gian vô”
Dịch:
“Người đẹp nghiêng nước, nghiêng thành thì có thừa
Người phụ nữ trung trinh, tiết hạnh thì khó thấy”
Phía bên trái của gian thờ Mẫu là gian thờ Chúa bà sơn trang, cai quản mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể với bức đại tự có đề “U hiển sơn lâm” (Rừng núi linh thiêng bí ẩn); bên trái là ban thờ Trần Triều tức Đức vua cha Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn – một vị đại tướng lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược với hào khí Sát Thát, Đông A uy dũng bốn phương. Bên trên cửa võng có bức đại tự “Trần Triều hiển thánh”, bên dưới có đôi câu đối:
“Đức đại an dân thiên cổ thịnh
Công cao hiển thánh vạn niên trường”.
Tạm dịch:
“Đức lớn an dân nghìn năm còn mãi
Công cao hiển thánh mãi mãi muôn đời”
Ở giữa ban thờ công đồng Đình thần Tam Tứ phủ là cây hương đá cổ cùng bốn trụ đá được phát lộ năm 1998, có niên đại cách chúng ta ngày nay trên dưới 1000 năm lịch sử. Lễ hội hằng năm của Đền được tổ chức vào ngày 21 tháng 2 âm lịch, tương truyền là ngày Mẫu được trả về trần gian và ngày 22 tháng 8 âm lịch tương truyền là ngày Vua cha Bát Hải Động Đình (tức là vua Thủy Tề) đón Mẫu về làm vợ. Lễ hội được tổ chức trọng thể thu hút hàng trăm, hàng nghìn khách thập phương tứ xứ mọi nơi về lễ bái, hầu đồng lấy lộc cầu may. Các trò chơi dân gian trong lễ hội cũng được diễn ra hết sức sôi động như: kéo co, đi cầu khỉ, bịt mắt đập niêu…và đặc biệt là cuộc chơi thi thooirr cơm và hát quan họ trên thuyền rồng. Bởi tương truyền rằng, khi Mẫu được trả về trần gian, vua Thủy Tề đã cho Ngư Long làm hiển hoa thành thuyền rồng, cùng các nàng tiên cá hóa phép làm người cưỡi rồng theo hầu cơm nước và hát tiễn Mẫu lên trần.
Đền Mẫu Thủy Linh Từ là một trong các ngôi đền cổ kính, linh thiếng thờ Mẫu Thoải – một vị Mẫu trong hàng tứ phủ có nhiệm vụ coi sóc, trị thủy miền sông nước. Đây là ngôi đền duy nhất trong các ngôi đền trên cả nước có Lăng mộ Mẫu Thoải và hiện vẫn còn rất nhiều các dấu tích gắn liền với truyền thuyết của Mẫu Thủy vùng Trôi Ao Sen như: Đền thờ, Cống Lửi ( nơi Mẫu bị vua Thủy Tề bắt đi), Gò Dương Vó ( dấu tích của gót ngựa Thánh Gióng đi qua)… Với tất cả những yếu tố trên Đền xứng đáng với danh hiệu “Đệ Tam Quốc Mẫu Linh Từ”, là một trong các trung tâm tâm linh linh thiêng nhất cả nước, chung đúc khí thiêng của ngàn năm văn hóa dân tộc Việt Nam!.
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Hai tiếng “Việt Nam” chất chứa hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước để hình thành nên bốn ngàn năm văn hóa, văn hiến của dân tộc. Trong kho tàng văn hóa ấy, một nét đẹp tín ngưỡng tâm linh đã ăn sâu bám rễ trong tâm thức của người Việt đó là tục thờ Mẫu – một loại hình tín ngưỡng thờ Tam Tứ phủ, phản ánh tư duy nông nghiệp lúa nước và hướng tới truyền thống đạo lí tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” đối với các vị anh hùng có công bảo vệ biên cương bờ cõi nước Việt. Và một trong các trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu là ngôi đền linh thiêng cổ kính mang tên “Đền Mẫu Thủy Linh Từ”.
Ngôi đền Mẫu Thủy Linh Từ nằm ở phía Nam Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, tọa lạc tại một cánh đồng chiêm trũng Trôi Ao Sen thuộc phủ Hoài Đức xưa, nay là địa phận thuộc thôn Nội – Đức Thượng – Hoài Đức – Hà Nội. Đây là một ngôi đền cổ được bao bọc xung quanh là đầm phá ao sen rộng lớn của hệ thống ven sông Hồng. Qua thời gian năm tháng, được sự bồi tụ của sông mà dần dần hình thành nên đồng bằng ngày nay.
Đền gắn liền với sự tích Mẫu Thủy đền Giẻ Trôi Ao Sen mang đậm màu sắc huyền thoại gắn liền với sự sùng bái tự nhiên ( Mẹ trời, mẹ đất, mẹ nước…) của cư dân nông nghiệp thời thượng cổ. Kiến trúc của ngôi đền hiện giờ được xây dựng theo hình chữ “Đinh”. Từ cổng Tam quan đi vào 50m, bên tay trái là Đảo Phật Bà với bức tượng Đức Mẹ Quan Âm Đại Sĩ hiền từ, một tay bấm khuyết cầm cành liễu, một tay cầm bình cam lộ trang nghiêm, thanh tịnh. Vòng qua đảo đi sâu vào trong khoảng 100 bước là tới chính cung, hai bên tả - hữu là gian nhà thờ Thần thổ địa, thần cai quản bản đền. Bên trong nội cung chính là gian thờ Mẫu Thủy (âm đọc chệch là Mẫu Thoải) với đôi câu đối cổ ca ngợi đức hạnh của ngài:
“Quốc sắc khuynh thành thiên hạ hữu
Nữ trung chính trực thế gian vô”
Dịch:
“Người đẹp nghiêng nước, nghiêng thành thì có thừa
Người phụ nữ trung trinh, tiết hạnh thì khó thấy”
Phía bên trái của gian thờ Mẫu là gian thờ Chúa bà sơn trang, cai quản mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể với bức đại tự có đề “U hiển sơn lâm” (Rừng núi linh thiêng bí ẩn); bên trái là ban thờ Trần Triều tức Đức vua cha Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn – một vị đại tướng lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược với hào khí Sát Thát, Đông A uy dũng bốn phương. Bên trên cửa võng có bức đại tự “Trần Triều hiển thánh”, bên dưới có đôi câu đối:
“Đức đại an dân thiên cổ thịnh
Công cao hiển thánh vạn niên trường”.
Tạm dịch:
“Đức lớn an dân nghìn năm còn mãi
Công cao hiển thánh mãi mãi muôn đời”
Ở giữa ban thờ công đồng Đình thần Tam Tứ phủ là cây hương đá cổ cùng bốn trụ đá được phát lộ năm 1998, có niên đại cách chúng ta ngày nay trên dưới 1000 năm lịch sử. Lễ hội hằng năm của Đền được tổ chức vào ngày 21 tháng 2 âm lịch, tương truyền là ngày Mẫu được trả về trần gian và ngày 22 tháng 8 âm lịch tương truyền là ngày Vua cha Bát Hải Động Đình (tức là vua Thủy Tề) đón Mẫu về làm vợ. Lễ hội được tổ chức trọng thể thu hút hàng trăm, hàng nghìn khách thập phương tứ xứ mọi nơi về lễ bái, hầu đồng lấy lộc cầu may. Các trò chơi dân gian trong lễ hội cũng được diễn ra hết sức sôi động như: kéo co, đi cầu khỉ, bịt mắt đập niêu…và đặc biệt là cuộc chơi thi thooirr cơm và hát quan họ trên thuyền rồng. Bởi tương truyền rằng, khi Mẫu được trả về trần gian, vua Thủy Tề đã cho Ngư Long làm hiển hoa thành thuyền rồng, cùng các nàng tiên cá hóa phép làm người cưỡi rồng theo hầu cơm nước và hát tiễn Mẫu lên trần.
Đền Mẫu Thủy Linh Từ là một trong các ngôi đền cổ kính, linh thiếng thờ Mẫu Thoải – một vị Mẫu trong hàng tứ phủ có nhiệm vụ coi sóc, trị thủy miền sông nước. Đây là ngôi đền duy nhất trong các ngôi đền trên cả nước có Lăng mộ Mẫu Thoải và hiện vẫn còn rất nhiều các dấu tích gắn liền với truyền thuyết của Mẫu Thủy vùng Trôi Ao Sen như: Đền thờ, Cống Lửi ( nơi Mẫu bị vua Thủy Tề bắt đi), Gò Dương Vó ( dấu tích của gót ngựa Thánh Gióng đi qua)… Với tất cả những yếu tố trên Đền xứng đáng với danh hiệu “Đệ Tam Quốc Mẫu Linh Từ”, là một trong các trung tâm tâm linh linh thiêng nhất cả nước, chung đúc khí thiêng của ngàn năm văn hóa dân tộc Việt Nam!.