Thuyết minh về di tích lịch sử Đền Hùng - Phú Thọ
Đền Hùng là một quần thể kiến trúc có giá trị văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng vô cùng quan trọng của người Việt, thể hiện đạo lý truyền thống "uống nước nhớ nguồn" đối với vua Hùng, những người có công dựng nước và giữ nước từ thuở sơ khai của dân tộc.
Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phúc cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.
Du khách đi đến đền Hùng, từ Hà Nội qua Cổ Loa, Đông Anh, khu công nghiệp Việt Trì, khu mộ cổ Làng Cả, cầu Bạch Hạc là nhìn thấy núi Hùng, núi Trọc, núi Văn in hình trên nền trời. Sau đó, tới Ngã Ba Đền Hùng, du khách rời đường lớn, rẽ vào con đường đất đỏ như xẻ qua đồi, dưới rừng cây tỏa rợp bóng mát. Cổng đền Hùng hiện ra ở chân núi phía Tây, bên những gốc thông đại thụ cao vút.
Phong cảnh nơi đây mới hùng vĩ làm sao! Ở đó núi non trùng điệp, rừng cây bạt ngàn xanh tốt. Vào những ngày đẹp trời, ta có thể nhìn thấy dòng sông Lô hiền hòa, trong vắt, những xóm làng ẩn hiện trong vườn cây trái như một bức tranh đầy màu sắc. Từ núi Nghĩa Lĩnh có thể’ quan sát được cả một vùng rất rộng của trung tâm Bắc Bộ với ngã ba Hạ, nơi sông Lô đổ nước vào sông Hồng, với các dãy núi Tam Đảo, Ba Vì và các dãy đồi lượn sóng xen kẽ giữa những cánh đồng tốt tươi, những vùng quê trù phú của vùng trung du.
Toàn bộ khu di tích gồm 4 đền, 1 chùa và một lăng hài hòa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất đẹp mắt. Cao nhất là Đền Thượng, thấp nhất là Đền Giếng. Các Đền được xây dựng theo một kiến trúc cổ kính. Sau khi qua cổng chính của khu di tích, qua 225 bậc đá, là lên đến đền Hạ. Ở khu vực Đền Hạ có chùa Thiên Quang và cây Thiên Tuế 700 tuổi; gần đó có đền Ngọc và giếng Ngọc. Từ Đền Hạ theo 168 bậc đá nữa là Đền Trung và lên tiếp 102 bận nữa thì lên Đền Thượng và có lăng vua Hùng, tượng trưng cho mộ Tổ.Cổng đền được xây theo kiểu vòm cuốn. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ; giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh-hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.
Nằm kề bên đền Hạ là Chùa Thiên Quang, được xây vào thời Trần. Phía trước chùa có cây vạn tuế gần tám trăm năm tuổi, xung quanh chùa có hành lang bao bọc, mái lợp ngói mũi, đầu đao cong, bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt. Trước sân chùa là hai tháp sư hình trụ 4 tầng và một gác chuông có tuổi đời vài trăm năm. Trong chùa có trên 30 pho tượng: Tam Thế, A Di Đà, Quan âm Nam Hải, Quan âm Tống Từ, Đức Thánh Hiền, Hộ Pháp,... được bài trí trang nghiêm. Kiến trúc hiện nay của chùa theo kiểu chữ Công, gồm Tiền đường 5 gian, Tam bảo 3 gian, và Thượng điện 3 gian.Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc nữa là có thể đến đền Trung, đây là nơi vua quan ngự bàn việc dân việc nước và thưởng thức vẻ đẹp đất trời.
Đền Hạ có tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, đây là ngôi đền cổ tồn tại từ thời Lý - Trần với cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết và không phụ với ý trời, công sức của chàng đã được đền đáp bằng việc truyền ngôi của vua cha.
Sau một hành trình gian nan cuối cùng du khách cũng đặt chân lên đỉnh Nghĩa Lĩnh, và tại đây có đền Thượng với tên gọi là "Kính Thiên lĩnh điện". Đây là nơi thờ Thánh Gióng và vua Hùng. Đền Thượng tọa lạc ở trung tâm trời đất và cũng là trung tâm của khu di tích đền Hùng. Ngôi đền có sân rộng và được tôn tạo lại với kiến trúc cổ để du khách tìm về hành lễ nhưng không được đặt chân vào bên trong các gian thờ. Người ta vẫn thường truyền nhau rằng ngôi đền được xây dựng sau khi Thánh Gióng lập nên đại công, đánh đuổi giặc n khỏi quê cha đất tổ. Và sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc, rồi bay lên trời thì vua Hùng đã đem ngài hóa ở ngôi đền bên cạnh, đó chính là Lăng vua Hùng.
gười hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bừng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.
Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phúc cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.
Du khách đi đến đền Hùng, từ Hà Nội qua Cổ Loa, Đông Anh, khu công nghiệp Việt Trì, khu mộ cổ Làng Cả, cầu Bạch Hạc là nhìn thấy núi Hùng, núi Trọc, núi Văn in hình trên nền trời. Sau đó, tới Ngã Ba Đền Hùng, du khách rời đường lớn, rẽ vào con đường đất đỏ như xẻ qua đồi, dưới rừng cây tỏa rợp bóng mát. Cổng đền Hùng hiện ra ở chân núi phía Tây, bên những gốc thông đại thụ cao vút.
Phong cảnh nơi đây mới hùng vĩ làm sao! Ở đó núi non trùng điệp, rừng cây bạt ngàn xanh tốt. Vào những ngày đẹp trời, ta có thể nhìn thấy dòng sông Lô hiền hòa, trong vắt, những xóm làng ẩn hiện trong vườn cây trái như một bức tranh đầy màu sắc. Từ núi Nghĩa Lĩnh có thể’ quan sát được cả một vùng rất rộng của trung tâm Bắc Bộ với ngã ba Hạ, nơi sông Lô đổ nước vào sông Hồng, với các dãy núi Tam Đảo, Ba Vì và các dãy đồi lượn sóng xen kẽ giữa những cánh đồng tốt tươi, những vùng quê trù phú của vùng trung du.
Toàn bộ khu di tích gồm 4 đền, 1 chùa và một lăng hài hòa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất đẹp mắt. Cao nhất là Đền Thượng, thấp nhất là Đền Giếng. Các Đền được xây dựng theo một kiến trúc cổ kính. Sau khi qua cổng chính của khu di tích, qua 225 bậc đá, là lên đến đền Hạ. Ở khu vực Đền Hạ có chùa Thiên Quang và cây Thiên Tuế 700 tuổi; gần đó có đền Ngọc và giếng Ngọc. Từ Đền Hạ theo 168 bậc đá nữa là Đền Trung và lên tiếp 102 bận nữa thì lên Đền Thượng và có lăng vua Hùng, tượng trưng cho mộ Tổ.Cổng đền được xây theo kiểu vòm cuốn. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ; giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh-hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.
Nằm kề bên đền Hạ là Chùa Thiên Quang, được xây vào thời Trần. Phía trước chùa có cây vạn tuế gần tám trăm năm tuổi, xung quanh chùa có hành lang bao bọc, mái lợp ngói mũi, đầu đao cong, bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt. Trước sân chùa là hai tháp sư hình trụ 4 tầng và một gác chuông có tuổi đời vài trăm năm. Trong chùa có trên 30 pho tượng: Tam Thế, A Di Đà, Quan âm Nam Hải, Quan âm Tống Từ, Đức Thánh Hiền, Hộ Pháp,... được bài trí trang nghiêm. Kiến trúc hiện nay của chùa theo kiểu chữ Công, gồm Tiền đường 5 gian, Tam bảo 3 gian, và Thượng điện 3 gian.Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc nữa là có thể đến đền Trung, đây là nơi vua quan ngự bàn việc dân việc nước và thưởng thức vẻ đẹp đất trời.
Đền Hạ có tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, đây là ngôi đền cổ tồn tại từ thời Lý - Trần với cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết và không phụ với ý trời, công sức của chàng đã được đền đáp bằng việc truyền ngôi của vua cha.
Sau một hành trình gian nan cuối cùng du khách cũng đặt chân lên đỉnh Nghĩa Lĩnh, và tại đây có đền Thượng với tên gọi là "Kính Thiên lĩnh điện". Đây là nơi thờ Thánh Gióng và vua Hùng. Đền Thượng tọa lạc ở trung tâm trời đất và cũng là trung tâm của khu di tích đền Hùng. Ngôi đền có sân rộng và được tôn tạo lại với kiến trúc cổ để du khách tìm về hành lễ nhưng không được đặt chân vào bên trong các gian thờ. Người ta vẫn thường truyền nhau rằng ngôi đền được xây dựng sau khi Thánh Gióng lập nên đại công, đánh đuổi giặc n khỏi quê cha đất tổ. Và sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc, rồi bay lên trời thì vua Hùng đã đem ngài hóa ở ngôi đền bên cạnh, đó chính là Lăng vua Hùng.
gười hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bừng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.