Tiểu ra sỏi, tiểu buốt, tiểu rắt
Với những trường hợp có sỏi kích thước nhỏ, nó có thể tự bài tiết ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu mà không có triệu chứng gì. Nhưng khi kích thước sỏi lớn, việc di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài sẽ khó khăn, gây đau đớn, tiểu buốt và bị mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây nên tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt.
Thông thường khi sỏi rơi xuống niệu quản hoặc từ bàng quang ra niệu đạo sẽ gây tắc đường dẫn tiểu dẫn đến tiểu khó, buốt. Ngoài ra, viên sỏi cọ vào niêm mạc niệu quản và niệu đạo, gây đau và nóng rát khi đi tiểu. Những bất thường trong việc tiểu tiện có thể cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó. Mỗi triệu chứng lại có nguyên nhân khác nhau, vì thế bạn cần xác định xem tình trạng mình đang gặp phải là gì: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu hay ra mủ...
Dựa vào các biểu hiện cụ thể, chúng ta mới đưa ra những chuẩn đoán chính xác về bệnh lý mà mình đang gặp phải. Ngoài ra, một số trường hợp có thể kèm theo các biểu hiện như: buồn tiểu liên tục, bí tiểu, tiểu đau, khó tiểu... Qua đó người bệnh có thể phân loại như sau. Tiểu buốt, tiểu rắt là hiện tượng khá phổ biến ở cả nam và nữ. Đa phần người bệnh thường chủ quan không khám chữa dẫn tới khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng, rất khó điều trị.
Tiểu buốt, tiểu rát, tiểu nhiều và các triệu chứng khác có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, có thể gây mất ngủ, chán nản. Tiểu buốt do các bệnh đường tiết niệu có thể tác động đến chức năng bàng quang, thận, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng do suy thận.