Top 10 Dấu hiệu bệnh sỏi thận bạn nên biết

Thừa Thiên 1516 0 Báo lỗi

Sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đa số là ở người trưởng thành. Đa số các bệnh nhân sỏi thận đi khám khi bệnh đã ... xem thêm...

  1. Top 1

    Đau

    Sỏi thận là căn bệnh có diễn biến âm thầm và chỉ bộc phát các dấu hiệu khi có sỏi trong thận. Lúc này, các tinh thể sỏi lắng đọng trong cơ thể gây khó khăn cho việc đào thải nước tiểu, hệ tiết niệu gặp áp lực do sỏi trong thận chèn ép, gây tức tiểu, tạo các cơn đau gò âm ỉ hay dữ dội tùy theo kích thước sỏi trong thận. Tình trạng đau sẽ cảm nhận rõ hơn khi cơ thể hoạt động hay vận động mạnh.


    Đau dữ dội, đau quặn thận. Đau sỏi thận thường đau khởi phát từ thắt lưng, ở một bên hoặc cả 2 bên vùng hạ sườn. Sau đó lan dần từ vùng hố thắt lưng xuống phía dưới hay ra phía trước đến hố chậu, đùi, có thể lan sang cả phận sinh dục. Đau âm ỉ, nhẹ vùng thắt lưng, hông có thể bạn đã bị sỏi nhỏ hoặc vừa ở bể thận, sỏi nhỏ ở niệu quản. Đau kèm theo bí đái, có thể sỏi ở cổ bàng quang hoặc lọt ra niệu đạo.


    Đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế đột ngột có thể sỏi thận phát triển thành những viên sỏi to, áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến các vùng mô xung quanh thận cũng bị chèn ép và gây đau. Đau co thắt từ bên trong, nằm ở tư thế nào cũng bị đau. Cơn đau thường kéo dài từ 20 – 60 phút, thậm chí là trong vài giờ. Cơn đau thường kèm theo tiểu ra máu, sốt hay ớn lạnh.


    Thực tế, khi sỏi thận xuất hiện trong thận, đường tiết niệu sẽ bị kích thích dẫn đến tình trạng co thắt, bóp chặt, làm tắc đường tiết niệu. Đường dẫn nước tiểu bị tắc, nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài, từ đó làm tăng áp lực lên vùng bể thận, dẫn đến những cơn đau sỏi thận.

    Đau
    Đau
    Đau
    Đau

  2. Top 2

    Sốt

    Khi cơ thể sốt cao 38 - 39 độ C kèm theo các cơn đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi thận. Lúc này, cơ thể cảm thấy lạnh, thận sưng. Tuy nhiên, tình trạng sốt cũng có khi chỉ là dấu hiệu của bệnh lí thông thường khác. Do đó, cần tiến hành đi kiểm tra xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác để có kết luận chính xác về việc có hay không tinh thể sỏi lắng đọng trong vùng thận.


    Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản... thành những tinh thể rắn. Đây là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người lớn tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Sỏi thận nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm: giãn thận, ứ nước, viêm thận, viêm đường tiết niệu, suy thận, teo thận.


    Sốt và ớn lạnh là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng ở thận hoặc một phần khác của đường tiết niệu, là một biến chứng nghiêm trọng do sỏi thận gây ra, sốt kèm theo ớn lạnh, run rẩy. Sỏi thận dễ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, điều này khiến họ sốt và ớn lạnh.


    Sốt và ớn lạnh là một biến chứng nghiêm trọng do sỏi thận gây ra, sốt kèm theo run rẩy. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sỏi thận có thể sưng thận. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng.

    Sốt
    Sốt
    Sốt
    Sốt
  3. Top 3

    Tiểu ra sỏi, tiểu buốt, tiểu rắt

    Với những trường hợp có sỏi kích thước nhỏ, nó có thể tự bài tiết ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu mà không có triệu chứng gì. Nhưng khi kích thước sỏi lớn, việc di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài sẽ khó khăn, gây đau đớn, tiểu buốt và bị mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây nên tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt.


    Thông thường khi sỏi rơi xuống niệu quản hoặc từ bàng quang ra niệu đạo sẽ gây tắc đường dẫn tiểu dẫn đến tiểu khó, buốt. Ngoài ra, viên sỏi cọ vào niêm mạc niệu quản và niệu đạo, gây đau và nóng rát khi đi tiểu. Những bất thường trong việc tiểu tiện có thể cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó. Mỗi triệu chứng lại có nguyên nhân khác nhau, vì thế bạn cần xác định xem tình trạng mình đang gặp phải là gì: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu hay ra mủ...

    Dựa vào các biểu hiện cụ thể, chúng ta mới đưa ra những chuẩn đoán chính xác về bệnh lý mà mình đang gặp phải. Ngoài ra, một số trường hợp có thể kèm theo các biểu hiện như: buồn tiểu liên tục, bí tiểu, tiểu đau, khó tiểu... Qua đó người bệnh có thể phân loại như sau. Tiểu buốt, tiểu rắt là hiện tượng khá phổ biến ở cả nam và nữ. Đa phần người bệnh thường chủ quan không khám chữa dẫn tới khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng, rất khó điều trị.


    Tiểu buốt, tiểu rát, tiểu nhiều và các triệu chứng khác có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, có thể gây mất ngủ, chán nản. Tiểu buốt do các bệnh đường tiết niệu có thể tác động đến chức năng bàng quang, thận, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng do suy thận.

    Tiểu ra sỏi, tiểu buốt, tiểu rắt
    Tiểu ra sỏi, tiểu buốt, tiểu rắt
    Tiểu ra sỏi, tiểu buốt, tiểu rắt
    Tiểu ra sỏi, tiểu buốt, tiểu rắt
  4. Top 4

    Tiểu ra máu, tiểu mủ

    Với bề mặt xù xì, sắc nhọn, lởm chởm, những tinh thể sỏi thận lắng đọng lâu ngày sẽ có kích thước lớn dần trong bể thận, di chuyển và cọ xát vào niệu quản, gây đau đớn cho người bệnh và dẫn tới hiện tượng tiểu ra máu hay tiểu mủ. Lúc này, đường tiết niệu đã bị tổn thương và nhiễm khuẩn do bài tiết kém. Càng vận động mạnh, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau càng gò rõ rệt và sẽ đỡ khi nghỉ ngơi nhẹ nhàng.


    Nước tiểu là một chất lỏng do thận tiết ra, thải ra ngoài cơ thể qua đường niệu đạo. Tùy vào chế độ ăn uống của mỗi người mà màu sắc và liều lượng nước tiểu tiết ra sẽ có sự khác biệt. Sự thay đổi màu sắc của nước tiểu còn phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể (thể hiện mức độ khỏe mạnh của con người). Đái máu là tình trạng người bệnh đi tiểu ra máu đồng nghĩa với việc trong nước tiểu có một lượng hồng cầu bất thường nhất định.


    Sỏi gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu sẽ gây chảy máu, khi đi tiểu ra máu bạn có thể thấy nước tiểu có màu hồng hoặc nâu. Là chứng bệnh hay gặp và dễ gây tiểu máu nhất. Người bệnh thường sẽ có cơn đau sỏi thận trong tiền sử. Nếu chụp thận UIV hay siêu âm cho thấy sỏi chứng tỏ bạn đã mắc sỏi thận.


    Ung thư thận: tiểu ra máu xuất hiện trong 70% trường hợp ung thư thận. Triệu chứng thường thấy là mức độ tiểu ra máu nặng, nhiều, không gây đau, khi sờ hố chậu phải thấy có u. Kết quả chụp UIV cho thấy khuyết thiếu một hay nhiều đài thận hoặc biến dạng đài - bể thận.

    Tiểu ra máu, tiểu mủ
    Tiểu ra máu, tiểu mủ
    Tiểu ra máu, tiểu mủ
    Tiểu ra máu, tiểu mủ
  5. Top 5

    Tắc tiểu, giảm lượng nước tiểu

    Người bị sỏi thận có thể tắc tiểu hoặc tiểu hoàn toàn. Lúc này, sỏi sẽ lớn dần về kích thước và nút lại tại đường tiết niệu như nút chai gây bí tiểu, tắc tiểu. Do vị trí sỏi có thể di chuyển, đôi khi nước tiểu sẽ rỉ ra hoặc tiểu són với lượng ít hơn bình thường.


    Bình thường cơ thể con người có thể đi tiểu một cách tự chủ, có sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động co bóp của bàng quang và giãn nở của cổ bàng quang. Bí tiểu là tình trạng bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc đi tiểu nhưng bàng quang không rỗng hoàn toàn và người bệnh thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu. Bí tiểu chủ yếu gặp ở người lớn, bao gồm cả nam và nữ, trong đó tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn gấp 10 lần so với phụ nữ, nhất là nam giới trong độ tuổi từ 40 - 80 tuổi.


    Các triệu chứng của bí tiểu khiến người bệnh đứng ngồi không yên hàng giờ, thậm chí là hàng ngày, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, cuộc sống và công việc của người bệnh, nhất là ban đêm gây mất ngủ kéo dài, người mệt mỏi, stress. Nếu không được thông tiểu kịp thời hoặc bí tiểu tái đi tái lại nhiều lần gây ứ đọng nước tiểu có thể dẫn đến viêm nhiễm bàng quang. Nước tiểu viêm nhiễm ngược dòng có thể gây viêm thận, suy thận.

    Tắc tiểu, giảm lượng nước tiểu
    Tắc tiểu, giảm lượng nước tiểu
    Tắc tiểu, giảm lượng nước tiểu
    Tắc tiểu, giảm lượng nước tiểu
  6. Top 6

    Đau lưng

    Khi bạn cảm thấy đau vùng thắt lưng kèm đau bụng, tiểu khó là dấu hiệu cho thấy trong thận đã có sỏi. Nếu sỏi thận hai bên thì sẽ có cảm giác đau toàn bộ vùng thắt lưng và đau xuyên ra hông. Một số trường hợp thì hiện tượng đau thắt lưng dồn thành từng cơn, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng rồi lan ra bụng và lan xuống bụng dưới rồi xuống đùi.


    Sỏi là bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản... thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể calci. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm. Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.


    Cơn đau quặn thận, thường đau khởi phát từ thắt lưng, hông sau đó lan rộng xuống bụng và háng. Dấu hiệu này thường là sỏi đài bể thận đang di chuyển xuống niệu quản, gây tăng áp lực trong lòng niệu quản, co thắt dẫn đến đau quặn theo từng cơn. Sỏi thận là những tinh thể nhỏ bé lắng đọng lâu ngày trong các ống thận, bể thận, bàng quang hay niệu quản,… Nó lớn dần theo thời gian và gây chèn ép, cọ xát hoặc làm tắc đường tiết niệu dẫn đến cảm giác đau buốt cho bệnh nhân.

    Do vị trí của thận nằm sát với lưng, nên các cơn đau khi xuất hiện ở thận sẽ lan tỏa ra vùng thắt lưng. Vì thế, người bệnh chỉ có thể nhận thấy cơn đau ở khu vực này mà không có cảm giác đau tại thận. Do đó, đau lưng dưới do sỏi thận rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh khác.

    Đau lưng
    Đau lưng
    Đau lưng
    Đau lưng
  7. Top 7

    Mệt mỏi, khó thở, mất ngủ

    Chức năng gan và thận suy yếu sẽ khiến cho hệ bài tiết làm việc kém hiệu quả. Người bị sỏi thận sẽ cảm giác mệt mỏi kéo dài. Khi nằm, do sỏi chèn gây bí tiểu nên rất trướng bụng, cảm giác khó thở, giấc ngủ sẽ bị gián đoạn bởi hiện tượng tiểu rắt, thần sắc kém tươi tỉnh. Khi bạn đang có sỏi, viên sỏi gây ra các cảm giác đau mỏi khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy đứng ngồi không yên và liên tục phải tìm một tư thế thoải mái hơn. Các triệu chứng này ảnh hưởng đến công việc, giấc ngủ của bạn.


    Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, chất độc tích tụ trong người, gây rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp,… thậm chí đe dọa đến tính mạng người mắc. Khó thở là một trong những triệu chứng suy thận phổ biến, tuy nhiên, sinh lý bệnh của nó chưa được hiểu rõ. Trong khi chạy thận nhân tạo có thể giải quyết tình trạng quá tải chất lỏng, nhưng nó thường không cải thiện đáng kể triệu chứng khó thở. Điều này cho thấy, vẫn còn nhiều vấn đề khác nhau còn tồn tại.


    Tình trạng khó thở, hụt hơi có thể liên quan đến thận theo 2 cách. Đầu tiên là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ ở phổi. Và thứ hai, thiếu máu khiến cơ thể bị thiếu oxy, gây khó thở. Người bị suy thận đôi lúc cảm thấy khó thở, đôi khi lại xuất hiện cảm giác “thở nông” - nghĩa là bị hụt hơi cực kỳ khổ sở và khó chịu.


    Ở một số người, tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm. Một số người bị suy thận miêu tả rằng, cảm giác này giống như bị “ngộp nước, chết chìm” vô cùng sợ hãi. Do đó, cần hết sức lưu ý trước triệu chứng này nhằm có biện pháp chữa trị thích hợp.

    Mệt mỏi, khó thở, mất ngủ
    Mệt mỏi, khó thở, mất ngủ
    Mệt mỏi, khó thở, mất ngủ
    Mệt mỏi, khó thở, mất ngủ
  8. Top 8

    Bọng nước dưới mắt

    Theo đông y, nhìn vào thần thái bên ngoài biểu hiện trên khuôn mặt có thể đoán được phần nào thể trạng con người. Phần mắt và xung quanh mắt, bao gồm vùng bọng mắt phía dưới, vùng giữa hai mắt nếu xuất hiện bọng mắt, quầng tím và mụn là do thận kém, có thể có sỏi. Tuy nhiên, cũng có thể do thói quen thức khuya hay stress ảnh hưởng. Nhưng dù vậy, bạn vẫn nên theo dõi kiểm tra và giữ cho mình một thói quen sinh hoạt điều độ, chừng mực để đảm bảo sức khỏe tốt.


    Việc ngồi một chỗ kéo dài làm chậm sự lưu thông máu trong cơ thể, dẫn đến tình trạng trì trệ của bạch huyết. Nếu toàn bộ quá trình xảy ra vào ban đêm, người dùng máy tính chỉ ngủ một vài giờ, thì vào buổi sáng hầu như đảm bảo sẽ bị "bọng" ở mắt.


    Để dậy vào buổi sáng với một khuôn mặt tươi tắn, điều quan trọng nữa là bạn ngủ trên bề mặt nào. Giường với đệm mềm kích thích tạo ra bọng dưới mắt. Nên ngủ trên một bề mặt cứng vừa phải. Tuy nhiên, nếu bọng không biến mất cả sau khi bạn chọn đúng bề mặt để ngủ và ngủ đủ 8 giờ/ngày - bạn sẽ phải tìm nguồn gốc của vấn đề ở chỗ khác.


    Bọng quanh mắt có thể là do thận đã làm rò rỉ một lượng lớn protein vào nước tiểu, thay vì giữ nó trong cơ thể. Protein trong nước tiểu là dấu hiệu ban đầu cho thấy bộ lọc của thận đã bị tổn thương. Bọng dưới mắt có thể là triệu chứng sớm của suy thận mãn tính, viêm cầu thận cấp và trào ngược từ bàng quang về thận, do đó, điều đầu tiên cần làm là đến khám ở bác sĩ tiết niệu.

    Bọng nước dưới mắt
    Bọng nước dưới mắt
    Bọng nước dưới mắt
    Bọng nước dưới mắt
  9. Top 9

    Ngứa không rõ nguyên nhân

    Chức năng của thận tham gia vào quá trình bài tiết, đào thải giải phóng chất độc ra cơ thể qua đường tiết niệu. Khi bị sỏi thận, quá trình này bị gián đoạn và lượng chất cần đào thải vẫn tồn dư trong cơ thể gây nên hiện tượng mất cân bằng và giảm khả năng chống lại các tác động ngoài môi trường qua bề mặt da. Cùng với đó, da trở nên ngứa không rõ nguyên nhân, khô và ít nhạy cảm.


    Nổi mẩn ngứa khắp người là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay và nó có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng ngứa ngáy và các triệu chứng lâm sàng đi kèm thì đây có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu bạn bị mắc các bệnh liên quan đến gan và thận như suy giảm chức năng gan, suy gan, suy thận,… cũng dẫn đến tình trạng bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân. Chúng nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân, ngứa dữ dội ở lòng bàn tay. Tình trạng này nếu kéo dài bạn nên đến các cơ sở y tế để chữa trị dứt điểm tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.


    Mắc các bệnh lý về gan thận như suy gan, xơ gan, suy thận,… khiến chức năng của hai cơ quan này bị suy giảm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người không rõ nguyên do. Lúc này, độc tố bên trong cơ thể không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ bên dưới da và hình thành nên các mẩn đỏ gây ngứa ngáy.


    Ở trường hợp này người bệnh nên đến gặp bác sĩ tiến hành kiểm tra để được phác đồ điều trị phù hợp. Tránh để lâu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến tình trạng bệnh thêm nặng.

    Ngứa không rõ nguyên nhân
    Ngứa không rõ nguyên nhân
    Ngứa không rõ nguyên nhân
    Ngứa không rõ nguyên nhân
  10. Top 10

    Trướng bụng, buồn nôn, chán ăn

    Đa số người bị sỏi thận đều có cảm giác trướng bụng, buồn nôn và chán ăn. Nguyên nhân là do các viên sỏi ngày một lớn dần, chèn và gây khó tiểu. Hiện tượng giữ nước trong cơ thể và bàng quang làm cảm giác trướng bụng rõ rệt. Cơ thể lúc này không muốn dung nạp thức ăn và dễ buồn nôn hơn bình thường. Do vậy, nếu uống ít nước mà cảm giác trướng bụng xuất hiện nhiều, hãy đi kiểm tra chức năng thận của bạn có hoạt động bình thường hay không.


    Đầy hơi chướng bụng là tình trạng bụng bạn bị đầy và căng lên do khí tích tụ trong dạ dày và ruột. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác căng chướng bụng, óc ách, đôi khi là đau thắt khó chịu. Triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột, trong một thời gian ngắn rồi tự hết, nhưng cũng có thể kéo dài, gây cho người bệnh nhiều phiền toái và khó chịu.


    Khi bị bệnh sẽ kéo theo chứng ure huyết khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi và giảm cân. Bên cạnh đó, các cơn buồn nôn và nôn nhiều sẽ liên tục xuất hiện mỗi khi ăn xong. Thậm chí, một số người còn cảm thấy trong miệng có vị kim loại và mùi amoniac mỗi khi thở ra.


    Tuyến thượng thận là cơ quan có kích thước nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Cơ quan này đảm nhiệm chức năng sản sinh hormone cortisone và catechamin nhằm duy trì nhịp tim, huyết áp và điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến thượng thận suy giảm chức năng, cơ quan này sẽ tiết ra hormone cortisone ít hơn bình thường và làm phát sinh các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, huyết áp thấp, vã mồ hôi, chán ăn, mệt mỏi,… Các vấn đề ở tuyến thượng thận thường khởi phát do nhiễm trùng hoặc sử dụng thuốc corticosteroid trong điều trị dài hạn.

    Trướng bụng, buồn nôn, chán ăn
    Trướng bụng, buồn nôn, chán ăn
    Trướng bụng, buồn nôn, chán ăn
    Trướng bụng, buồn nôn, chán ăn



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy