Trăng xanh
Trăng xanh là khái niệm của phương tây dùng để chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp một tháng dương lịch. Cụ thể là trong một năm 365 ngày chúng ta sẽ có 12 lần trăng tròn, tương ứng với việc mỗi tháng ta sẽ có một lần trăng tròn. Nhưng do mỗi năm, năm dương lịch thường dài hơn năm âm lịch 11 ngày nên những ngày này dần dần dồn lại, để rồi sau khoảng thời gian 2 đến 3 năm (chính xác là chu kì 2,7154 năm) thì lại có thêm một lần trăng tròn lần thứ 13 trong năm. Nghĩa đen sát nhất của từ trăng xanh là khi Mặt Trăng (không nhất thiết phải là trăng tròn) xuất hiện với một màu xanh nhạt bất thường và đó là một sự kiện hiếm gặp. Có thể là do khói hoặc các hạt bụi trong khí quyển như đã xảy ra sau sự kiện cháy rừng ở Thuỵ Điển và Canada vào năm 1950, đáng chú ý nhất là sau khi vụ phun trào núi lửa Krakatoa vào năm 1883 đã gây ra Mặt Trăng xuất hiện một màu xanh đến gần hai năm.
Các hạt khí quyển có đường kính khoảng một micrômét thì trường hợp này ánh sáng bước sóng dài xuất hiện màu đỏ khi quan sát dưới mặt đất còn ánh sáng bước sóng ngắn xuất hiện màu xanh được chọn lọc truyền vào mắt người. Người ta thường lan truyền "lời nguyền trăng xanh tháng bảy" gây ra thảm cảnh hoặc những điều kì quái ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của con người. Ý nghĩa lịch học cho khái niệm Trăng Xanh bắt nguồn từ cuốn niên giám của Nông dân ở Maine hiện nay không còn tồn tại như giữa những năm 1800. Trên trang báo vào tháng 8 năm 1937, cuốn niên giám giải thích rằng Mặt Trăng “thường xuất hiện tròn đầy đủ 12 lần trong một năm, ba lần trong một mùa. Tuy nhiên, thỉnh thoảng sẽ có một năm với 13 lần trăng tròn trong một năm, không phải là 12 như bình thường. Và lần trăng tròn thêm đó cũng có nghĩa là một trong bốn mùa sẽ có bốn lần trăng tròn thay vì ba như thông thường”.